Gai Xương Khớp Gối
Gai xương khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở đối tượng trung niên. Khớp gối là loại khớp xương tập trung nhiều các hoạt động nhất, đóng vai trò nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Chính vì thế, bệnh gai khớp gối sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Đâu là nguyên nhân gây bệnh, những phương pháp điều trị nào mang tính tối ưu và hiệu quả cao nhất, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Gai xương khớp gối là gì?
Một cách tổng quan, gai xương khớp gối là tình trạng xuất hiện các gai xương tại phần xương dưới sụn của khớp gối với nguyên nhân chính là do sự tổn thương của sụn khớp gối gây ra. Khi xương khớp gối bị lão hóa và chịu tổn thương sẽ dẫn đến việc hình thành một vùng xương dày và rỗng. Cơ chế hoạt động của cơ thể cho phép lấy canxi ở những bộ phận khác để lấp đầy chỗ trống đó và hình thành nên tình trạng gai khớp gối.
Các biểu hiện của bệnh gai xương khớp gối
Biểu hiện gai khớp gối khá rõ ràng, người bệnh có thể cảm thấy rõ ràng sự xuất hiện của bệnh ngay khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể:
- Thường bị cứng khớp mỗi buổi sáng thức dậy.
- Người bệnh nhận thấy xuất hiện những cơn đau mơ hồ, âm ỉ đến nhức nhối ở khớp gối.
- Các khớp gối bị sưng nhẹ, đỏ và ấm hơn mỗi khi có va chạm vật lý nhẹ.
- Khi vận động nhiều sẽ gây ra những cơn đau nhói lan ra xung quanh, từ nhẹ đến nặng.
- Khi di chuyển, đầu gối có thể phát ra những âm thanh lục cục, lạo xạo, cảm giác được sự vận động và ma sát không bình thường.
- Người bệnh gặp phải tình trạng mất thăng bằng khi di chuyển, khó đứng vững, đi lại tập tễnh.
- Ở dạng nặng hơn, đầu gối bị sưng to và đỏ ở xương bánh chè, có thể nhìn thấy rất rõ.
- Sốt cũng là một hiện tượng thường gặp phải.
Nguyên nhân của bệnh gai xương khớp gối
Dẫn đến hình thành bệnh gai xương đầu gối có thể từ nguyên nhân chủ quan cũng có thể từ khách quan. Theo thống kê thì những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh bao gồm:
- Vấn đề về tuổi tác: Đây là một trong số những nguyên nhân khó có thể tránh được. Sau tuổi 40, các vấn đề về xương khớp được biểu hiện một cách rõ nét nhất khi có dấu hiệu của sự suy giảm các chức năng xương, gây thoái hóa khớp, thái hóa sụn khớp. Quá trình này diễn ra từng ngày, từng giờ và âm thầm khiến chúng ta không để ý và chú trọng đúng mức, cũng như khó có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
- Yếu tố di truyền: Một số trường hợp, bệnh gai xương khớp gối được phát hiện ra do nguyên nhân di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau trong một gia đình.
- Phụ nữ mang thai, người bị bệnh béo phù, tiểu đường, dẫn đến suy giảm hormone, từ đó là tác nhân khiến cho quá trình thoái hóa nhanh hơn
- Do chấn thương, tai nạn
- Do các chấn thương, tai nạn: Đây là một nguyên nhân khó kiểm soát và khó nói trước được. Sau những biến cố, va đập và chấn thương trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động sẽ khiến cho đĩa đệm bị tổn thương và dẫn đến thoát vị đĩa đệm..
- Ngoài ra sự mất cân bằng trong quá trình tái tạo và thoái hóa sụn khớp dẫn đến sụn khớp bị tổn thương và hình thành nên các gai khớp gối.
Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Trước khi đi tìm phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần thực hiện chẩn đoán, thăm khám để xác định được mức độ của bệnh. Từ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng và phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Dùng thuốc Tây
Vào giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ hướng người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid… Những loại thuốc này có tác dụng rất nhanh chóng trong việc làm giảm đau, tiêu viêm. Tuy nhiên, hiệu quả này không có giá trị lâu dài, chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời. Người bệnh cần lưu ý sử dụng theo đúng liều lượng bác sĩ đã kê đơn để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh gai xương khớp gối hình thành và phát triển, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung dịch khớp làm chậm quá trình lão hóa giúp phục hồi tổn thương khớp
Phương pháp Đông y
Châm cứu bấm huyệt là một phương pháp an toàn và hiệu quả được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Phương pháp này có tác dụng kích thích khớp gối hoạt động trơn tru, linh hoạt, giảm đau nhức, đồng thời làm tinh thần trở nên sảng khoái và lấy lại năng lượng. Đây là một biện pháp rất khả quan nhưng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn và lâu dài.
Chữa bệnh bằng Đông y còn cần kết hợp thêm các bài thuốc uống. Thuốc Đông y tác động vào tân gốc căn nguyên bệnh mang đến hiệu quả lâu dài, toàn diện và an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc tương đối chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có thể thay đổi và làm giảm dần các triệu chứng đau nhức khó chịu.
Dùng bài thuốc nam
Trong dân gian có những bài thuốc nam rất có giá trị, được đúc kết qua nhiều thế hệ và kết quả được chứng minh trong thực tiễn như: Uống nghệ, nước lá lốt, trà cà gai leo, ăn ngải cứu,… Không chỉ tốt cho xương khớp mà những loại thực phẩm này còn rất tốt cho sức khỏe. Thuốc nam có ưu điểm là rất lành tính, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể thực hiện tại nhà.
Tuy nhiên, thuốc nam phù hợp với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, nếu bệnh ở giai đoạn nặng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp phẫu thuật
Với những bệnh nhân bị gai khớp gối quá nặng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Việc phẫu thuật gai khớp gối bao gồm các phương pháp như đục khớp, thay khớp gối nhân tạo, phẫu thuật cắt bỏ gai khớp gối, nội soi để mài những chỗ gai xương lởm chởm ở sụn hoặc ghép sụn vào những chỗ bị ăn mòn. Quá trình thực hiện tương đối phức tạp, nhưng tỷ lệ thành công sẽ rất cao.
Đây là phương pháp cuối cùng được chỉ định khi các cách chữa khác không còn mang lại hiệu quả. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải những hệ lụy, biến chứng về bệnh vẫn có thể tái phát. Chính vì thế, người bệnh cũng cần lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định thực hiện biện pháp này.
Song song với các phương pháp trên, việc áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh là rất cần thiết. Các liệu pháp này cũng có hiệu quả phục hồi các chức năng của sụn khớp, đồng thời sẽ có tác dụng giảm đau, duy trì vận động của khớp, tăng cường chức năng của cơ đùi và ngăn ngừa sự biến dạng ở khớp gối, giúp bệnh nhanh khỏi.
Phòng ngừa bệnh gai xương đầu gối
Phòng bệnh thì bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh. Ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần chú ý bảo vệ và tăng cường sức khỏe xương khớp để phòng tránh căn bệnh này:
- Về dinh dưỡng, cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin C, D và collagen, glucosamin, chondrotin, protein để tăng cường sức khỏe của sụn khớp.
- Hạn chế những tư thế ngồi ảnh hưởng xấu đến khớp gối như ngồi xổm, quỳ, khoanh chân, ngồi vắt chéo chân,…
- Tránh để bị thừa cân, béo phì, làm gia tăng áp lực lên khớp gối.
- Cần tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, đặc biệt là những bộ môn tốt cho xương khớp như yoga, bơi lội, đạp xe, các bài tập dưỡng sinh,…
- Khi bước vào độ tuổi 40, cần chú ý bổ sung thêm collagen để giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa xương khớp.
- Xây dựng thói quen kiểm tra sức khỏe mỗi 6 tháng một lần để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh.
Nhìn chung, gai xương khớp gối không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cũng cần hết sức lưu ý vì tình trạng này nếu không được điều trị tốt có thể gây ra những biến chứng khôn lường. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường của bệnh hãy chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.