Viêm Đại Tràng Do Amip

Tác giả: Cập nhật: 3:14 pm , 27/06/2024

Viêm đại tràng do Amip có thể gây kích ứng và loét bên trong đường ruột, dẫn đến đau đớn và thay đổi thói quen đi đại tiện. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng cũng như vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do đó người bệnh cần có kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Viêm đại tràng do Amip
Viêm đại tràng do Amip có thể gây loét đại tràng, dẫn đến chảy máu mà nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác

Viêm đại tràng do Amip là gì?

Amip là một loại sinh vật đơn bào, thường được tìm thấy trong thực phẩm nhiễm bẩn, đặc biệt là phân. Hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng Amip không gây ra triệu chứng nhận biết, tuy nhiên một số người bệnh có thể bị kiết lỵ và bệnh đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm đại tràng. Ngoài ra, đôi khi Amip cũng gây nhiễm trùng máu và xâm lấn đến các cơ quan khác, chẳng hạn như phổi, tim, thận, bộ phận sinh dục, phúc mạc và da.

Thông thường, Amip có ở hai dạng là dạng hoạt động và dạng nang được bọc trong một lớp kén. Amip hoạt động thường bị tiêu diệt bởi acid dạ dày khi đi vào cơ thể, tuy nhiên Amip dạng nang không bị ảnh hưởng bởi dịch vị và tiếp tục phát triển, dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa.

Các Amip dạng nang có thể tồn tại ngoài môi trường trong vài tuần đến vài tháng. Nang có thể được tìm thấy trong đất, phân bón, nước bị ô nhiễm hoặc tay của người chế biến thực phẩm. Khi Amip đi vào hệ thống tiêu hóa sẽ tạo ra các thể sinh dưỡng (Amip hoạt động), xâm nhập vào hàng rào niêm mạc đại tràng, dẫn đến tổn thương các mô, tiêu chảy, đi ngoài ra máu và viêm đại tràng hoặc bệnh viêm ruột.

Thông thường Amip được chẩn đoán trong phòng thí nghiệm bằng cách phương pháp kỹ thuật miễn dịch học. Ngoài các phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn như xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đề nghị chẩn đoán bằng cách soi kính hiển vi, nuôi cấy hoặc xét nghiệm huyết thanh và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR).

Viêm đại tràng do Amip được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như sử dụng thuốc, bổ sung nước và thay đổi phong cách sống. Hầu hết các trường hợp, bệnh không nghiêm trọng và được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần nhập viện để tiến hành các kiểm tra lâm sàng và có kế hoạch điều trị hợp lý hơn.

Amip gây viêm đại tràng như thế nào?

Amip là loại ký sinh trùng đơn bào, không tạo thành bào tử, có thể dẫn đến phân giải protein và ly giải mô. Trong trường hợp nghiêm trọng, Amip có thể gây chết các tế bào vật chủ và dẫn đến tử vong.

amip gây viêm đại tràng
Amip có thể ký sinh vào đường ruột, dẫn đến tiêu chảy, viêm đại tràng và nhiều vấn đề sức khỏe khác

Viêm đại tràng Amip thường xảy ra thông qua đường ăn uống, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả sinh trưởng ở môi trường không hợp vệ sinh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Amip chủ yếu gây ảnh hưởng đến manh tràng, hồi tràng, bởi vì những vị trí này rất giàu chất dinh dưỡng và các vi khuẩn cộng sinh với Amip.

Các Amip lớn sẽ xâm nhập vào thành ruột, gây tổn thương hệ thống tiêu hóa. Trong khi đó, các Amip nhỏ thường bị đẩy ra bên ngoài cơ thể theo phân. Do đó, khi kiểm tra phân, bác sĩ có thể xác định viêm đại tràng do Amip.

Tuy nhiên, Amip chỉ có thể xâm nhập và sinh sống khi thành ruột có tổn thương. Các Amip sẽ sinh sản, phát triển và tạo ra các protein gây viêm, hoại tử và tổn thương thành đại tràng. Khi các ổ viêm lan rộng, có thể dẫn đến tổn thương sâu, gây lở loét đại tràng, áp xe hoặc thủng đại tràng.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm đại tràng do Amip đáp ứng tốt các phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên cần chú ý phòng ngừa cũng như ngăn ngừa các vấn đề tái phát trong tương lai.

Dấu hiệu viêm đại tràng do Amip

Theo thống kê, chỉ có khoảng 10 – 20% người bệnh Amip có dấu hiệu viêm đại tràng và các vấn đề đường ruột. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, các dấu hiệu có thể bao gồm:

1. Dấu hiệu ban đầu

Trong hầu hết các trường hợp, viêm đại tràng do Amip có thể dẫn đến tiêu chảy ra máu hoặc chất nhầy. Sau đó các Amip sẽ được giải phóng thông qua phân ra môi trường, từ đó tạo nên các tác nhân gây bệnh mới.

viêm loét đại trực tràng chảy máu
Đau đớn liên tục và kéo dài là dấu hiệu phổ biến của viêm đại tràng do Amip

Các triệu chứng nhiễm trùng Amip có xu hướng xuất hiện từ 1 – 4 tuần sau khi ăn phải nang Amip. Các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường có xu hướng nhẹ, chẳng hạn như:

  • Đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, chuột rút
  • Đi đại tiện ra máu hoặc có chất nhầy
  • Tiêu chảy
  • Có dấu hiệu mất nước
  • Đau đầu
  • Nôn mửa
  • Sốt

2. Dấu hiệu nghiêm trọng

Trong các trường hợp hiếm gặp, Amip có thể xuyên thủng thành ruột, xâm nhập vào máu và di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác nhau. Amip thường gây tổn thương gan, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, não và các cơ quan khác.

Nếu viêm đại tràng do Amip nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến:

  • Áp xe
  • Nhiễm trùng
  • Viêm đại tràng nghiêm trọng
  • Tử vong

Một biến chứng rất hiếm gặp khác của viêm đại tràng do amip hoại tử tối cấp, có thể phá hủy mô ruột, dẫn đến thủng ruột và viêm phúc mạc.

Để hạn chế các rủi ro nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay nếu có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng và mạnh mẽ về sức khỏe tổng thể. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Giảm cân đột ngột
  • Chóng mặt và lú lẫn
  • Thay đổi khi đi tiểu
  • Có máu trong phân hoặc chảy quá nhiều máu khi đi đại tiện
  • Thay đổi nhịp tim
  • Khó thở

Chẩn đoán viêm đại tràng do Amip như thế nào?

Bác sĩ có thể đề nghị khám sức khỏe tổng quát để đánh giá tiền sử viêm đại tràng do Amip trong quá khứ. Người bệnh cũng được hỏi về các loại kháng sinh và các quốc gia đã đi du lịch trong thời gian gần, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đánh giá mức độ mất nước và lấy mẫu phân để xác định Amip trong hệ thống. Bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm máu để xác định các kháng nguyên.

viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra phân hoặc máu để xác định trùng Amip

Nếu nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng huyết (một tình trạng gây đe dọa đến tính mạng) hoặc người bệnh lớn tuổi, người bị suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang và chụp CT để loại bỏ các nguyên nhân nghiêm trọng. Đôi khi người bệnh có thể được đề nghị nội soi đại tràng để kiểm tra sức khỏe ruột kết.

Viêm đại tràng do Amip có thể khó chẩn đoán. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng, thời gian cũng như tần suất xuất hiện để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Cách điều trị viêm đại tràng do Amip

Hầu hết các trường hợp viêm đại tràng do nhiễm trùng Amip được điều trị ngoại trú với các loại thuốc và hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên môn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị:

1. Hydrate hóa

Nhiễm trùng Amip có thể gây mất nước, do đó điều quan trọng là hydrat hóa để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và đề nghị lượng chất lỏng cần bổ sung phù hợp. Bác sĩ cũng có thể kê một loại dung dịch dưỡng ẩm được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (nhỏ giọt tĩnh mạch) để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Ngoài ra, người bệnh có thể hydrate hóa bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm như:

  • Súp, canh hầm, nước dùng
  • Các loại trái cây như bưởi, nho, dưa hấu và các loại nước ép hoa quả khác
  • Nước uống bù điện giải
  • Sinh tố

2. Sử dụng thuốc kháng sinh

Viêm đại tràng do Amip được kiểm soát nhanh chóng và an toàn thông qua một số loại kháng sinh. Liều lượng và loại thuốc được xác định phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ liều lượng được hướng dẫn đến cải thiện các triệu chứng và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

thuốc diệt amip trong lòng ruột
Các loại thuốc điều trị viêm đại tràng do Amip chủ yếu tiêu diệt Amip ở mô ruột, từ đó cải thiện các triệu chứng

Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng để điều trị nhiễm trùng Amip bao gồm:

  • Metronidazole: Metronidazole chủ yếu tiêu diệt Amip trong đường ruột và các mô, tuy nhiên không thể loại bỏ các nang Amip khỏi đường ruột. Thuốc thường được hấp thụ vào các tế bào, sau đó sẽ hình thành các hợp chất chuyển hóa trung gian và liên kết DNA, ức chế tổng hợp protein, từ đó tiêu diệt các Amip.
  • Tinidazole: Tinidazole là một dẫn xuất 5-nitroimidazole được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng. Thuốc được sử dụng để loại bỏ Amip trong đường ruột ở người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
  • Paromomycin: Paromomycin là thuốc diệt khuẩn hấp thụ kém  và được chỉ định điều trị nhiễm Amip đường ruột, chẳng hạn như viêm đại tràng do Amip. Paromomycin cũng được sử dụng sau Metronidazole và Tinidazole để loại bỏ các nang Amip ra khỏi đại tràng.
  • Iodoquinol: Iodoquinol là một hydroxyquinoline halogen hóa, hoạt động chủ yếu trong lòng ruột và được dung nạp tốt vào bữa ăn. Iodoquinol được sử dụng sau khi loại bỏ Amip ra khỏi đại tràng.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống buồn nôn, giảm đau và kiểm soát tình trạng tiêu chảy, nếu cần thiết. Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh điều trị viêm đại tràng do Amip được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, không được tự ý thay đổi liều lượng để tránh các rủi ro không mong muốn.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Thực hiện chế độ ăn uống phù là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị viêm đại tràng. Khi bùng phát các triệu chứng viêm đại tràng, người bệnh nên ăn các thực phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống được tránh các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

chế độ ăn cho người viêm đại tràng
Thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết và quan trọng đối với bệnh nhân viêm đại tràng

Một số loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng khi bị viêm đại tràng do Amip bao gồm:

  • Trái cây ít chất xơ như chuối, dưa hấu vàng, trái cây nấu chín.
  • Các loại Protein nạc như các loại cá, thịt lợn (nạc cắt miếng), Gia cầm (thịt trắng không da), trứng, đậu phụ, đậu nành.
  • Các loại rau, củ thuộc họ rau nấu chín, không hạt, bỏ vỏ, như măng tây, dưa chuột, khoai tây, bí đao.

Trong thời gian bùng phát, tốt nhất người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm có thể gây đầy hơi, chuột rút và tiêu chảy. Các loại thực phẩm này bao gồm:

  • Rau xanh sống như bông cải xanh, súp lơ trắng
  • Trái cây có vỏ và hạt như táo và mâm xôi
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, đặc biệt là các sản phẩm có chứa đường lactose
  • Đường khó hấp thu như chất ngọt trong kẹo cao su không đường, kem, bánh nướng, một số loại trái cây, nước trái cây, đào hoặc mận khô.
  • Các loại thực phẩm có đường, giàu chất béo như kem, đồ chiên, bơ thực vật.
  • Rượu, đồ uống có chứa cafein.
  • Thực phẩm cay.

Sau khi các triệu chứng viêm đại tràng đã được cải thiện, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp trước khi quay về các thói quen ăn uống bình thường. Thực phẩm cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, giữ nước bao gồm men vi sinh, thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc, trái cây và rau quả nhiều màu sắc và thực phẩm giàu canxi. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể góp phần phòng ngừa viêm đại tràng tái phát.

Phòng ngừa viêm đại tràng do Amip

Thực hiện vệ sinh đúng cách là biện pháp tốt nhất để tránh nhiễm trùng Amip. Theo nguyên tắc chũng, hãy rửa tay thật sạch với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi tiếp xúc với thực phẩm. Nếu đi du lịch hoặc đến những nơi dễ bị nhiễm trùng, hãy tuân thủ chế độ ăn uống vệ sinh trong khi chuẩn bị và khi ăn uống.

Một số lưu ý để phòng ngừa viêm đại tràng do Amip bao gồm:

  • Rửa sạch trái cây, rau quả trước khi ăn
  • Tránh sử dụng trái cây hoặc rau chế biến sẵn
  • Sử dụng nguồn nước vệ sinh, an toàn hoặc sản phẩm đóng chai chất lượng
  • Hãy đun sôi nước máy trong ít nhất 1 phút hoặc thêm viên i ốt vào nước để khử khuẩn
  • Tránh sử dụng sữa, phô mát hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
  • Tránh sử dụng thực phẩm đường phố hoặc từ người bán hàng rong

Viêm đại tràng do Amip thường đáp ứng các biện pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bởi bác sĩ chuyên môn.

Thời gian điều trị viêm đại tràng Amip phụ thuộc vào từng đối tượng bệnh. Thông thường nhiễm trùng nhẹ hoặc nhiễm trùng ở trẻ em có xu hướng kéo dài ít hơn ba ngày. Ở người lớn các triệu chứng thường được cải thiện trong bày ngày. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể kéo dài từ ba đến bốn tuần.

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ được cải thiện trong vòng 1 – 2 tuần nếu tuân thủ điều trị và nghỉ ngơi phù hợp. Nếu người bệnh có những thay đổi đột ngột về sức khỏe hoặc lo lắng các vấn đề tiềm ẩn, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Bị viêm đại tràng có quan hệ được không và quan hệ như thế nào để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số hướng dẫn cũng...
Viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì để cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan? Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc phổ...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 40 năm
  • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Phan Thị Hiền theo đuổi chuyên ngành Tiêu hóa Nhi khoa. Bác sĩ được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, khám chữa và điều trị các bệnh về tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng không rõ nguyên nhân...

Xem tiếp
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 15 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Ngoan tốt nghiệp bac sĩ Nội trú, chuyên ngành Nhi và đi thu nghiệp tại Pháp. Năm 2005, bác sĩ Ngoan bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đến nay bác sĩ Ngoan đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nôn trớ...

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp

Bài viết liên quan