Viêm Đại Tràng Co Thắt Uống Thuốc Gì
Viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì để cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan? Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc phổ biến, hiệu quả và an toàn trong danh sách dưới đây để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì?
Viêm đại tràng co thắt còn gọi là Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đây là một chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến, dẫn đến khó chịu, đầy hơi, đau bụng và chuột rút. Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc trị đại tràng co thắt phù hợp, thay đổi chế độ ăn uống cũng như hướng dẫn người bệnh lối sống để phòng ngừa các biến chứng.
Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm đại tràng co thắt tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo.
1. Thuốc trị đại tràng co thắt Xifaxan
Xifaxan là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị chứng tiêu chảy ở khách du lịch và sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non. Hiện tại, Xifaxan được FDA chấp thuận sử dụng như một loại thuốc trị đại tràng co thắt không gây táo bón.
Xifaxan có cơ chế hoạt động khách với hầu hết loại kháng sinh. Thuốc không đi vào máu mà nhắm mục tiêu trực tiếp đến vi khuẩn ở ruột non và ruột già, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng. Ngoài ra, thuốc cũng cải thiện các triệu chứng tiêu chảy và đầy hơi.
Hướng dẫn sử dụng:
- Người lớn: 550 mg chia thành 3 lần mỗi ngày, kéo dài trong 14 ngày
- Trẻ em: Trao đổi với bác sĩ để được chỉ định liều lượng phù hợp nhất
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Đau khớp
- Co thắt cơ bắp
- Buồn nôn
- Ngứa mũi hoặc cổ họng
- Đau bụng
- Mệt mỏi
Hầu hết các trường hợp, Xifaxan được dung nạp tốt và hiếm khi dẫn đến các triệu chứng không mong muốn. Trong một số trường hợp hiếm, Xifaxan có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Sưng cánh tay hoặc chân
- Sưng bụng
- Phản ứng dị ứng, chẳng hạn như phát ban, khó thở, sưng miệng, mắt, môi, lưỡi và cổ họng
- Nhiễm trùng C. diff, gây tiêu chảy nghiêm trọng và có thể gây đe dọa đến tính mạn
Lưu ý: Không sử dụng thuốc trị viêm đại tràng co thắt Xifaxan nếu có tiền sử dị ứng với Xifaxan hoặc các kháng sinh rifamycin khác, bao gồm Rifadin, Rimactane, Priftin hoặc Mycobutin.
2. Thuốc chống co thắt đại tràng Imodium
Imodium là một loại thuốc không kê đơn, được sử dụng để điều trị viêm đại tràng co thắt có tiêu chảy. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và phục hồi nhịp điệu hoạt động bình thường của đường ruột. Thuốc chống co thắt đại tràng Imodium thường mang lại hiệu quả trong vòng một giờ, có sẵn ở dạng viên nang và viên nén thông thường. Tuy nhiên, thuốc không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em dưới 12 tuổi.
Công dụng của thuốc:
- Giảm tốc độ và tần suất co thắt ở ruột kết
- Giảm bài tiết chất lỏng trong ruột già
- Tăng khả năng hấp thụ chất lỏng và chất điện giải trong đường ruột
- Tăng phân di chuyển qua ruột kết
- Tăng trương lực cơ ở hậu môn, giảm nguy cơ tai biến
- Giảm hoặc cải thiện tình trạng đau bụng
Hướng dẫn sử dụng thuốc Imodium:
- Liều dùng phổ biến nhất là 2 mg chia thành hai lần mỗi ngày
- Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, cụ thể là táo bón, có thể sử dụng thuốc với liều lượng 1 mg mỗi ngày
- Nếu cần thiết, có thể tăng liều lượng sử dụng, tuy nhiên không có 8 mg mỗi ngày
- Thuốc không có tác dụng ngay lập tức, tuy nhiên sẽ mang lại hiệu quả trong vòng 1 giờ. Nếu sau thời gian này mà không đạt được hiệu quả như mong muốn, hãy thông báo với bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Đau dạ dày
- Bụng phình to
- Táo bón
- Buồn nôn
- Nôn mửa
Imodium có xu hướng được dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Thuốc chủ yếu hoạt động ở ruột già, không đi vào máu và không vượt qua hàng rào máu não, do đó không có nguy cơ gây nghiện. Tuy nhiên FDA khuyến cáo, lạm dụng Imodium có thể làm tăng các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, đặc biệt là ở người bệnh tự ý sử dụng thuốc. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, không lạm dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Imodium là thuốc sử dụng ngắn hạn, tối đa là 2 ngày liên tục. Người bệnh không được sử dụng thuốc kéo dài hoặc tự ý thay đổi liều lượng, điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
3. Thuốc trị viêm đại tràng co thắt Lotronex
Lotronex là thuốc trị đại tràng co thắt dành có tiêu chảy. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm sự di chuyển phân qua ruột và hỗ trợ cải thiện nhiều triệu chứng viêm đại tràng khác, chẳng hạn như:
- Tiêu chảy
- Đau dạ dày
- Đau bụng hoặc đau đại tràng
- Chuột rút
- Đi đại tiện khẩn cấp
Hướng dẫn sử dụng:
- Liều ban đầu: 0.5 mg mỗi lần, 2 lần mỗi ngày
- Liều duy trì 0.5 mg uống một lần hoặc hai lần một ngày; có thể tăng lên đến 1 mg, uống hai lần mỗi ngày sau 4 tuần điều trị.
Tác dụng phụ:
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ
- Táo bón phức tạp, có liên quan đến thủng hoặc tắc nghẽn đại tràng
- Tử vong
Do các tác dụng phụ nghiêm trọng, thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng và chỉ khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị.
4. Thuốc đại tràng co thắt Trulance
Trulance là thuốc theo toa, chỉ có sẵn ở dạng viên nén, được sử dụng để điều trị táo bón mãn tính và viêm đại tràng co thắt kèm táo bón ở người lớn. Thuốc hoạt động bằng cách kiểm soát chất lỏng trong ruột, dẫn đến phân mềm hơn và đi vệ sinh nhiều hơn. Thuốc cũng làm tăng sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được sử dụng một lần một ngày, có hoặc không có thức ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nuốt toàn bộ viên thuốc với nước. Nếu không thể nuốt cả viên thuốc, người bệnh có thể nghiền nát sau đó hòa với nước để uống.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của Trulance là tiêu chảy. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:
- Ngứa da
- Buồn nôn và nôn mửa
- Phát ban da
- Chướng bụng
- Sưng bụng
- Chóng mặt
- Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài
Thuốc trị viêm đại tràng co thắt Trulance không được sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Không tự ý sử dụng thuốc khi không nhận được chỉ định của bác sĩ, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng.
5. Thuốc trị đại tràng co thắt Zelnorm
Zelnorm được sử dụng để điều trị rối loạn dạ dày, ruột, viêm đại tràng co thắt kèm táo bón. Thuốc hoạt động bằng cách tăng cường tốc độ di chuyển của thức ăn trong ruột, rút ngắn thời gian phân tồn tại và giảm các triệu chứng như đau bụng và táo bón.
Hướng dẫn sử dụng thuốc viêm đại tràng co thắt Zelnorm:
- Dùng thuốc với một ly nước đầy, uống khi bụng đói, trước bữa ăn 30 phút.
- Thuốc thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thông báo với bác sĩ nếu không đạt hiệu quả điều trị trong vòng 1 – 2 tuần.
Tác dụng phụ phổ biến:
- Nhức đầu, chóng mặt hoặc đau nửa đầu
- Đau lưng hoặc đau khớp
- Đau dạ dày, buồn nôn hoặc đầy hơi
Đôi khi thuốc có thể dẫn đến các tác dụng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Có máu trong phân
- Tiêu chảy liên tục
- Đau bụng dữ dội, chuột rút
- Bất tỉnh
6. Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn và kê đơn, được sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón và các triệu chứng viêm đại tràng co thắt khác. Hầu hết các loại thuốc nhuận tràng đều có thể sử dụng mà không cần kê đơn, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng ruột.
Các loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng để điều trị viêm đại tràng co thắt bao gồm:
- Chất làm mềm phân hoạt động bằng cách cho phép nước và chất béo ngấm vào phân, từ đó làm mềm phân. Thuốc làm mềm phân có thể được dùng bằng đường uống hoặc thuốc đặt trực tràng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Colace, Surfak, Mineral oil hoặc Pedia-Lax
- Thuốc nhuận tràng kích thích hoạt động bằng cách kích thích hệ thống đường ruột, gây ra sự bài tiết chất điện giải và chất lỏng của ruột kết. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Dulcolax, Senokot, các sản phẩm có chứa dầu thầu dầu hoặc nha đam.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu là các hợp chất không hấp thụ và hòa tan hút nước trong phân vào ruột kết thông qua thẩm thấu. Bằng cách này thuốc có thể giúp hóa lỏng phân và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Sorbitol hoặc Miralax.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu natri photphat được ruột non hấp thụ, có tác dụng làm mềm phân và giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên loại thuốc này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó không được lạm dụng thuốc.
7. Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm đôi khi được sử dụng như một loại thuốc trị viêm đại tràng co thắt. Thuốc thường được sử dụng với liều thấp nhằm giảm đau an toàn, cải thiện tình trạng căng thẳng và tăng cường chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm ngay cả khi người bệnh không bị trầm cảm. Trong trường hợp người bệnh bị trầm cảm hoặc lo lắng liên quan đến bệnh viêm đại tràng co thắt, thuốc chống trầm cảm sẽ cải thiện các triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Ngoài việc giảm đau, đôi khi thuốc chống trầm cảm cũng giúp giảm co thắt đường tiêu hóa và hỗ trợ phòng ngừa táo bón.
Các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
- Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI)
Không lạm dụng thuốc chống trầm cảm và không sử dụng thuốc nếu không nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn hoặc khi các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.
8. Thuốc chống co thắt
Thuốc chống co thắt thường được kê đơn để điều trị viêm đại tràng co thắt, giúp giảm đau bụng và chuột rút. Đặc biệt ở những người bệnh bị tiêu chảy, một số thuốc chống co thắt có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách nhắm mục tiêu và thư giãn các cơ trơn của đường tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa co thắt và cải thiện sức khỏe đường ruột.
Vì các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn sau khi ăn, do đó nên dùng những loại thuốc thuốc trị đại tràng co thắt này từ 30 đến 60 phút trước bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng.
Các loại thuốc chống co thắt cho viêm đại tràng co thắt bao gồm:
- Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể acetylcholine trong đường tiêu hóa, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm mức độ nghiêm trọng của co thắt cơ và giảm sản xuất chất nhầy trong ruột.
- Thuốc giãn cơ trơn trực tiếp, là thuốc kháng cholinergic tổng hợp, hoạt động bằng cách thay đổi quá trình vận chuyển natri và canxi.
- Thuốc có chứa tinh dầu bạc hà có tác dụng làm giãn cơ trơn, kháng khuẩn trực tiếp, chống viêm và giảm thiểu các triệu chứng của viêm đại tràng.
Tuy nhiên, thuốc chống co thắt có xu hướng gây táo bón, do đó chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các nghiên cứu về độ an toàn khi sử dụng lâu dài của thuốc chống co thắt tương đối hạn chế, do đó thuốc chỉ thích hợp để sử dụng trong thời gian ngắn.
Lời khuyên cho người bệnh viêm đại tràng co thắt
Bên cạnh việc tìm hiểu viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì, người nên đánh giá chế độ ăn uống và thận trọng với các loại thực phẩm gây co thắt đại tràng. Dưới đây là một số lưu ý cũng như phong cách sống phù hợp cho bệnh nhân viêm đại tràng co thắt, người bệnh có thể tham khảo.
- Quản lý căng thẳng, thực hiện các kỹ thuật thư giãn là một trong những cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng co thắt.
- Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng táo bón, đầy hơi. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp cải thiện căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Uống đủ nước có thể giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giúp người bệnh hấp thụ các loại thuốc chống co thắt đại tràng tốt hơn.
- Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, nấu các bữa ăn bằng nguyên liệu tươi nhất có thể. Ghi lại nhật ký thực phẩm và cố gắng tránh các loại thực phẩm gây kích thích đại tràng.
Các loại thuốc trị đại tràng co thắt có thể giúp giảm đau, hạn chế co thắt và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần có kế hoạch điều trị lâu dài, phòng ngừa các biến chứng liên quan.
Tham khảo thêm: