Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà
Những cách chữa đau tại nhà được áp dụng kiên trì có thể giúp bạn kiểm soát tốt các cơn đau ở mức độ nhẹ mà không phải dùng thuốc. Dưới đây là 12 mẹo đơn giản bạn không nên bỏ qua.
12 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản
Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm hang vị hay trào ngược dạ dày thực quản… Đôi khi, việc lạm dụng chất kích thích, ăn quá no hoặc stress kéo dài cũng có thể kích hoạt một cơn đau cấp tính.
Dân gian có nhiều cách trị đau dạ dày tại nhà tự nhiên để thay thế cho thuốc. Bao gồm:
1. Mẹo trị đau dạ dày bằng gừng
Gừng được xem là cứu cánh cho nhiều người bị đau dạ dày. Thảo dược này đặc biệt chứa nhiều gingerols, shogaols và các hoạt chất quý. Chúng được biết đến với tác dụng giảm đau, kháng viêm, tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng ức chế co thắt cơ, ổn định nhu động ruột, trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa buồn nôn và giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
Trong Đông y, gừng được sử dụng như một vị thuốc có tính ấm. Thảo dược này có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích lưu thông máu đến chữa lành tổn thương trong dạ dày. Chính vì vậy mà gừng đã trở thành dược liệu không thể thiếu trong các điều trị triệu chứng đau dạ dày liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.
- Cách 1: Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, cạo bỏ. Băm nhỏ gừng rồi đem hãm trà uống mỗi ngày 2 – 3 tách. Có thể pha thêm một ít mật ong nguyên chất vào trà gừng để làm dịu bớt vị cay và tăng công dụng giảm đau.
- Cách 2: Gừng tươi thái lát mỏng rồi ngâm với mật ong. Mỗi khi cơn đau dạ dày tái phát, bạn hãy lấy 1 lát gừng ngậm trong miệng và nhai nuốt nước từ từ. Áp dụng 2 – 3 lần trong ngày.
Chống chỉ định dùng gừng chữa đau dạ dày cho những bệnh nhân đang bị sốt cao, người bị sỏi túi mật hoặc có vấn đề về gan.
2. Giảm đau dạ dày bằng cách chườm nóng
Chườm nóng là một cách đơn giản giúp bạn tạm thời cắt đứt cơn đau dạ dày. Dưới tác động của nhiệt nóng, các mạch máu dưới da giãn nở to hơn, từ đó tăng cường bơm máu vào trong dạ dày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tổn thương trong dạ dày.
Ngoài ra, chườm nóng còn có tác dụng xoa dịu cơn đau bằng cách làm thư giãn các cơ, giảm hiện tượng co thắt dạ dày. Mỗi ngày, bạn có thể chườm nóng 3 – 4 lần tùy theo mức độ và tần suất bị đau.
Cách 1: Dùng túi chườm
- Chuẩn bị mốt túi chườm có khả năng chịu nhiệt tốt.
- Đổ nước nóng vào đầy túi
- Nằm ngửa thư giãn trên giường rồi đặt túi chườm lên trên vùng bị đau trong 15 – 20 phút
- Trong quá trình chườm, thỉnh thoảng bạn nên dịch chuyển túi nước nóng để nhiệt độ không tác động quá nhiều một chỗ gây cảm giác bỏng rát.
Cách 2: Chườm muối rang
- Bỏ 1 bát muối hạt vào trong chảo khô
- Rang muối đến khi nóng lên rồi đổ vào trong một cái túi vải
- Chườm trực tiếp lên các khu vực ảnh hưởng. Cơn đau dạ dày sẽ được xoa dịu đáng kể.
3. Uống trà hoa cúc chữa đau dạ dày
Thêm một cách chữa đau dạ dày tại nhà an toàn cho bạn tham khảo đó là dùng trà hoa cúc. Đây là một loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị đau dạ dày như:
- Làm thư giãn thần kinh, giúp người bệnh bớt căng thẳng, mệt mỏi
- Giảm co thắt cơ trơn, qua đó cải thiện tình trạng đau dạ dày
- Giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau dạ dày vào ban đêm
- Ngăn ngừa mất ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh
- Trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, chống trào ngược dạ dày thực quản.
- Kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
Cách sử dụng:
- Lấy 2 thìa hoa cúc khô bỏ vào ấm pha trà
- Đổ đầy nước sôi vào rồi đậy nắp kín lại
- Ủ trà trong khoảng 15 phút để các hoạt chất trong hoa cúc giải phóng hết vào trong nước.
- Rót uống dần khi trà còn ấm
- Ngày dùng 2 – 3 tách trong một thời gian để xoa dịu cơn đau khó chịu cho dạ dày.
4. Uống sữa nóng giảm đau dạ dày
Mỗi khi cơn đau dạ dày tái phát, bạn có thể uống một ly sữa nóng để cải thiện cảm giác khó chịu. Với nguồn protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, sữa giúp bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Hơn nữa, uống sữa nóng còn có tác dụng làm dịu kích ứng ở niêm mạc nên góp phần đẩy lùi cơn đau dạ dày nhanh chóng. Một số người có thể không dung nạp thành phần lactose có trong nhiều sản phẩm sữa dẫn đến tiêu chảy, đau dạ dày dữ dội hơn. Vì vậy, hãy đọc kỹ bảng thành phần của sữa trước khi mua về dùng. Bạn cũng không nên uống sữa tươi vào lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy rất dễ bị đau bụng.
Các bước thực hiện:
- Bỏ 250ml sữa tươi vào trong nồi đun sôi hoặc làm nóng trong lò vi sóng
- Lấy sữa ra cho nguội bớt và uống từ từ từng ngụm nhỏ.
- Ngày dùng 2 ly để bổ sung thêm dưỡng chất và hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
5. Cách trị đau dạ dày tại nhà bằng mật ong
Mật ong là vị thuốc chữa đau dạ dày khá quen thuộc trong dân gian. Nguyên liệu này giàu chất chống oxy hóa, các loại axit amin, vitamin E, C, sắt, magie và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm viêm, làm dịu cơn đau, giảm tiết axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Việc sử dụng mật ong hàng ngày cũng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường năng lượng cho cơ thể hoạt động, bồi bổ cơ thể và cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày.
- Cách 1: Đong 2 thìa mật ong (khoảng 10ml) vào ly nước ấm. Khuấy cho mật ong tan đều. Ngày dùng 2 lần vào buổi sáng khi mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Cách 2: Trộn mật ong nguyên chất với tinh bột nghệ. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Có thể vo hỗn hợp thành viên hoàn và đem phơi khô, bảo quản trong hộp kín dùng dần.
6. Uống nước ép bạc hà chữa đau dạ dày
Cơn đau dạ dày hoành hành khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên giấc. Nếu trong nhà có trồng bạc hà, hãy tận dụng ngay để khắc phục cơn đau thay vì nghĩ đến việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có nhiều tác dụng phụ trong Tây y.
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu với hàm lượng chủ yếu là menthol. Chất này không chỉ tạo ra mùi thơm đặc trưng của lá mà còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, kích thích tiêu hóa và ức chế hoạt động của gốc tự do gây ung thư dạ dày.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà và cẩn thận ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để diệt khuẩn
- Bỏ lá vào trong máy xay sinh tố. Thêm một ít nước vào cho dễ xay
- Dùng rây lọc lấy nước cốt lá bạc hà, bỏ bã
- Uống nguyên chất hoặc pha thêm vào một thìa mật ong cho dễ uống.
- Sử dụng nước cốt lá bạc hà đều đặn mỗi ngày khoảng 2 lần cho đến khi cơn đau dạ dày chấm dứt hẳn. Chống chỉ định cho các trường hợp bị đau liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
7. Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng nghệ vàng
Củ nghệ vàng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhất là cho người bị đau dạ dày. Nhờ chứa nhiều curcumin, thảo dược này có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp chữa lành tổn thương viêm ở lớp lót bên trong dạ dày, cải thiện tình trạng đau và các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược axit, viêm hang vị dạ dày…
- Cách 1: Giã nát 1 củ nghệ rồi vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần
- Cách 2: Pha 1 thìa bột nghệ vào trong ly sữa ấm uống
- Cách 3: Trộn 1 thìa tinh bột nghệ với 1 thìa mật ong nguyên chất. Ngày ăn 2 lần để giảm đau dạ dày.
- Cách 4: Giã nát 1 kg nghệ tươi ngâm chung với 2 lít mật ong trong khoảng 2 tuần. Mỗi lần uống 1 thìa x 2 – 3 lần/ngày mỗi khi dạ dày lên cơn đau.
8. Massage giảm đau dạ dày
Massage bụng đúng cách có tác dụng tích cực trong việc giảm đau dạ dày. Phương pháp này có tác dụng làm thư giãn dây thần kinh, giảm cảm giác đau, ức chế co thắt cơ trơn trong dạ dày và tăng cường lưu thông máu để chữa lành các tế bào bị tổn thương.
Thường xuyên massage bụng còn giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy bụng, ăn lâu tiêu do ảnh hưởng của các bệnh về dạ dày.
Các bước thực hiện:
- Trước tiên, bạn chà xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên
- Áp lòng bàn tay lên vùng dạ dày và massage với một lực nhẹ theo chuyển động tròn chiều kim đồng hồ.
- Sau vài phút, mở rộng vùng massage ra xung quanh.
- Có thể lặp lại động tác trên 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.
*Lưu ý:
- Không ấn lên bụng quá mạnh
- Thoa một ít dầu nóng hay tinh dầu thảo mộc vào vùng massage sẽ giúp nâng cao hiệu quả giảm đau.
- Không massage khi mới ăn xong hoặc khi đang đói bụng.
9. Bí quyết trị đau dạ dày bằng nha đam
Nha đam là thảo dược lành tính được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày. Sở hữu nhiều hoạt chất quý, nguyên liệu này có khả năng tiêu viêm, làm giảm axit dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein từ thức ăn nạp vào, đồng thời ức chế hoạt động của các tác nhân có hại cho đường ruột, đặc biệt là vi khuẩn Hp.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng 10ml nước ép nha đam mỗi ngày trong khoảng 1 tháng liên tục có thể giúp các trường hợp bị trào ngược axit dạ dày thực quản cải thiện được đáng kể cơn đau và các dấu hiệu khó chịu khác. Đây là một nguyên liệu dễ kiếm. Bạn có thể tận dụng làm thuốc chữa đau dạ dày theo hướng dẫn dưới đây.
Cách sử dụng:
- Lấy 5 nhánh nha đam tươi rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ xanh
- Cắt nhỏ nha đam và bỏ vào trong máy xay nhuyễn
- Thêm vào 500ml mật ong và xay thêm vài phút để hỗn hợp được trộn đều
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần uống 30ml x 2 – 3 lần/ngày.
- Sử dụng hỗn hợp trước khi ăn 10 phút.
10. Hạt thì là chữa đau dạ dày
Bài thuốc trị đau dạ dày tại nhà từ hạt thì đang được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng. Nguyên liệu này có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm tốt nên giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày một cách tự nhiên, an toàn.
Cùng với đó, các hoạt chất quý trong hạt thì là còn mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như:
- Kích thích tiêu hóa
- Loại bỏ axit dư thừa
- Giảm hiện tượng buồn nôn, chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu
- Kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
Cách sử dụng:
- Hạt thì là xay nhuyễn, bỏ vào bịch hay hộp kín để nơi thoáng mát sử dụng khi cần thiết
- Để trị đau dạ dày, bạn lấy 1 – 2 thìa bột thuốc trộn lẫn vào trong cháo, sữa ấm hay thức ăn
- Có thể pha bột thì là với nước sôi uống thay trà hàng ngày.
11. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng có thể khiến cơn đau dạ dày của bạn bùng phát dữ dội. Khi bị stress, quá trình truyền phát tín hiệu từ não bộ đến các dây thần kinh chịu trách nhiệm cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa bị rối loạn. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng tiết axit dạ dày hoặc co thắt cơ trơn mạnh gây đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và nhiều vấn đề bất thường khác.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa và cải thiện nhanh tình trạng đau dạ dày, bạn cần kiểm soát tốt căng thẳng. Cố gắng duy trì trạng thái tâm lý thoải mái. Khi bị stress, có thể áp dụng các phương pháp giải tỏa căng thẳng như:
- Tập yoga
- Ngồi thiền
- Hít thở sâu
- Tham gia các hoạt động ngoài trời
- Giảm bớt khối lượng công việc và sắp xếp thời gian làm việc cho hợp lý
- Trò chuyện, chia sẻ với người thân…
12. Trị đau dạ dày với bài thuốc từ húng quế
Húng quế chứa thành phần eugenol, axit linoleic cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Chúng có tác dụng giảm đau, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm sản xuất khí, loại bỏ axit dư thừa. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày do viêm loét dạ dày hoặc do bị trào ngược axit.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Dùng húng quế tươi kèm với thức ăn
- Cách 2: Xay tươi, vắt nước cốt uống
- Cách 3: Phơi khô lá húng quế. Mỗi lần lấy vài lá hãm với nước sôi làm trà uống.
Khi nào người bị đau dạ dày nên uống thuốc Tây
Những cách chữa đau dạ dày tại nhà ở trên có tính an toàn cao nhưng cho tác dụng khá chậm nên chỉ thích hợp với người bị đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên cần áp dụng kiên trì và phù hợp cơ địa mới thấy được hiệu quả rõ ràng.
Chính vì lý do trên mà không phải trường hợp nào tự điều trị bệnh tại nhà cũng thấy hiệu quả. Người bệnh nên đi khám và dùng thuốc bác sĩ kê đơn khi bị đau dạ dày dữ dội, đau kéo dài kèm theo nôn ói nhiều, tiêu chảy kéo dài, nôn ra máu, ăn uống kém, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Các loại thuốc điều trị đau dạ dày thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin H2, thuốc chống co thắt cơ, thuốc ức chế bơm proton… Loại thuốc được chỉ định còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ đau và các triệu chứng đi kèm.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc kết hợp với các cách chữa đau dạ dày tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị. Trong quá trình khắc phục bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để dạ dày khỏe mạnh hơn:
- Ăn sáng đầy đủ
- Ăn uống đúng giờ giấc
- Ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Sử dụng các món ăn lỏng, mềm trong những ngày dạ dày bị đau kết hợp chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực tiêu hóa cho cơ quan này.
- Uống đủ nước
- Tránh ăn đồ mặn, các thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cứng khó tiêu hóa hoặc gia vị cay
- Kiêng uống bia rượu và không hút thuốc lá.
Có thể bạn chưa biết: