Cách Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Thuốc Nam
Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam khá lành tính nhưng cần áp dụng đúng cách và kiên trì để thấy được hiệu quả rõ ràng. Bệnh nhân có thể tham khảo 10 bài thuốc dưới đây để khắc phục bệnh mà không phải lo lắng đến tác dụng phụ.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?
Ngày nay, việc sử dụng thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Đây là căn bệnh tự miễn có tính chất mãn tính nên cần điều trị trong thời gian dài. Chính vì vậy, những cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh, đồng thời giảm thiểu sự lệ thuộc vào các loại thuốc Tây y ẩn chứa nhiều tác dụng phụ.
Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam là phương pháp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có sẵn ở nước ta để bào chế thuốc trị bệnh. Các bài thuốc Nam có thể độc vị hoặc kết hợp nhiều cây thuốc với nhau mang đến hiệu quả tốt hơn trong điều trị.
Thuốc Nam hoạt động dựa trên cơ chế bổ sung các hoạt chất giảm đau, kháng viêm có trong thảo dược để đẩy lùi tình trạng sưng đau và các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Chúng có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tác dụng dược lý cũng nhẹ, không mạnh như thuốc Tây. Khi được hấp thụ, các hoạt chất trong thuốc Nam sẽ phát huy tác dụng một cách từ từ. Hiệu quả chỉ được cảm nhận rõ ràng sau một thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, hiệu quả của cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mức độ ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp
- Tổn thương tại các khớp xương
- Cơ địa của người bệnh
- Cách chăm sóc tại nhà, thói quen ăn uống cùng lối sống.
- Sự kiên trì của người bệnh…
Do có tác dụng chậm, việc sử dụng thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp không thích hợp với các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng. Để lựa chọn được bài thuốc phù hợp và cho hiệu quả thật sự, bạn nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi áp dụng.
10 cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam
Các bài thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp được bào chế từ những loại thảo dược khá quen thuộc như ngải cứu, lá lốt, trinh nữ hay gừng… Dưới đây là cách sử dụng chi tiết:
1. Thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp từ cây ngải cứu
Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp từ ngải cứu không còn xa lạ với nhiều bệnh đây. Đây là cây thuốc Nam dễ kiếm, được sử dụng để điều trị rất nhiều vấn đề khác về xương khớp như đau nhức xương khớp, đau lưng, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh gout hay vôi hóa cột sống…
+ Tác dụng của bài thuốc:
Cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều đánh giá cao về giá trị dược liệu của cây ngải cứu. Thảo dược này mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
- Quan niệm của y học cổ truyền cho rằng, ngải cứu có vị đắng và mang tính ấm. Toàn thân cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhờ đặc tính hoạt huyết, tiêu thũng, chỉ thống, cầm máu, lợi khí. Thuốc được bào chế theo dạng uống hay đắp ngoài giúp giảm đau nhức các khớp xương, giảm hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ tại khớp bị ảnh hưởng, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô sụn và xương bị tổn thương.
- Nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ra, trong cây ngải cứu chứa hàm lượng cao flavonoid, acid amin cùng nhiều hoạt chất khác. Chúng có tác dụng an thần, ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu đau lên não bộ, làm giảm kích thích ở dây thần kinh, giảm đau, đồng thời ức chế sự phát triển của phản ứng viêm tại khớp, bảo vệ các mô sụn.
+ Cách sử dụng:
Bài 1: Trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sắc từ ngải cứu
- Ngải cứu bạn nhặt những lá và ngọn còn tươi. Dùng 1 nắm đem rửa sạch sẽ
- Cho dược liệu vào ấm rồi đổ 5 bát nước đun sôi trên lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn 2 bát
- Chia đều thuốc sắc thu được làm 3 lần uống sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút
- Uống thuốc liên tục một liệu trình khoảng 2 tuần để các khớp bớt sưng đau
Bài 2: Chườm ngải cứu giảm đau
- Các nguyên liệu cần có gồm lá ngải cứu tươi và muối hạt
- Sau khi rửa sạch ngải cứu, bạn để thật ráo nước
- Trộn lá chung với muối rồi bỏ lên chảo sao nóng
- Dùng một miếng vải mỏng gói thuốc lại. Chườm đắp bên ngoài khớp bị ảnh hưởng khi còn nóng
- Thực hiện mỗi ngày 2- 3 lần, mỗi lần 20 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể
Bài 3: Dùng mật ong kết hợp với ngải cứu
Mật ong kết hợp với ngải cứu có tác dụng tăng khả năng sát khuẩn, kháng viêm, cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Mỗi ngày lấy 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch sẽ và cẩn thận khử khuẩn bằng cách ngâm trong nước muối.
- Xay nhuyễn lá với 1 ly nước đun sôi để nguội.
- Lọc bỏ bã. Phần nước cốt đem pha với 2 thìa mật ong.
- Khuấy đều và chia làm 2 lần dùng.
Ngoài những cách trên, dân gian còn nấu nước lá ngải cứu ngâm chân vào mỗi tối. Phương pháp này giúp giảm thiểu các cơn đau khó chịu vào ban đêm, ngăn ngừa mất ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.
2. Cà gai leo – cây thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp dễ kiếm
Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ cà gai leo đang được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng. Trong thành phần của cây có chứa nhiều alcaloid, flavonoid và Glycoalcaloid.
Cà gai leo mọc hoang ở nhiều nơi và có thể tìm mua dễ dàng tại các tiệm thuốc Đông y nhưng không phải ai cũng biết rõ được hết công dụng tuyệt vời của nó.
+ Tác dụng của cà gai leo trong điều trị viêm khớp dạng thấp:
- Chống oxy hóa, giảm sưng viêm
- Bảo vệ các mô khỏe mạnh trong khớp, giảm thiểu tổn xương cho các mô sụn và đầu xương
- Đào thải độc tố cho cơ thể, qua đó ngăn chặn phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch làm ảnh hưởng đến khớp.
- Xoa dịu cơn đau nhức do viêm khớp dạng thấp gây ra.
- Làm mạnh gân cốt, giảm gánh nặng cho khớp.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp là rễ hoặc thân cây cà gai leo. Chúng được thu hoạch, đem về rửa sạch, chặt khúc ngắn và phơi khô. Cà gai leo có thể dùng làm thuốc độc vị hoặc kết hợp một các cây thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp khác nhằm tăng công dụng điều trị.
+ Cách sử dụng:
Bài 1:
- Bạn lấy cà gai leo rửa sạch, dùng 10 – 20g tùy theo tình trạng bệnh
- Bỏ vào ấm, thêm nước vào cho ngập mặt dược liệu rồi đun sôi
- Vặn bếp nhỏ lửa và sắc thuốc cho cô đặc còn khoảng 2 chén
- Gạn thuốc ra dùng vài lần trong ngày cho hết
Bài 2:
- Dùng 300g cà gai leo kết hợp với 300g thổ phục linh, 300g thổ ngưu tất, 100g nhục quế, 80g lá lốt, 1 lít rượu nếp trắng
- Rửa sách tất cả dược liệu, sấy khô và tán nhỏ
- Cho bột thuốc vào bình thủy tinh ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong 10 ngày
- Mỗi lần uống 30ml x 2 lần/ngày để giảm nhẹ cơn đau cùng các dấu hiệu khó chịu khác do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra
3. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng cây trinh nữ
Cây trình nữ còn được biết đến với tên gọi khác quen thuộc hơn là cây xấu hổ. Cây có nhiều tác dụng chữa bệnh quý, được sử dụng để bào chế thuốc giảm sốt, đau nhức xương khớp, hen suyễn, rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm, đau dạ dày và cả bệnh viêm khớp dạng thấp.
+ Tác dụng của cây trinh nữ trong điều trị viêm khớp dạng thấp:
- Các tài liệu y học cổ truyền có ghi nhận, cây trinh nữ là thảo dược có tính hàn. Vị thuốc Nam này giúp giảm đau, tiêu sưng, an thần. Sử dụng thuốc đúng cách không chỉ giúp giảm sưng đau khớp mà còn giúp người bệnh bớt căng thẳng, mệt mỏi và ngủ ngon giấc hơn.
- Phân tích thành phần của cây trinh nữ, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra nhiều hoạt chất quý. Bao gồm alkaloid, flavonoid hay adrenalin và selen… Các chất này được hấp thụ nhanh chóng tại ruột và phát huy hiệu quả giảm đau, chống lại sự bùng phát của phản ứng viêm tại khớp và chữa lành các mô bị tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây ra.
+ Cách sử dụng:
Bài 1: Uống thuốc sắc từ rễ cây
- Chuẩn bị 20 – 30g rễ cây trinh nữ
- Rửa sạch dược liệu, thái mỏng
- Đem rễ sao tẩm chung với một ít rượu và bỏ lên chảo. Sao cho đến khi thấy hỗn hợp nóng và dậy mùi thơm là được.
- Tiếp theo, bạn đem thuốc sắc với 400ml cho cạn còn 100ml
- Chắt thuốc sắc chia uống 2 lần trong ngày cho hết.
Bài 2: Dùng cao rễ cây trinh nữ
- Thay vì sắc uống lỏng, bạn có thể dùng lượng rễ cây trinh nữ nhiều hơn và sắc đến khi cô đặc thành một dạng cao lỏng.
- Bảo quản cao thuốc trong hũ kín và để vào ngăn mát tủ lạnh để giữ được lâu hơn.
- Mỗi lần lấy một ít cao thuốc pha loãng với khoảng 15ml rượu uống để chữa viêm khớp dạng thấp.
Bài 3: Kết hợp với các thảo dược khác
- Chuẩn bị rễ cây trinh nữ và các vị thuốc khác gồm sả, rễ ngưu tất nam, cây xoan leo lượng bằng nhau.
- Tất cả thái nhỏ, sao vàng và hợp thành 1 thang thuốc sắc.
- Đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút và gạn nước sắc thu được uống 2 – 3 lần sau khi ăn xong.
Lưu ý:
- Không áp dụng cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ cây trinh nữ cho bà bầu, người đang bị suy nhược cơ thể, bệnh nhân có thể hàn hoặc quá mẫn với các thành phần có trong cây thuốc.
- Phụ nữ cho con bú nên thận trọng trao đổi với bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng cây trinh nữ chữa bệnh.
- Cây trinh nữ có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, tránh uống thuốc sắc gần lúc đi ngủ.
- Nếu trong quá trình dùng thuốc mà các triệu chứng bệnh không được kiểm soát, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
4. Gừng chữa viêm khớp dạng thấp
Nhắc đến các bài thuốc Nam chữa viêm khớp an toàn, chúng ta cần đề cập đến bài thuốc từ gừng. nguyên liệu này vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc Nam nổi tiếng với nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
+ Tác dụng:
Trong gừng chứa các thành phần hóa học như B-zingiberen, shogaol, gingerol hay zingeron… Chúng có tác dụng giảm đau, hoạt huyết, chống viêm. Chủ trị cảm lạnh, đau dạ dày, viêm họng, đau bụng do lạnh, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp toàn thân và cả bệnh viêm khớp dạng thấp.
Gừng cũng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua việc tác động lên hệ cơ xương khớp, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. Cụ thể như sau:
- Ở hệ cơ xương khớp: Các thành phần trong thảo dược có tác dụng giảm đau, thu nhỏ các mô bị sưng và kích thích tái tạo tổn thương. Trường hợp có nhiễm trùng tại khớp, gừng còn hoạt động tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Ở hệ tuần hoàn: Dưới tác động của các hoạt chất có trong gừng, hệ thống mạch máu sẽ được làm giãn nở to ra. Điều này giúp tăng cường bơm máu đến nuôi dưỡng, tái tạo tổn thương ở các khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Trên hệ thần kinh: Gừng giúp giảm dẫn truyền tín hiệu đau về hệ thần kinh trung ương, giảm căng thẳng, lo âu.
+ Cách sử dụng:
Bài 1: Ngâm nước gừng
- Gừng sử dụng một củ đem rửa sạch, giã nát
- Bỏ gừng vào nồi đun sôi với 2 lít nước và một ít muối ăn trong 5 phút.
- Đổ nước gừng ra chậu cho nguội bớt, dùng ngâm tay hoặc chân mỗi ngày 15 phút trước khi đi ngủ.
- Phương pháp này có tác dụng giữ ấm các khớp xương, giảm đau nhức, tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.
Bài 2: Xoa bóp rượu gừng
- Bạn lấy 1 củ gừng tươi giã nát, bỏ vào chén
- Thêm vào 100ml rượu ngâm trong khoảng 1 tiếng.
- Để trị viêm khớp dạng thấp, hãy lấy rượu gừng xoa bóp bên ngoài các khớp bị ảnh hưởng để giảm đau, tiêu sưng.
Bài 3: Chườm gừng rang muối nóng giảm đau
- Với cách này, gừng cũng được đem giã nát
- Bỏ vào chảo nóng sao cùng với muối hột để các hoạt chất được giải phóng ra ngoài.
- Cho hết hỗn hợp mới rang vào trong túi vải và chườm lên các khớp bị ảnh hưởng.
- Mỗi lần thực hiện 15 phút x 2 – 3 lần/ngày, cơn đau sẽ được xoa dịu đáng kể.
5. Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt
Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ lá lốt cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người bệnh. Thảo dược này còn dùng làm thực phẩm nên được nhiều hộ gia đình trồng trong vườn nhà hay trong chậu cây.
+ Tác dụng:
Trong y học cổ truyền, lá lốt được sử dụng như một loại dược liệu có tính ấm. Thảo dược này có tác dụng ôn trung, trừ hàn, hoạt huyết, tiêu thực, chỉ thống, giảm viêm. Chính vì vậy, lá lốt được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc điều trị bệnh xương khớp, nhất là bệnh viêm khớp dạng thấp.
Y học hiện đại cũng có không ít nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây lá lốt. Trong lá chứa tinh dầu và các dưỡng chất như lavonoid, alcaloid, antranoid, tanin,… Chúng có tác dụng giảm đau, chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, tăng cường lưu thông máu đến khớp bị bệnh để sửa chữa các mô tổn thương nhanh hơn.
+ Cách sử dụng
Bài 1: Uống nước sắc lá lốt tươi
- Mỗi ngày bạn cần chuẩn bị 15 – 30g lá lốt tươi
- Rửa dược liệu cho thật sạch, bỏ vào ấm cùng 5 bát nước
- Sắc cho ấm thuốc sôi lên khoảng 10 phút là được
- Chắt thuốc sắc uống ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối. Tốt nhất là uống khi còn ấm sẽ giúp các hoạt chất trong thuốc phát huy được hiệu quả tốt hơn
- Kiên trì uống thuốc trong 10 ngày liên tục và chú ý theo dõi sức khỏe để đánh giá được hiệu quả điều trị.
Bài 2: Giảm đau do viêm khớp dạng thấp bằng bài thuốc chườm từ lá lốt
- Rửa sạch 1 nắm lá lốt
- Bỏ vào chảo rang nóng cùng với lượng muối hạt đủ dùng
- Ngay khi hỗn hợp còn nóng, bạn hãy bỏ thuốc chườm vào trong túi vải và áp lên các khớp bị sưng đau
- Khi thuốc nguội, hãy đổ ra chảo rang nóng lại rồi tiếp tục chườm
- Sau khoảng 20 phút thực hiện, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
Bài 3: Kết hợp lá lốt với các cây thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp khác
- Chuẩn bị một thang thuốc gồm 30g lá lốt, 30g nam độc hoạt, 30g ngưu tất nam và 30g rễ bưởi bung.
- Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch, thái lát mỏng và bỏ vào chảo sao vàng.
- Tiếp tục chuyển qua công đoạn sắc thuốc với 600ml nước và đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1/3.
- Chia đều phần thuốc sắc thu được làm 3 lần uống.
- Áp dụng liệu trình chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ lá lốt và các thảo dược khác trong khoảng 7 ngày để các triệu chứng bệnh được đẩy lùi từ bên trong.
6. Cây đỗ trọng – vị thuốc Nam quý chữa viêm khớp dạng thấp
+ Tác dụng:
Cây đỗ trọng là thảo dược quý có nhiều tác dụng với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp như:
- Giảm đau
- Chống sưng viêm khớp
- Giảm cholesterol, tăng cường tuần hoàn máu, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
- Tăng độ dẻo dai và tính đàn hồi cho gân cốt, qua đó giảm bớt áp lực cho các khớp bị bệnh.
+ Cách sử dụng:
- Chuẩn bị đỗ trong và đan sâm mỗi vị 320g, xà ty thảo 200g cùng 1 lít rượu nếp trắng
- Tán nhỏ các dược liệu và bỏ vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu
- Để khoảng 5 ngày là có thể lấy ra dùng
- Trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể rót rượu ra uống với liều lượng 20 – 30ml x 2 lần/ngày.
7. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng bài thuốc Nam từ cây tần giao
Tiếp theo, bạn có thể cân nhắc sử dụng bài thuốc Nam từ cây tần giao để chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà. Thảo dược này có vị đắng, tính hàn, phân bố rải rác tại nhiều tỉnh thành ở nước ta.
+ Tác dụng:
Trong y học cổ truyền, tần giao được sử dụng làm thuốc với các tên gọi khác là thanh táo, tần cửu hay tần qua. Thảo dược này có tác dụng khu phong, trừ thấp, kháng viêm, qua đó cải thiện tình trạng sưng đau khớp, giảm nguy cơ gặp biến chứng của viêm khớp dạng thấp.
Để điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn, cây tần giao thường được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc Nam khác. Thuốc được bào chế theo hình thức sắc uống.
+ Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 12 gram tần giao, 12g sơn ô quy, 8g độc hoạt, 8g xà ty thảo, 10g đào nhân, 10g hắc lục hương, 10g uy linh tiên, 10g lan hòe, 10g hoàng bá và 10g hải phong đằng.
- Tất cả các dược liệu đem phơi khô
- Sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết.
- Sử dụng thuốc sau các bữa ăn từ 30 – 60 phút để được hấp thụ tốt hơn.
8. Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ mật ong và bột quế
Mật ong được kết hợp với bột quế làm thuốc chữa viêm khớp dạng thấp. Mỗi nguyên liệu đều mang đến những lợi ích nhất định cho bệnh nhân.
+ Tác dụng của bài thuốc:
- Mật ong: Bổ sung vitamin E, canxi, sắt, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Chúng giúp ổn định khả năng miễn dịch, kháng khuẩn, tiêu viêm, bảo vệ khớp, đồng thời giúp xương khớp chắc khỏe và nhanh hồi phục tổn thương.
- Bột quế: Vị thuốc Nam này cũng có đặc tính kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau tự nhiên. Sử dụng kết hợp với mật ong vừa giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp, vừa nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
+ Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 2 thìa bột quế và 1 thìa mật ong nguyên chất
- Bỏ cả hai nguyên liệu vào trong ly nước nóng
- Khuấy tan và uống khi còn ấm
- Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để nhanh khỏi bệnh.
9. Chữa viêm khớp dạng thấp với bài thuốc Nam từ cây chìa vôi
+ Tác dụng:
Cây chìa vôi có nhiều tên gọi khác nhau như bạch liễm, cây đau xương hay bạch phấn đằng. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có tính mát, vị đắng. Sử dụng đúng cách có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt, kích thích lưu thông khí huyết, giảm viêm, diệt khuẩn.
Theo y học hiện đại, cây chìa vôi đặc biệt chứa nhiều vitamin C, saponin, caroten, axit hữu cơ cùng nhiều loại axit amin. Chúng có khả năng chống sưng viêm khớp, xoa dịu cơn đau, ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện chức năng vận động cho khớp bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
+ Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 nắm lá chìa vôi tươi
- Rửa sạch dược liệu và để ráo hết nước
- Đun nóng chảo, bỏ muối hột vào rang nóng rồi tiếp tục thêm lá chìa vôi vào
- Đảo đều hỗn hợp cho đến khi lá chín và tiết ra hoạt chất
- Đổ hỗn hợp vào trong túi vải dùng làm thuốc chườm đắp bên ngoài để giảm sưng đau cho khớp
- Áp dụng 2 -3 lần trong ngày tùy theo mức độ đau.
10. Cỏ xước chữa viêm khớp dạng thấp
+ Tác dụng:
Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam từ cây cỏ xước chính là gợi ý cuối cùng để bạn tham khảo. Thảo dược này có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và khôi phục chức năng vận động cho khớp.
Trong dân gian, cây cỏ xước thường được kết hợp cùng các thảo dược khác có tác dụng tương tự, mang đến hiệu quả tốt hơn khi sử dụng.
+ Cách dùng thuốc:
- Chuẩn bị 30g cỏ xước (dùng rễ), 30g rễ bưởi bung, 30g đại vĩ đao, 30g lá lốt
- Tất cả thái mỏng, sao vàng rồi đem sắc với 600ml nước
- Đun trên bếp cho đến khi cạn còn 200ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống
- Sử dụng bài thuốc này liên tục 7 ngày để các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp cải thiện rõ ràng.
Lưu ý khi dùng thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp
Phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi được thực hiện đúng cách. Khi tiến hành điều trị, bạn nên chú ý các vấn đề sau:
- Thuốc Nam cho tác dụng từ từ nên chỉ thích hợp với người bị viêm khớp nhẹ. Bạn nên đi khám và tham vấn ý kiến bác sĩ về ý định chữa bệnh bằng thuốc Nam.
- Sử dụng thuốc kiên trì, đều đặn theo đúng liều lượng và cách thức bào chế dược liệu để các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ ràng.
- Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam không thể thay thế hoàn toàn cho phác đồ điều trị của bác sĩ. Bạn chỉ nên áp dụng như một phương pháp hỗ trợ trong giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp thuốc Nam với thuốc Tây bởi một số thảo dược có thể tương tác với tân dược gây ra những tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
- Thuốc Nam dù lành tính nhưng cũng có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ khi lạm dụng quá mức hoặc sử dụng thuốc không đúng cách. Bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn về liều lượng cũng như cách sử dụng phù hợp đối với bất kì bài thuốc nào.
- Không kết hợp bừa bãi giữa các cây thuốc Nam với nhau hoặc dùng chung với thực phẩm chức năng để tránh hiện tượng tương tác ngoài ý muốn.
Trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam, người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh để nâng cao hiệu quả của thuốc và làm tăng tốc độ chữa lành tổn thương tại khớp. Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ:
- Nghỉ ngơi khớp trong những ngày bị sưng đau nghiêm trọng
- Chườm lạnh để hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm khớp nhanh hơn
- Không làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng. Áp lực gia tăng lên khớp sẽ khiến tổn thương lâu hồi phục
- Kiêng hút thuốc lá
- Hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích. Chúng có thể khiến cơn đau tăng nặng hơn, đồng thời gây căng thẳng, rối loạn khả năng miễn dịch
- Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E, canxi và omega 3 tốt cho xương khớp. Cắt giảm lượng dầu mỡ, đường, muối hay gia vị cay nóng sử dụng trong chế biến thức ăn hàng ngày
Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam có thể không cho hiệu quả tốt với mọi trường hợp. Nếu trong quá trình áp dụng mà các triệu chứng vẫn tiếp tục tăng nặng, hãy quay trở lại bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn một phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Có thể bạn chưa biết: