Đau Thần Kinh Tọa Ở Người Trẻ
Đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi không phổ biến, tuy nhiên có thể xảy ra khi bị căng cơ, tổn thương cột sống,, viêm đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị hợp lý để tránh các rủi ro không mong muốn.
Tổng quan về đau thần kinh tọa ở người trẻ
Đau thần kinh tọa phổ biến ở những người trong độ tuổi làm việc, khoảng 30 – 50 tuổi. Tuy nhiên những người trong độ tuổi từ 20 đến 30 cũng có thể bị đau thần kinh tọa liên quan đến tình trạng suy nhược cơ thể, chấn thương cơ hoặc các bệnh lý ở cột sống.
Ở người trẻ tuổi, tình trạng đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị chèn ép, kích thích hoặc tổn thương. Cơn đau thường xuất hiện ở thắt lưng sau đó lan đến hông, mông, mặt trước hoặc sau của đùi, đến bắp chân, bàn chân.
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thần kinh tọa ở người lớn là thiếu máu cục bộ. Tình trạng này được gây ra bởi một số bệnh lý gây chèn ép hoặc rối loạn chức năng của mô mạch máu. Tuy nhiên tình trạng thiếu máu cục bộ cũng có liên quan đến một số vấn đề cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm, đau khổ, sợ hãi, lo âu hoặc đau đớn.
Người trẻ tuổi và trẻ em cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực. Điều này khiến một số bác sĩ cho rằng, cảm xúc tiêu cực có thể gây đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi. Ngoài ra, một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, khối u, ung thư, cũng có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi.
Đau thần kinh tọa thường không nghiêm trọng và đáp ứng tốt các biện pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, người điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau thần kinh tọa mãn tính hoặc rối loạn chức năng chi dưới.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa ở người trẻ
Đau thần kinh tọa ở người trẻ có thể gây suy nhược cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này, người bệnh cần lưu ý để có kế hoạch điều trị phù hợp.
1. Căng cơ lưng
Căng cơ lưng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau thắt lưng và co thắt ở lưng ở người trẻ tuổi. Các nguyên nhân gây căng cơ thường bao gồm nâng vật nặng sai cách, tập thể dục quá sức, thay đổi chuyển động đột ngột hoặc xoay người ở những tư thế không phù hợp.
Căng cơ có thể gây tổn thương các dây chằng hoặc dây thần kinh ở lưng và khiến người bệnh bị đau đớn, bao gồm đau thần kinh tọa.
Các dấu hiệu căng cơ lưng ở người trẻ bao gồm:
- Khó khăn khi đi bộ hoặc đau đớn khi đứng thẳng người
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ và nhức nhối ở thắt lưng, đùi, bắp chân
- Cứng hoặc đau cục bộ khi chạm vào
- Cơn đau có thể lan tỏa xung quanh khu vực lưng dưới, bẹn, mông và chân
Tình trạng căng cơ thường có thể tự khỏi với các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá, chườm nóng, sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng.
2. Thoái hóa đĩa đệm
Bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng có thể ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi 20. Tình trạng này xảy ra khi các đĩa đệm giữa các đốt sống bắt đầu bị phá vỡ, gây viêm, đau và bất ổn nhẹ ở lưng dưới. Đôi khi tình trạng thoái hóa đũa đệm có thể dẫn đến co thắt cơ và đau thần kinh tọa ở người trẻ.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị thoái hóa đĩa đệm bao gồm:
- Đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu
- Đau thắt lưng liên tục ở mức độ nhẹ, kết hợp với các đợt đau đớn dữ dội, co thắt cơ kéo dài từ vài ngày đến vài tháng
- Đi bộ nhẹ nhàng có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau và thoải mái hơn khi đứng hoặc ngồi
- Thay đổi tư thế thường xuyên có thể giúp cải thiện cơn đau
Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng phổ biến và thường được điều trị thành công. Do đó, người bệnh nhận thấy các dấu hiệu như trên nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu hoặc khi nhân mềm đĩa đệm phồng lồi, chảy ra ngoài thông qua các vết rách, nứt ở vỏ bao xơ. Tình trạng này rất đau đớn và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa ở người trẻ.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Đau liên tục
- Đau dữ dội ở thắt lưng, chân và bàn chân
- Cơn đau thường xảy ra ở một bên mông hoặc chân
- Đau nghiêm trọng hơn khi ngồi trong một thời gian dài hoặc đứng yên và không di chuyển
- Có cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát
- Có thể kèm theo yếu, tê hoặc khó cử động chân hoặc bàn chân
4. Biến dạng hoặc sai lệch cột sống
Biến dạng cột sống hoặc dị tật có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi. Các tổn thương phổ biến biến bao gồm:
- Thoái hóa đốt sống: Thanh thiếu niên lười vận động có nguy cơ phát triển chứng thoái hóa đốt sống. Điều này khiến cột sống mất ổn định, làm tăng nguy cơ đau thắt lưng và các vấn đề về đĩa đệm. Các triệu chứng cơ bản khi bị thoái hóa đốt sống bao gồm đau thần kinh tọa, tê, ngứa hoặc yêu lan xuống một hoặc cả hai chân.
- Vẹo cột sống: Vẹo cột sống là một chấn thương phổ biến ở thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi có thói quen ngồi hoặc tư thế xấu. Vẹo cột sống có thể dẫn đến đau lưng, tổn thương đĩa đệm và tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.
5. Khối u cột sống và ung thư
Các khối u lành tính và ác tính có thể phát triển bên trong tủy sống, gây tổn thương các đĩa đệm và tăng nguy cơ đau thần kinh tọa. Các tế bào ung thư có thể di căn đến cột sống thắt lưng, điều này gây áp lực lên dây thần kinh tọa và dẫn đến đau thần kinh tọa ở người trẻ.
Các triệu chứng của khối u cột sống và ung thư ở người trẻ tuổi bao gồm:
- Đau lưng vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
- Ăn mất ngon dẫn đến giảm cân, nguy nhược cơ thể
Khối u và ung thư là tình trạng nghiêm trọng, cần được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
6. Viêm đĩa đệm
Viêm đĩa đệm là một loại nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống. Tình trạng này thường không ảnh hưởng đến trẻ em tuy nhiên có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, cần được đánh giá và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng viêm đĩa đệm thường bao gồm:
- Đau khi ngồi, đứng hoặc di chuyển
- Đau cơ lưng, bụng
- Buồn nôn và nôn
- Đau ở hông
- Sốt nhẹ
Viêm đĩa đệm có thể gây tổn thương các dây thần kinh xung quanh và dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi. Các triệu chứng viêm đĩa đệm có thể làm tăng nguy cơ viêm tủy sống, lao cột sống và áp xe ngoài màng cứng. Do đó, người bệnh nhận thấy các triệu chứng này nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.
7. Yếu tố tâm lý xã hội
Các yếu tố tâm lý xã hội, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, các vấn đề hành vi và nhận thức về cơn đau có thể dẫn đến các cơn đau lưng mãn tính, đau hông, đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi. Ngoài ra, những yếu tố này cũng có thể dẫn đến đau đớn tại nhiều vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như đau vai gáy và đau cổ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các đau đớn về mặt thể chất và các yếu tố tâm lý xã hội có liên kết với nhau thông qua con đường thần kinh và hóa học trong cơ thể. Các hóa chất như serotonin và norepinephrine có truyền các xung thần kinh trong một chấn thương cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng. Khi có rối loạn điều hòa hoặc mất cân bằng giữa các hóa chất này, có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi, cũng như các cơn đau thể chất khác.
Theo nguyên tắc chung, đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi không phổ biến và thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng không được cải thiện với các biện pháp tự chăm sóc hoặc thay đổi lối sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Dấu hiệu đau thần kinh tọa ở người trẻ
Tương tự như đau thần kinh tọa ở người già, đau thần kinh tọa ở người trẻ cũng dẫn đến cảm giác đau đớn ở một bên cơ thể, bắt nguồn từ lưng dưới, lan xuống mông, hông, đùi và chân. Ngoại trừ đau đớn, người bệnh có thể gặp một số cảm giác như:
- Thay đổi cảm giác, cảm thấy tê, ngứa ran hoặc có cảm giác như kim châm ở phía sau chân.
- Cảm thấy yếu ở chân và bàn chân, cảm thấy chân nặng hoặc khó nhấc khỏi sàn nhà
- Thay đổi tư thế khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, các triệu chứng đau thần kinh tọa cũng khác nhau, tùy thuộc vào rễ thần kinh bị ảnh hưởng, chẳng hạn như:
- Rễ thần kinh L4 có thể gây đau hông, đùi và các khu vực bên trong hoặc ở giữa đầu gối, bắp chân. Người bệnh cũng có thể bị mất cảm giác ở đùi trong, yếu cơ đùi hoặc mất phản xạ ở gân đầu gối.
- Rễ thần kinh L5 có thể gây đau mông và phần bên ngoài của đùi, chần. Người bệnh cũng bị mất cảm giác ở vùng da giữa trên ngón chân cái và ngón chân thứ hai.
- Rễ thần kinh S1 có thể gây đau mông, sau bắp chân và một bên bàn chân. Người bệnh cũng bị mất cảm giác ở mặt ngoài của chân, bao gồm các ngón chân thứ ba, thứ tư và thứ năm. Các dấu hiệu khác bao gồm khó khăn khi nâng gót chân lên khỏi mặt đất, đi kiễng chân, yếu cơ mông và cơ bàn chân.
Đau thần kinh tọa người trẻ chủ yếu xảy ra khi các rễ thần kinh bị kích thích do viêm nhiễm, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc co thắt cơ vùng chậu. Nếu dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể bị yếu chân, mất chức năng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ đau thần kinh tọa, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đau thần kinh tọa ở người trẻ có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa không nguy hiểm và không gây dẫn đến các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên các cơn đau nghiêm trọng, dữ dội, kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và nhiều thói quen khác. Đôi khi đau thần kinh tọa ở người trẻ có thể gây rối loạn cảm giác, rối loạn cương dương và nhiều rủi ro khác.
Ngoài ra, nếu không được điều trị phù hợp, đau thần kinh tọa ở người trẻ có thể làm tăng nguy cơ:
- Teo cơ
- Liệt chi
- Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang
- Rối loạn cảm giác chi dưới
- Bại liệt
Đau thần kinh tọa thường đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn và hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn mà không cần phẫu thuật. Điều quan trọng là đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Điều trị đau thần kinh tọa ở người trẻ như thế nào?
Đau thần kinh tọa ở người trẻ thường không nghiêm trọng và đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Khoảng 60% các triệu chứng sẽ được cải thiện trong vòng 6 tuần với các biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật điều trị.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như sau:
1. Điều trị không phẫu thuật
Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa ở người trẻ đáp ứng các phương pháp điều trị không phẫu thuật, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc điều trị đau thần kinh tọa bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen và NSAID. Thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn để cải thiện cơn đau thần kinh tọa.
- Vật lý trị liệu: Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể đề nghị người bệnh xây dựng thói quen tập thể dục và kéo giãn cơ thể. Điều này giúp giảm áp lực lên các đĩa đệm và dây thần kinh tọa, từ đó cải thiện cơn đau.
- Tập thể dục: Đau thần kinh tọa có thể gây khó khăn cho các hoạt động thể chất, tuy nhiên người bệnh nên đi bộ ngắn hoặc kéo giãn cơ thể để đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu, từ đó giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.
- Nghỉ ngơi: Nếu cơn đau thần kinh tọa nghiêm trọng, người bệnh có thể nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày để cải thiện các triệu chứng. Sau đó, người bệnh nên quay lại các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
- Chườm nóng và chườm lạnh: Chườm nóng hoặc chườm lạnh trong 10 – 15 phút mỗi lần có thể giúp cải thiện cơn đau thần kinh tọa.
2. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Thông thường chỉ khoảng 5% – 10% người bệnh đau thần kinh tọa cần điều trị phẫu thuật.
Bác sĩ có thể cần nhắc đề nghị phẫu thuật nếu tình trạng đau thần kinh tọa dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa khiến người bệnh mất kiểm soát bàng quang và ruột. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được đề nghị nếu các triệu chứng đau thần kinh tọa kéo dài hơn ba tháng và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật mổ truyền thống: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ bất cứ thứ gì gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, nhằm giải phóng áp lực và cải thiện cơn đau.
- Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ tiến hành giải phóng sự chèn ép dây thần kinh tọa thông qua thủ thuật nội soi. Phẫu thuật có thể kéo dài trong 2 giờ và người bệnh có thể ra về ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau.
Đau thần kinh tọa ở người trẻ thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện với các biện pháp chăm sóc không phẫu thuật. Tuy nhiên, điều quan trọng là đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và điều trị phù hợp. Nếu có các chấn thương hoặc bệnh lý liên quan, người bệnh cần tiến hành điều trị các bệnh lý nguyên nhân để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.
Tham khảo thêm: