Đau Dạ Dày

Tác giả: Cập nhật: 3:22 pm , 30/07/2024

Số người mắc chứng đau dạ dày đang ngày một gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó cần sớm có biện pháp can thiệp kịp thời để khắc phục nhanh triệu chứng và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng đau đớn kích hoạt ở vùng bụng có liên quan đến việc dạ dày bị tổn thương (thường là do viêm loét). Bên cạnh những cơn đau thì người bệnh còn gặp phải các triệu chứng đi kèm khác. Chẳng hạn như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi,…

đau dạ dày là gì
Đau dạ dày là tình trạng xảy ra phổ biến liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau

Tình trạng đau dạ dày được phân thành 2 giai đoạn, bao gồm:

  • Đau dạ dày cấp tính: Đặc trưng bởi những cơn đau có xu hướng xảy ra đột ngột khiến người bệnh bối rối trong việc tìm cách xử lý. Thường là do nhiễm vi khuẩn, virus, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc do stress nặng,
  • Đau dạ dày mãn tính: Thường là hệ quả khi mắc các bệnh đường tiêu hóa mãn tính. Hoặc trong nhiều trường hợp có thể là do điều trị đau dạ dày cấp tính không dứt điểm.

Chứng đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hay ung thư dạ dày.

Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày

Theo các nghiên cứu khoa học, chứng đau dạ dày có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân. Bao gồm cả thói quen sinh hoạt, ăn uống cho đến các vấn đề bệnh lý. Các nguyên nhân chính cụ thể như sau:

1. Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Ăn uống thiếu khoa học có thể khiến cho dạ dày bị tổn thương, rối loạn hoạt động và dẫn đến các cơn đau.

Một số thói quen xấu có thể gây đau dạ dày bao gồm:

  • Ăn quá no hoặc để bụng quá đói
  • Ăn uống thiếu điều độ, hay bỏ bữa
  • Có thói quen ăn khuya
  • Tiêu thụ nhiều thức ăn cay nóng, đồ chua, đồ chiên rán
  • Vừa ăn vừa xem tivi, học bài, làm việc, chơi game, đọc sách,…
  • Sử dụng các thực phẩm bẩn, hư hỏi, ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh
  • Hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều rượu bia hoặc các chất kích thích
nguyên nhân gây đau dạ dày
Ăn uống thiếu lành mạnh làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày

2. Do vi sinh vật

Một số loại hại khuẩn trong đường tiêu hóa có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và kích hoạt các cơn đau. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).

Nhiễm khuẩn HP trong dạ dày rất phổ biến, có hơn 80% người bị nhiễm HP không gặp phải triệu chứng hay biến chứng. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn HP phát triển mạnh thì có thể gây ra các bệnh lý tiêu hóa và dẫn tới các cơn đau dạ dày.

3. Yếu tố tâm lý

Ít ai nghĩ rằng yếu tố tâm lý có thể là nguyên nhân kích hoạt các cơn đau dạ dày. Trên thực tế, căng thẳng và áp lực quá mức sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết dịch và co bóp. Từ đó dẫn đến sự mất cân bằng dịch tiết dạ dày và dẫn tới tự bào mòn niêm mạc. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao những người thường xuyên bị stress có nhiều nguy cơ bị đau bao tử hơn những người bình thường.

4. Các vấn đề bệnh lý

Một số bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây ra các ảnh hưởng xấu cho chức năng của dạ dày. Từ đó kích hoạt cơn đau kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác.

Đau bao tử có thể là hệ quả của một số bệnh lý như:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Viêm hoặc ung thư tuyến tụy
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm ruột
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Các bệnh lý tại tuyến giáp

5. Lạm dụng thuốc Tây

Thông thường, việc sử dụng thuốc Tây kéo dài sẽ tiềm ẩn rất nhiều tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe. Đặc biệt là các thuốc kháng sinh liều cao hay thuốc kháng viêm không steroid.

Các loại thuốc này có thể gây ức chế hệ vi sinh vật trong dạ dày và khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày. Lạm dụng thuốc Tây được xác định là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới đau dạ dày.

nguyên nhân gây đau dạ dày
Lạm dụng một số loại thuốc Tây có thể khiến dạ dày bị tổn thương và gây đau

6. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân cơ bản nêu trên thì ở một số đối tượng cụ thể, bệnh đau dạ dày có thể liên quan đến các nguyên nhân đặc trưng hơn. Chẳng hạn như:

  • Trẻ em: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu hơn so với người trưởng thành. Do đó những thói quen xấu khi ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn người lớn.
  • Phụ nữ mang thai: Thai nhi càng phát triển thì sẽ càng gây ra nhiều áp lực cho dạ dày. Từ đó làm kích hoạt mạnh mẽ hơn các triệu chứng khó tiêu, đau và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ chua cay, căng thẳng và lo lắng khi mang thai cũng là những yếu tố ảnh hưởng.
  • Dân văn phòng: Do tính chất công việc nên những người làm công việc văn phòng thường xuyên ăn không đúng bữa, thức khuya, hay gặp căng thẳng. Tất cả những điều này đều làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết chứng đau dạ dày

Chứng đau dạ dày có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Có thể căn cứ vào một số triệu chứng dưới đây để nhận biết:

  • Đau vùng thượng vị: Đây được cho là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất. Người bệnh có xu hướng bị đau rát ở vùng thượng vị, thậm chí đôi khi còn bị tức ở vùng ngực.
  • Buồn nôn: Trên thực tế, niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể gây kích thích, tiết dịch nhiều hơn. Từ đó làm kích hoạt cảm giác buồn nôn rất khó chịu.
  • Ợ chua: Tình trạng tăng tiết acid sẽ làm mất cân bằng độ pH trong môi trường dạ dày. Từ đó gây ra hiện tượng trào ngược và kích hoạt triệu chứng ợ chua, ợ nóng.
  • Chướng bụng, khó tiêu: Đây là các triệu chứng thường đi kèm với tình trạng đau bao tử. Tình trạng này còn khiến cho người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Chảy máu đường tiêu hóa: Triệu chứng này có thể kích hoạt khi bệnh đau bao tử tiến triển nặng. Nhiều trường hợp không được cấp cứu kịp thời còn có thể đe dọa đến tính mạng.
dấu hiệu nhận biết đau dạ dày
Cơn đau dạ dày có thể đi kèm với các triệu chứng buồn nôn, nôn ói

Nhiều người thường có xu hướng chủ quan khi tình trạng đau dạ dày kích hoạt ở mức độ nhẹ. Điều này sẽ khiến cho bệnh tình không được chữa trị kịp thời và tiềm ẩn nhiều nguy hại. Do đó khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần theo dõi thêm và chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Các vị trí đau dạ dày và bệnh lý liên quan

Tình trạng đau dạ dày có thể kích hoạt ở một số vị trí phổ biến. Điển hình như hang vị, niêm mạc, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, tá tràng. Ngoài ra, bạn có thể dựa vào vị trí đau trên bụng để xác định xem bản thân đang gặp phải vấn đề gì.

Dưới đây là các vị trí đau vùng bụng phổ biến và các bệnh lý liên quan:

– Đau vùng thượng vị:

Thượng vị là khu vực nằm ở ngay dưới xương ức và trên rốn. Tình trạng đau vùng thượng vị thường có liên quan tới vấn đề tiết acid dịch vị của dạ dày. Những cơn đau đôi khi chỉ âm ỉ, thoáng qua nhưng cũng có thể kích hoạt đột ngột với cường độ mạnh.

Khi bị đau ở vùng thượng vị thì rất có thể bạn đang sống chung với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên nếu cơn đau lan tỏa ra cả vùng lưng và vùng ngực thì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tụy hay sỏi mật.

– Đau ở giữa bụng:

Phần giữa bụng là vị trí tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa. Do đó khi bị đau ở giữa bụng thì việc chẩn đoán sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Lúc này người bệnh không chỉ có nguy cơ bị viêm dạ dày mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chẳng hạn như viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm, viêm hang vị, viêm đường ruột,…

– Đau ở xung quanh rốn:

Đau xung quanh rốn thường là triệu chứng đặc trưng của tình trạng đau dạ dày lan tỏa. Người bệnh có thể sẽ bị đau âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn thắt kèm theo cảm giác nóng rát rất khó chịu.

Trường hợp cơn đau xuất hiện ở mức độ nặng thì có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như hẹp môn vị, hành tá tràng biến dạng hay sa dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, cơn đau ở vị trí quanh rốn còn có thể liên quan tới một số bệnh lý khác. Điển hình là nhiễm giun, hội chứng ruột kích thích hay tắc ruột.

vị trí đau dạ dày
Đau ở vùng quanh rốn ngoài liên quan đến vấn đề dạ dày thì còn có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

– Đau vùng bụng trái:

Vùng bụng trái được xác định từ vị trí trên rốn bên trái xuống tới xương chậu. Cơn đau dạ dày thường có ảnh hưởng trực tiếp tới vùng bụng phía trên bên trái. Lúc này bạn có nguy cơ cao sống chung với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Trong một số trường hợp, cơn đau xảy ra ở vùng bụng trái còn liên quan tới các bệnh lý khác. Chẳng hạn như đau thận trái, đau tụy tạng, đau ruột do tắc một đoạn ruột bên trái,…

– Đau vùng bụng phải:

Thực tế cho thấy, đau ở vùng bụng phải thường ít liên quan tới tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên bạn vẫn nắm rõ để tự đưa ra chẩn đoán phân biệt. Đau vùng bụng bên phải thường là dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa, viêm tụy, viêm túi mật, đau thận phải hoặc vấn đề về gan.

– Đau dưới rốn:

Đau ở vị trí dưới rốn thường không liên quan tới các vấn đề về bao tử. Đây có thể là biểu hiện của đau bụng kinh, bệnh vùng chậu, sỏi tiết niệu, bệnh đại tràng, rối loạn tiêu hóa,…

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Rất nhiều người chủ quan cho rằng đau dạ dày là căn bệnh đơn giản và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm có thể dẫn tới việc điều trị muộn và làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng.

Các biến chứng có thể gặp của chứng đau dạ dày không được điều trị kịp thời bao gồm:

  • Xuất huyết dạ dày: Tình trạng đau bao tử kích hoạt chứng tỏ niêm mạc bao tử đang bị tổn thương. Nếu không sớm điều trị thì tổn thương sẽ trở nên nặng nề và gây chảy máu dạ dày. Thậm chí nhiều trường hợp còn đe dọa tính mạng nếu không sớm can thiệp.
  • Thủng dạ dày: Đây cũng được đánh giá là một biến chứng rất nguy hiểm mà bệnh đau dạ dày gây ra. Lúc này, các vết loét tại dạ dày sẽ ngày càng sâu và khiến cho niêm mạc mỏng đi. Từ đó có thể tạo thành các lỗ thủng trên bề mặt dạ dày. Đây là tình trạng cấp cấp cứu khẩn cấp.Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
  • Ung thư dạ dày: Các tổn thương trong dạ dày không được điều trị sớm có thể thúc đẩy các tế bào ung thư hình thành và phát triển. Lúc này, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
đau dạ dày có nguy hiểm không
Đau dạ dày không sớm điều trị có thể tiến triển nặng và dẫn tới xuất huyết dạ dày

Trong một số trường hợp, tình trạng đau dạ dày có thể kích hoạt ở mức độ nhẹ và chưa gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nó vẫn gây ra các hệ lụy và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, tốt nhất người bệnh nên sớm thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.

Phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày

Như đã đề cập, bệnh đau dạ dày cần chữa trị kịp thời để tránh xảy ra các hệ lụy nghiêm trọng. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời thì người bệnh nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị y tế khi cần thiết.

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Đặc biệt với những người bị đau dạ dày thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp là rất cần thiết.

Cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Nên bổ sung các nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như trứng, mật ong, sữa bò,…
  • Ăn nhiều rau củ quả chứa chất xơ và các vitamin có lợi
  • Nên tiêu thụ thực phẩm giàu Omega-3 và nhóm thực phẩm giảm tiết acid như bánh mì, cháo, cơm, khoai luộc,…
  • Tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ chua, đồ lên men
  • Không tiêu thụ các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có gas hay sử dụng chất kích thích
  • Cần ăn đúng giờ, đủ bữa, tuyệt đối không ăn quá no hoặc bỏ bữa
  • Nên ăn làm 5 – 6 bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 2 – 2.5 lít/ ngày

2. Các giải pháp giảm đau tạm thời

Cơn đau dạ dày có thể kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Nhiều trường hợp cơn đau kích hoạt đột ngột vào ban đêm còn khiến cho chất lượng giấc ngủ giảm sút.

Lúc này, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp giảm đau tạm thời. Chẳng hạn như:

– Uống nước gừng ấm:

Gừng là thảo dược tự nhiên có tính ấm với nhiều công dụng quý. Điển hình như sát khuẩn, chống viêm và làm ấm bụng. Sử dụng gừng đúng cách có thể giúp giảm đau dạ dày rất hiệu quả.

Người bệnh cần dùng 1 miếng gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát. Sau đó hãm với 200ml nước sôi trong khoảng 15 phút. Chờ cho nước gừng ấm rồi trực tiếp. Nên uống chậm rãi để phát huy tối đa công dụng giảm đau.

cách giảm đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày có thể uống ngay một ly nước gừng ấm để khắc phục nhanh triệu chứng

– Uống trà hoa cúc:

Bên cạnh trà gừng thì trà hoa cúc cũng là thức uống rất phù hợp với những người đang bị đau dạ dày. Trà hoa cúc có vị ngọt dịu sẽ giúp trung hòa acid dạ dày. Từ đó làm giảm các triệu chứng đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…

Khi cơn đau dạ dày bùng phát, bạn có thể thưởng thức một tách trà hoa cúc ấm. Nên thêm vào một chút mật ong hoặc đường phèn để tạo vị ngọt tự nhiên. Ngoài ra bạn có thể duy trì sử dụng 1 ly trà hoa cúc mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Massage vùng bụng:

Đây là một trong những cách giúp làm giảm đau dạ dày cấp tốc rất hiệu quả. Massage sẽ tác động và làm cải thiện nhu động dạ dày cũng như đường ruột. Từ đó làm giảm các tình trạng dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị.

Khi massage cần nằm ngửa và đặt 2 bàn tay lên bụng rồi xoa theo chiều kim đồng hồ. Có thể thoa thêm dầu để nhận được hiệu quả tốt hơn. Nên sử dụng lực tay nhẹ nhàng và massage trong khoảng 5 – 10 phút.

3. Thăm khám và điều trị y tế

Tình trạng đau dạ dày thường có liên quan đến các bệnh dạ dày hoặc bệnh đường tiêu hóa. Do đó các giải pháp giảm đau và khắc phục tại nhà sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề. Tốt nhất người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và kiểm tra tiền sử bệnh. Đồng thời có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Từ đó giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ riêng. Tuy nhiên, thông thường bệnh đau dạ dày sẽ được điều trị bằng thuốc. Một số thuốc được dùng phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống acide ion
  • Omeprazol
  • Amoxicilline
  • Thuốc dạ dày chữ P
  • Gastrogel
  • Gaviscon
  • Nano Curcumin
điều trị đau dạ dày
Đau dạ dày thường liên quan đến các vấn đề bệnh lý nên cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Khi sử dụng các loại thuốc Tây chữa đau bao tử cần tuân thủ đơn thuốc và liệu trình của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm liều, đổi thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày thường cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng bởi chúng thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ. Thuốc Tây có thể bào mòn dạ dày và khiến cho tổn thương niêm mạc càng thêm nặng nề.

Phòng ngừa chứng đau dạ dày hiệu quả

Khi tìm hiểu về bệnh đau dạ dày thì rất nhiều người quan tâm đến vấn đề liệu có biện pháp phòng ngừa chứng bệnh này hay không? Theo các chuyên gia, một số biện pháp sau đây có thể giúp làm giảm nguy cơ bị đau dạ dày:

  • Ăn chậm, nhai kỹ, có thể chia nhỏ 3 bữa chính ra thành 5 – 6 bữa phụ trong ngày
  • Tuân thủ quy tắc dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể từ nguồn thực phẩm tươi sạch
  • Chú ý đến biểu hiện của cơ thể sau khi tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế uống rượu bia và các loại nước ngọt đóng chai
  • Không nên tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đồ cay nóng, lên men, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi dùng bữa
  • Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng và stress trong cuộc sống
  • Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid,…

Đau dạ dày gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. May mắn là tình trạng này có thể được khắc phục hoàn toàn nếu sớm phát hiện và can thiệp điều trị. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề cần được quan tâm bên cạnh việc sử dụng thuốc. Một chế độ ăn hợp lý chính là "chìa khóa" để quản lý triệu chứng và giúp dạ...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 40 năm
  • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Phan Thị Hiền theo đuổi chuyên ngành Tiêu hóa Nhi khoa. Bác sĩ được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, khám chữa và điều trị các bệnh về tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng không rõ nguyên nhân...

Xem tiếp
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 15 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Ngoan tốt nghiệp bac sĩ Nội trú, chuyên ngành Nhi và đi thu nghiệp tại Pháp. Năm 2005, bác sĩ Ngoan bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đến nay bác sĩ Ngoan đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nôn trớ...

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp

Bài viết liên quan