Viêm Khớp Dạng Thấp Kiêng Ăn Gì
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dương Bá Trực - Bác sĩ tại BVĐK Quốc tế Vinmec Times City
Việc nắm rõ viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì, nên ăn gì là vô cùng cần thiết. Bởi nhiều thực phẩm có thể khiến các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp tăng nặng. Do vậy, bạn nên xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý.
Vai trò của chế độ ăn uống với người bệnh viêm khớp dạng thấp
Không có chế độ ăn uống đặc biệt nào giúp điều trị khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, việc duy trì một khẩu phần ăn hợp lý có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng sưng viêm cùng các triệu chứng đau nhức khó chịu do căn bệnh này mang lại.
Hơn nữa, bữa ăn hàng ngày cũng là nguồn bổ sung các dưỡng chất có lợi cho quá trình tái tạo tổn thương và phục hồi chức năng vận động cho khớp. Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C, D, canxi, omega 3 thay thế cho các thức ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản hay đường.
Trong chế độ ăn hàng ngày cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nhịn ăn hoặc kiêng khem quá mức khiến cho sức khỏe suy giảm và ảnh hưởng đến tốc độ chữa lành tổn thương trong khớp.
- Kiểm soát tốt khẩu phần ăn để không gây thừa cân, béo phì
- Tránh sử dụng nhiều gia vị khi chế biến thức ăn, nhất là đường, muối, gia vị cay.
Bạn có thể ghi chép lại các thực phẩm mình ăn hàng ngày. Nếu các triệu chứng viêm khớp tăng nặng hơn sau khi ăn bất kỳ loại nào thì không nên tiếp tục sử dụng chúng trong thực đơn cho những ngày tiếp theo.
Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Các thực phẩm, món ăn hay đồ uống có thể làm tăng nặng triệu chứng sưng đau khớp hoặc gây bất lợi cho quá trình hồi phục đều không được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Bao gồm:
1. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các món ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ tuy rất ngon miệng nhưng lại dễ gây tăng cân nếu ăn thường xuyên. Tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm gia tăng gánh nặng lên khớp bị viêm, khiến khớp bị đau nhức nghiêm trọng hơn.
2. Thịt đỏ
Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê…) chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch và tuần hoàn máu. Thường xuyên sử dụng nhóm thực phẩm này còn gây tăng cân, làm tăng axit uric trong máu dẫn đến các cơn đau dữ dội tại khớp.
Một số loại protein lạ có trong thịt đỏ còn kích hoạt hệ miễn dịch phản ứng mạnh và tấn công nhầm lẫn vào khớp khiến phản ứng viêm bùng phát.
3. Viêm khớp dạng thấp nên kiêng thức ăn nhanh
Sự hối hả của nhịp sống hiện đại tạo điều kiện cho thức ăn nhanh ngày càng trở nên phổ biến. Chúng khá tiện lợi, ngon miệng nhưng lại nhiều dầu mỡ và không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này sẽ gây cản trở đến quá trình hồi phục tổn thương tại khớp.
4. Nội tạng động vật
Giàu chất béo bão hòa và purin, nội tạng động vật có thể làm tăng nặng cơn đau cùng các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Hơn nữa, lạm dụng thực phẩm này cũng làm tăng cholesterol trong máu và ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển hóa canxi để tái tạo tổn thương ở khớp.
5. Thức ăn chứa nhiều muối
Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ gây tích nước tại khớp bị bệnh khiến cho khớp bị sưng to hơn, đồng thời làm tăng lượng canxi bị mất qua đường tiết niệu. Bạn nên hạn chế ăn mặn nếu không muốn bệnh viêm khớp dạng thấp kéo dài.
6. Bánh kẹo ngọt, nước ngọt
Bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Đồ ngọt chính là nhóm thực phẩm tiếp theo người bệnh nên hạn chế. Khi ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng cao khiến cho phản ứng viêm tại khớp bùng phát dữ dội. Do vậy, việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường là rất cần thiết đối với bệnh nhân.
7. Đồ hộp
Đồ hộp chứa nhiều hóa chất bảo quản. Chất này tích tụ trong cơ thể sẽ gây kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh và sản sinh nhiều chất gây viêm hơn.
Thêm vào đó, đồ hộp thường để trong thời gian rất dài nên đã bị thất thoát bớt chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ mệt mỏi và lâu chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp.
8. Viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ăn bột mì
Ăn nhiều bột mì hay các sản phẩm làm từ loại bột này đều có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu. Lượng Glucose dư thừa trong cơ thể sẽ kết hợp cùng với protein khiến cơ thể sản sinh nhiều glycation, một chất có thể khiến khớp bị sưng viêm nhiều hơn.
9. Viêm khớp dạng thấp nên kiêng uống bia rượu
Bia, rượu có tính lợi tiểu nên khi uống nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nhiều canxi mỗi lần tiểu tiện. Ngoài ra, chất cồn còn gây kích thích thần kinh khiến cơn đau nhức khớp càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm dưới đây vào trong thực đơn để cải thiện triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.
1. Súp lơ xanh (bông cải xanh)
Súp lơ xanh là một trong những loại rau tốt nhất cho người bị viêm khớp dạng thấp. Giàu vitamin C, K, canxi cùng nhiều khoáng tố thiết yếu, thực phẩm này có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế phản ứng viêm, chữa lành các mô sụn và xương bị tổn thương, đồng thời giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Đặc biệt, thành phần sulforaphane có nhiều trong súp lơ xanh còn hoạt động tích cực trong việc chống oxy hóa, loại bỏ các chất gây viêm, tăng cường bảo vệ các mô sụn. Hãy thêm ngay thực phẩm này vào trong bữa ăn 2 -3 lần mỗi tuần dưới các hình thức như luộc, hấp, xào hay nấu súp… để hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn.
2. Các loại cá nhiều chất béo lành mạnh
Omega 3 là một loại chất béo lành mạnh được tìm thấy trong nhiều loại cá, chẳng hạn như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi… Khi được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa, chất này sẽ tham gia vào quá trình ngăn chặn sự phát triển của phản ứng viêm, giảm sưng đau khớp một cách tự nhiên.
Ngoài ra, omega 3 được tìm thấy trong các loại cá béo còn giúp kích thích sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp, cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện chức năng vận động cho các khớp bị ảnh hưởng.
3. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Người bị viêm khớp dạng thấp nên thường xuyên ăn hạt đậu nành, sữa và các chế phẩm từ hạt ( đậu hũ, đậu phụ,…). Chúng cung cấp nhiều chất xơ có khả năng đào thải protein phản ứng C (CRP) – một chất gây ra phản ứng viêm tại khớp.
Cùng với đó, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành còn bổ sung cho cơ thể nguồn sắt, kẽm, canxi phong phú. Chúng giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp và nâng cao sức khỏe cho khung xương.
Nếu không thích ăn đậu nành, bạn có thể thay thế bằng các loại đậu khác cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như đậu đỏ, đậu xanh, đậu cove, đậu Hà Lan…
4. Gừng giảm đau cho người viêm khớp dạng thấp
Gừng được khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày như là một vị thuốc giảm đau tự nhiên, an toàn cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Giàu Gingerol và các dưỡng chất khác, gừng mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như:
- Xoa dịu cơn đau
- Cải thiện tình trạng sưng viêm, nóng đỏ khớp
- Ổn định hệ miễn dịch, ngăn chặn các phản ứng quá mẫn khiến cho khớp bị sưng đau, tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Cải thiện tuần hoàn máu, giúp khớp bị tổn thương nhanh được chữa lành
- Giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát khi thời tiết thay đổi.
Ngoài việc thường xuyên dùng gừng trong chế biến thức ăn, dân gian còn sử dụng nguyên liệu này chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà bằng cách uống trà gừng, ngâm chân vào nước gừng hoặc chườm gừng rang muối nóng giảm đau… Thực phẩm này rất dễ kiếm và rẻ tiền. Bạn nên tận dụng để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu một cách tự nhiên.
5. Các loại hạt
Thay vì ăn cá béo, bạn có thể dùng thêm một số loại hạt để bổ sung omega 3 cho cơ thể. Chẳng hạn như hạt óc chó, hạnh nhân hay hạt lanh… Chúng giúp hỗ trợ chống sưng viêm khớp, đẩy lùi cơn đau một cách tự nhiên, an toàn.
Các loại hạt có thể dùng dưới nhiều hình thức như:
- Răng chín và ăn trực tiếp
- Xay sữa uống
- Trộn salad
- Làm bánh
- Ăn kèm sữa chua…
6. Hoa quả giàu vitamin C
Cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp ổn định khả năng hoạt động của hệ miễn dịch và làm giảm phản ứng viêm, giúp các mô bị tổn thương nhanh hồi phục.Vì vậy, người bị viêm khớp dạng thấp không nên bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin C như:
- Trái cây có múi
- Dâu tây
- Kiwi
- Ổi
- Dứa…
7. Tỏi kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng khớp
Tỏi chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?”. Loại gia vị này có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên nhờ chứa nhiều allicin.
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nên ăn tỏi thường xuyên để giảm sưng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng khớp. Ngoài ra, có thể dùng rượu tỏi xoa bóp bên ngoài để giảm đau, làm thư giãn khớp và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.
8. Dầu ô liu
Để giảm sưng đau khớp một cách tự nhiên, người bị viêm khớp dạng thấp nên dùng dầu ô liu khi chế biến thức ăn. Loại dầu này chứa nhiều omega 3 – một chất đã được khoa học chứng minh là có khả năng kháng viêm tương tự như thuốc NSAID.
Sử dụng dầu ô liu còn giúp nâng cao sức khỏe tim mạch và cải thiện phạm vi vận động cho các khớp bị ảnh hưởng.
9. Lá lốt
Lá lốt là loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Đây còn là vị thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp đang được nhiều người sử dụng.
Khi sử dụng, lá lốt cung cấp nhiều hoạt chất có khả năng giảm đau, tiêu viêm tự nhiên. Người bệnh nên sử dụng thực phẩm này thường xuyên để giảm thiểu được lượng thuốc Tây sử dụng, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
10. Các loại ngũ cốc
Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp làm giảm nồng độ CPR – một chất gây viêm được tìm thấy ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân, kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm bớt gánh nặng cho khớp và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
11. Quả mọng
Các loại quả mọng như anh đào, việt quất, mâm xôi… vừa có hương vị hấp dẫn, vừa giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Chúng đặc biệt giàu anthocyanins, một chất oxy hóa có khả năng giảm đau, kháng viêm mạnh.
12. Viêm khớp dạng thấp nên ăn nghệ
Duy trì uống 1 ly sữa nghệ mỗi ngày hoặc dùng nguyên liệu này làm gia vị. Nghệ cung cấp nhiều curcumin, một chất chống viêm tự nhiên cho khớp đã được khoa học công nhận.
Nhìn chung, việc tuân thủ những kiêng cữ trong ăn uống là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Bạn nên ghi chép lại những thông tin trên để biết rõ viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và những thực phẩm nào tốt cho bệnh để xây dựng được một thực đơn dinh dưỡng có lợi nhất.
Bạn nên tham khảo thêm: