Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đạp Xe
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và có kế hoạch vận động hiệu quả nhất.
Lợi ích của bài tập đạp xe
Đạp xe là một hình thức tập thể dục phổ biến và đơn giản dành cho người bị đau thắt lưng. Một số lợi ích của môn thể thao này bao gồm:
- Ít gây tác động đến cột sống hơn so với các phương pháp tập thể dục khác, chẳng hạn như chạy bộ. Đạp xe, đặc biệt là đi xe đạp tại chỗ, đặc biệt nhẹ nhàng đối với cột sống, hỗ trợ đưa các đĩa đệm về vị trí bình thường và phòng ngừa đau thần kinh tọa.
- Đạp xe góp phần cải thiện một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, chẳng hạn như hẹp ống sống thắt lưng. Tư thế ngồi nghiêng về phía trước và ngả người về phía ghi-đông, có thể giúp mở rộng ống sống và cải thiện tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh.
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?
Đau thần kinh tọa là một tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Dây thần kinh này bắt đầu ở tủy sống lưng dưới, đi qua hông, mông, đùi, đầu gối và các chi dưới. Khi dây thần kinh tọa bị kích thích, có thể dẫn đến ngứa ran ở lưng dưới, mông, một hoặc hai chân.
Đạp xe là một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, phổ biến và có thể kéo giãn cột sống một cách hiệu quả. Tuy nhiên việc đi xe đạp mỗi ngày hoặc quá thường xuyên không được khuyến cáo cho người bị đau lưng dưới. Bởi vì khi đạp xe, người bệnh sẽ ngồi lâu trên một chiếc ghế không thoải mái. Tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên dây thần kinh tọa, gây đau đớn và nhiều biến chứng liên quan khác.
Ngoài ra, hầu hết người bị đau thần kinh tọa đều có bất thường ở nhóm cơ hông, xương chậu, chẳng hạn như cơ hình lê. Khi ngồi và đi xe đạp, dây thần kinh sẽ bị chèn ép, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên thực tế khi đạp xe, người bệnh sẽ sử dụng toàn bộ lực ở chân và lưng dưới để quay bàn đạp, điều này khiến việc đạp xe tăng áp lực lên thắt lưng và dây thần kinh tọa. Nói chung, đi xe đạp là hoạt động không được khuyến khích ở người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng.
Đạp xe là một bài tập phù hợp hơn đối với những người muốn phòng ngừa đau thần kinh tọa. Hoạt động này có thể tăng cường gân kheo và cơ tứ đầu, giúp các cơ này chuyển động linh hoạt hơn. Ngoài ra, đạp xe cũng cần ít nỗ lực và ít gây căng thẳng hơn khi so với chạy bộ và các bài tập aerobic khác.
Việc đau thần kinh tọa có nên đạp xe không và đạp xe như thế nào phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được hướng dẫn và có kế hoạch tập luyện, phục hồi tốt nhất.
Đạp xe gây đau lưng như thế nào?
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và chỉ định của bác sĩ. Đôi khi đạp xe có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, tuy nhiên đạp xe cũng giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sức mạnh cơ bắp và phòng ngừa đau thần kinh tọa. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất.
Đạp xe có thể gây đau lưng, đau cổ và đau vai gáy. Cơn đau thường xuất hiện khi:
- Tư thế đạp xe gây tác động đến cột sống và cơ lưng
- Tư ưỡn khi đạp xe có thể gây căng lưng dưới, khiến cột sống bị gập hoặc kéo lên
- Tư thế đạp xe với cổ cong về phía sau có thể gây căng cổ và lưng trên, dẫn đến đau cổ, đau vai gáy
- Địa hình đạp xe không phù hợp, gồ ghề, có nhiều khu vực xấu, trũng thấp, có thể gây chèn ép lên cột sống và gây đau lưng
Đạp xe là bài tập thể dục phù hợp cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên người bị đau lưng dưới hoặc đau thần kinh tọa nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Ngăn ngừa đau thần kinh tọa ở người đạp xe
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc đau thần kinh tọa có nên đạp xe không để được hướng dẫn phù hợp. Nếu được phép đạp xe, người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp đạp xe an toàn và phòng ngừa các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa chấn thương lưng hoặc chấn thương cổ khi đạp xe, chẳng hạn như:
- Chọn loại xe đạp tốt và phù hợp với mục đích sử dụng. Đối với những người đi xe đạp bình thường, người bệnh có thể chọn loại xe có tay cầm thẳng, cơ hơn để giúp giữ thẳng cột sống và lốp xe lớn hơn để hấp thụ sốc lớn hơn. Các kiểu xe đạp địa hình và xe đạp thành phố phù hợp hơn khi so với các loại xe đua.
- Điều chỉnh xe đạp thích hợp với cơ thể. Nếu cơ thể hãy trao đổi với chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm đi xe đạp để được hướng dẫn kích thích xe phù hợp nhất.
- Sử dụng hình thức thích hợp khi đi xe đạp. Phân phối trọng lượng cân bằng lên cánh tay, giữ cho ngực nâng lên và thay đổi vị trí định kỳ để tránh các tổn thương không mong muốn.
- Nâng và hạ đầu theo chu kỳ nhất định để thả lỏng cổ và tránh gây mỏi cổ.
- Trao đổi với người có chuyên môn về kỹ thuật đạp xe để đạt được hiệu quả tốt nhất khi đạp xe.
- Sử dụng các phụ kiện xe đạp hấp thụ sốc, chẳng hạn như ghế và bọc yên xe, bao tay lái, giảm xóc ở phuộc trước và sau để được hỗ trợ tốt nhất.
Trong hầu hết các trường hợp, người bị đau thần kinh tọa không được khuyến khích khi đạp xe. Loại hoạt động thể chất này có thể khiến cơn đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ hình thành các biến chứng. Tốt nhất, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc đau thần kinh tọa có nên đạp xe để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: