Cách Xoa Bụng Chữa Đau Dạ Dày

Tác giả: Cập nhật: 11:30 am , 27/06/2024

Cách xoa bụng chữa đau dạ dày có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm. Ưu điểm của mẹo chữa này là dễ thực hiện, an toàn và có thể cắt nhanh cơn đau nếu áp dụng đúng cách.

Xoa bụng chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Đau dạ dày thường gây ra cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) đi kèm với các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn mửa và tiêu hóa kém. Đau dạ dày có thể xảy ra trong thời gian ngắn do stress và ăn uống không điều độ. Tuy nhiên, tình trạng cũng có thể xảy ra thường xuyên và kéo dài do một số vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày thực quản,…

Trong y học cổ truyền, đau dạ dày được gọi là chứng “vị quản thống”. Căn nguyên bệnh thường do nóng giận, suy nghĩ quá nhiều kết hợp với ăn uống không điều độ khiến chức năng của các tạng như tỳ, vị bị ảnh hưởng. Dần dần dẫn đến khí trệ và ứ huyết gây đau vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và buồn nôn.

xoa bụng chữa đau dạ dày
Xoa bụng chữa đau dạ dày là cách cải thiện cơn đau an toàn, đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà

Xoa bụng chữa đau dạ dày là cách chữa có nguồn gốc từ dân gian. Theo kinh nghiệm, xoa bóp tác động một lực vừa phải lên vùng bụng nên sẽ kích thích đường ruột, qua đó cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, xoa bóp còn giúp điều hòa nhu động dạ dày và giảm hiện tượng tăng tiết dịch vị quá mức.

Bên cạnh đó, xoa bóp đều đặn còn kích thích hoạt động tiêu hóa, từ đó giúp giảm áp lực lên dạ dày và giảm nhanh cơn đau ở vùng thượng vị. Vì vậy, bạn có thể áp dụng cách này để cải thiện tình trạng đau dạ dày và giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm.

Nhìn chung, xoa bóp chữa đau dạ dày mang lại hiệu quả khá rõ rệt trong việc giảm cơn đau, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn. Tuy nhiên, cách này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và đôi khi không có cải thiện đối với những trường hợp đau nặng. Nếu cần thiết, có thể kết hợp thêm với cách chữa đau dạ dày tại nhà để tăng hiệu quả.

Hướng dẫn cách xoa bụng chữa đau dạ dày thực hiện tại nhà

Xoa bụng chữa đau dạ dày là cách đơn giản, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Cách này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu có sự hỗ trợ của người thân. Bởi việc tự thực hiện sẽ khó điều chỉnh lực và bị giới hạn hơn so với việc nhờ người khác xoa bóp.

Có 2 cách xoa bóp chữa đau dạ dày, bao gồm xoa bụng theo chiều kim đồng hồ và day ấn huyệt vị. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn có thể kết hợp cả 2 cách này:

1. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ

Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ giúp điều hòa nhu động của dạ dày và đường ruột. Lặp đi lặp lại động tác này giúp giảm đau dạ dày bằng cách hạn chế tình trạng dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức. Tác động từ động tác xoa bụng còn kích thích đường ruột và các cơ quan tiêu hóa khác hoạt động để chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.

xoa bụng chữa đau dạ dày
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ giúp điều hòa hoạt động của đường ruột và dạ dày

Cách xoa bụng giảm đau dạ dày:

  • Nằm ngửa và giữ vai, chân thoải mái
  • Cho dầu nóng vào tay xoa đều cho nóng
  • Sau đó, đặt hai tay lên bụng và tiến hành xoa bụng theo chiều kim đồng hồ
  • Sử dụng lực vừa phải xoa liên tục trong 3 – 5 phút

Nên áp dụng cách giảm đau dạ dày bằng biện pháp xoa bụng khi cơn đau bùng phát. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách này sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ để kích thích hoạt động tiêu hóa.

2. Kết hợp day ấn huyệt

Bên cạnh cách xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, bạn có thể kết hợp day ấn huyệt để tăng hiệu quả giảm đau. Tác động vào các huyệt vị này còn giúp thúc đẩy khả năng tiêu hóa và điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày.

Để giảm đau dạ dày, bạn nên kết hợp xoa bụng và day ấn các huyệt vị sau:

Day ấn huyệt Trung Quản:

Huyệt Trung Quản là huyệt nằm ngay vùng thượng vị (vị trí của dạ dày). Để xác định huyệt, lấy vị trí của rốn đo thẳng lên khoảng 4 thốn. Day ấn huyệt Trung Quản có tác dụng điều hòa hoạt động co bóp, sản xuất axit dạ dày và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

xoa bụng chữa đau dạ dày
Huyệt Trung quản có tác dụng điều hòa nhu động và hoạt động sản xuất dịch vị của dạ dày

Đối với huyệt vị này, nên dùng ngón tay giữa hoặc ngón cái ấn vào với lực mạnh nhất đến khi có cảm giác tê tức nặng và lan tỏa sâu vào bên trong dạ dày. Mỗi lần ấn khoảng 1 – 3 phút để giảm đau và có thể thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau.

Huyệt Túc tam lý:

Huyệt Túc tam lý là huyệt nằm phía dưới đầu gối. Vị trí của huyệt được xác định bằng cách đo xuống dưới mắt gối ngoài 3 thốn. Tương tự như huyệt Trung Quản, bạn cũng dùng ngón tay ấn vào huyệt đến khi có cảm giác ê tức. Thực hiện 2 – 3 lần để cơn đau và các triệu chứng thuyên giảm.

Huyệt Túc tam lý có tác dụng kiện vị, bổ tỳ, chống co thắt dạ dày và giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, tác động vào huyệt vị này còn giúp tăng lưu thông khí huyết và cải thiện hệ miễn dịch.

Huyệt Thái xung:

Huyệt Thái xung nằm ở bàn chân, vị trí từ khe của ngón giữa và ngón trỏ đo lên 1.5 thốn. Tác dụng của huyệt là thanh can hỏa, bình can và sơ tiết thấp nhiệt hạ tiêu nên có thể cải thiện tình trạng đau đầu và đau dạ dày. Ấn huyệt Thái xung còn giúp giải tỏa tinh thần, giảm căng thẳng và cải thiện cơn đau ở nhiều cơ quan khác nhau.

xoa bụng chữa đau dạ dày
Huyệt Thái xung có tác dụng giảm đau ở nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm cả đau dạ dày

Theo kinh nghiệm của dân gian, nên ấn huyệt Thái xung 2 lần/ ngày (sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ). Tương tự như các huyệt vị khác, vẫn sử dụng ngón cái ấn vào huyệt trong vòng 2 phút. Tăng lực lên dần đến khi có cảm giác tê tức tại chỗ thì giữ, duy trì cho hết thời gian.

Huyệt Nội quan:

Huyệt Nội quan nằm ở trên cổ tay 2 thốn. Huyệt có tác dụng điều trung khí và thông khí cơ ở tam tiêu nên có thể cải thiện triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Trước khi ấn huyệt, nên nắm các ngón tay vào và gấp nhẹ để hai đường gân cẳng tay hiện rõ. Sau đó, dùng ngón cái của tay còn lại ấn vào đến khi có cảm giác ê tức. Thực hiện trong khoảng 2 phút sẽ nhận thấy cơn đau giảm đi đáng kể.

Xoa bụng và bấm huyệt có thể giảm đau dạ dày, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Nếu kiên trì thực hiện, cơn đau và các triệu chứng đi kèm sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý khi xoa bụng giảm đau dạ dày

Xoa bụng chữa đau dạ dày là cách đơn giản, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Kiên trì áp dụng cách này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau và tăng cường hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên trước khi áp dụng, nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Không xoa bụng và ấn huyệt lên vùng da bị lở loét, có vết thương hở, bị viêm da cơ địa và mề đay. Tác động cơ học từ biện pháp này sẽ khiến cho da bị sưng đỏ, ngứa ngáy và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Xoa bóp chữa đau dạ dày là biện pháp đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp không quá cao nên cần kiên trì áp dụng để nhận thấy kết quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với một số cách giảm đau dạ dày cấp tốc để tối ưu hiệu quả.
  • Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày để cắt nhanh cơn đau.
  • Đau dạ dày là dấu hiệu cho thấy dạ dày và các cơ quan tiêu hóa đang gặp phải vấn đề. Vì vậy, bạn nên tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.
  • Nên kết hợp cách xoa bụng chữa đau dạ dày với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, nên chú ý đến một số thói quen có thể làm nghiêm trọng cơn đau dạ dày như hút thuốc lá, stress, thức khuya và sử dụng thuốc chống viêm.

Xoa bụng chữa đau dạ dày là cách khá đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã biết cách giảm đau dạ dày an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp này cho hiệu quả khá hạn chế. Vì vậy, nên kết hợp thêm một số cách khác và điều chỉnh một số thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề cần được quan tâm bên cạnh việc sử dụng thuốc. Một chế độ ăn hợp lý chính là "chìa khóa" để quản lý triệu chứng và giúp dạ...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 40 năm
  • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Phan Thị Hiền theo đuổi chuyên ngành Tiêu hóa Nhi khoa. Bác sĩ được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, khám chữa và điều trị các bệnh về tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng không rõ nguyên nhân...

Xem tiếp
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 15 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Ngoan tốt nghiệp bac sĩ Nội trú, chuyên ngành Nhi và đi thu nghiệp tại Pháp. Năm 2005, bác sĩ Ngoan bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đến nay bác sĩ Ngoan đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nôn trớ...

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp

Bài viết liên quan