Phương Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị thoát vị, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các biến chứng tiềm ẩn. Dưới đây là một số loại phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến, được đánh giá cao và các rủi ro liên quan, người bệnh có thể tham khảo để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Mổ thoát vị đĩa đệm là gì?
Cột sống được tạo thành từ 24 đốt sống riêng lẻ. Ở mỗi đốt sống có một đĩa đệm, hoạt động như cấu trúc nâng đỡ cột sống và giảm xóc giữa các đốt sống.
Bình thường, có 23 đĩa đệm trong cột sống của mỗi người. Mỗi đĩa đệm được cấu tạo từ bao xơ bên ngoài và nhân tủy bên trong. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bị rách hoặc vỡ. Tổn thương này khiến nhân tủy bị đẩy vào ống sống, dẫn đến chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Thông thường, thoát vị đĩa đệm được cải thiện trong vòng 6 tuần nếu được chăm sóc và điều trị phù hợp. Tuy nhiên đôi khi thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh cột sống, gây đau đớn, tê yếu và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Nếu các triệu chứng không đáp ứng các biện pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm.
Mổ thoát vị đĩa đệm là phẫu thuật cột sống, được chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa và nguy cơ biến chứng cao. Mục đích chính của phẫu thuật là giảm áp lực lên dây thần kinh cột sống, cải thiện cơn đau, phục hồi khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Theo hướng dẫn chung, mổ thoát vị đĩa đệm thích hợp cho những bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Đau lưng nghiêm trọng, có hoặc không có đau chân
- Đau cổ nghiêm trọng, có hoặc không có đau cánh tay
- Đau, yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân, tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị thoát vị
- Gặp khó khăn khi hoàn thành các chức năng vận động, chẳng hạn như đi bộ và đứng
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột
Nếu nghi ngờ các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được đánh giá tình trạng sức khỏe và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ có thể đề nghị chụp cộng hưởng từ MRI hoặc đánh giá chức năng thần kinh để xác định mức độ tổn thương đĩa đệm.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được cho là mang lại hiệu quả cao, an toàn và ít rủi ro. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo:
1. Mở cửa sổ xương hoặc cắt cung sau cột sống
Bên ngoài các đốt sống có một lớp đệm (lamina) bao bọc và bảo vệ ống sống. Đôi khi bác sĩ sẽ cần loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lớp màng này để điều chỉnh đĩa đệm bị thoát vị.
Phẫu thuật mở cửa sổ xương (laminotomy) là phẫu thuật cắt bỏ một phần của màng đệm, trong khi đó phẫu thuật cắt cung sau cột sống (laminectomy) loại bỏ toàn bộ lớp màng. Cả hai thủ thuật này được thực hiện thông qua một đường rách nhỏ ở cột sống cổ hoặc cột sống lưng tại khu vực thoát vị đĩa đệm. Sau khi loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lớp màng đệm, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị.
Mở cửa sổ xương và cắt cung sau cột sống có thể được thực hiện ở thắt lưng và cột sống cổ:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Phẫu thuật giúp giảm đau ở cổ và chi trên liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Phẫu thuật này giúp giảm đau chân hoặc đau thần kinh tọa liên quan đến thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng dưới.
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm này tương đối an toàn. Tuy nhiên tương tự như bất cứ phẫu thuật nào khác, các biến chứng và rủi ro có thể xảy ra, chẳng hạn như:
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
- Hình thành cục máu đông
- Tổn thương dây thần kinh
- Rò rỉ dịch tủy sống
Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên hiệu có thể giảm dần theo thời gian, khi cơ thể lão hóa hoặc cột sống biến dạng.
2. Hợp nhất cột sống
Sau phẫu thuật cắt màng đệm cột sống, người bệnh có thể cần hợp nhất cột sống để ổn định cột sống. Hợp nhất cột sống là thủ thuật liên kết các đốt sống liền kề nhau để điều trị thoát vị đĩa đệm, gãy xương hoặc cong vẹo cột sống. Khả năng cần phẫu thuật hợp nhất cột sống phụ thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm. Thông thường, phẫu thuật này được chỉ định trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Trong phẫu thuật này, các đốt sống sẽ được kết nối với nhau bằng xương từ một bộ phận khác của cơ thể (thủ thuật ghép xương tự thân), một phần đốt sống bị cắt bỏ để giải nén (ghép xương cục bộ) hoặc xương lấy từ một người hiến tặng đã qua đời (ghép xương sống). Ngoài ra, các đốt sống cũng có thể được kết nối với nhau bằng cách vật liệu nhân tạo và xương tổng hợp.
Các ca phẫu thuật hợp nhất có thể được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu, tuy nhiên nhiều trường hợp hợp nhất cột sống cần phải phẫu thuật mở. Kỹ thuật được sử dụng phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị ảnh hưởng và các triệu chứng liên quan.
Tương tự như các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm khác, hợp nhất cột sống cũng liên quan đến một số rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng vết thương hoặc xương
- Tổn thương dây thần kinh cột sống, dẫn đến đau đớn, suy nhược, mất cảm giác và mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột
- Các đốt sống trên và dưới khu vực hợp nhất dễ bị hao mòn và tăng nguy cơ dẫn đến nhiều rủi ro về sau
- Đau đầu
- Chảy máu và hình thành các cục máu đông
Phẫu thuật hợp nhất cột sống có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau lưng mãn tính liên quan đến thoát vị đĩa đệm khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật phụ thuộc vào bác sĩ điều trị và các vấn đề sức khỏe liên quan. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3. Thay thế đĩa đệm nhân tạo
Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo là một phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay và được đánh giá khá cao về hiệu quả điều trị. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ thay thế đĩa đệm bị thoát vị bằng một đĩa đệm nhân tạo, nhằm giảm đau, phục hồi chuyển động và giúp người bệnh linh hoạt hơn.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện một vết rách nhỏ ở vị trí đĩa đệm bị tổn thương và để lộ cột sống ra ngoài. Đĩa đệm bị thoát vị sẽ được loại bỏ, giúp giải phóng áp lực lên các dây thần kinh và đĩa đệm nhân tạo sẽ được đưa vào để khôi phục hoạt động bình thường của cột sống.
Hầu hết bệnh nhân sẽ trở lại các hoạt động bình thường trong khoảng từ hai đến ba tuần sau khi phẫu thuật. Người bệnh sẽ được chỉ định một chương trình vật lý trị liệu kết hợp để phục hồi chức năng và ngăn ngừa các biến chứng sau phẫu thuật. Người bệnh có thể quay lại hoạt động sinh hoạt hàng ngày (không bao gồm các môn thể thao) trong vòng 4 – 6 tuần sau khi phẫu thuật.
Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo tương đối an toàn nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng, mất máu và phản ứng dị ứng với thuốc gây mê.
- Hình thành các gai xương ở mô mềm hoặc gai cột sống, dẫn đến suy giảm phạm vi hoạt động và đau đớn, khó chịu.
- Đĩa đệm nhân tạo di lệch khỏi vị trí cố định ban đầu.
- Phản ứng quá mức với kim loại hoặc vật liệu tạo thành đĩa đệm nhân tạo. Điều này có thể gây đau đớn, khó chịu, tổn thương các mô lân cận hoặc hư hỏng đĩa đệm nhân tạo.
- Tổn thương tủy sống hoặc rễ thần kinh trong quá trình phẫu thuật, dẫn đến tê liệt, ngứa ngáy ở một hoặc nhiều chi.
Các rủi ro và biến chứng sau phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tình hình sức khỏe cụ thể. Do đó, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
4. Phẫu thuật nội soi vi phẫu
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm này sử dụng một ống dài mỏng (ống nội soi) để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, bác sĩ thực hiện một vết rách nhỏ ngoài da, do đó khả năng hình thành sẹo thấp và phục hồi nhanh hơn.
Theo các báo cáo, tỷ lệ thành công của phẫu thuật nội soi vi phẫu là 98%, ít rủi ro và thời gian phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng không gây đau, không chảy máu và không gây tổn thương các dây thần kinh.
5. Phẫu thuật nội soi lỗ liên hợp
Mổ thoát vị đĩa đệm thông qua lỗ liên hiệp tương đối phổ biến và được đánh giá hiệu quả cao. Trong phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm này, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng các dụng cụ để tiếp cận nhân của đĩa đệm cột sống, sau đó sử dụng máy để hút nhân tủy ra bên ngoài. Điều này giúp đĩa đệm cột sống nhỏ lại, giảm áp lực lên dây thần kinh và giảm đau.
Phương pháp này tương đối an toàn, ít gây tổn thương các mô xung quanh và thời gian lành lại nhanh hơn. Thông thường người bệnh có thể xuất viện sau 1 – 2 ngày và quay trở lại công việc bình thường sau 2 – 3 tuần.
Tuy nhiên phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm này chỉ có thể thực hiện được nếu lớp ngoài của đĩa đệm không bị tổn thương. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về loại thoát vị đĩa đệm, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
6. Phẫu thuật bằng laser
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm bằng laser có tỷ lệ thành công đến 95% và không có bất cứ biến chứng nào trong khoảng 15 năm. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch khoảng 1 cm và đưa một ống nội soi vào để quan sát đĩa đệm bị tổn thương. Sau đó bác sĩ sử dụng một tia laser có độ chính xác cao để làm bốc hơi các mô thoát vị đĩa đệm và loại bỏ các gai cột sống (nếu có), nhằm giảm đau lưng và phục hồi hoạt động bình thường của người bệnh.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình hoặc thần kinh, nhằm giảm đau và phục hồi vận động bình thường của người bệnh. Mặc dù các phẫu thuật thường an toàn và ít rủi ro nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Những điều cần biết trước khi mổ thoát vị đĩa đệm
Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường được khuyến khích điều trị nội khoa, chẳng hạn như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng cột sống. Phẫu thuật được thực hiện khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Để đảm bảo phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thành công và an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:
1. Khi nào mổ thoát vị đĩa đệm?
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường được cải thiện sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị nội khoa. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.
Người bệnh luôn được khuyến cáo thực hiện chụp MRI trước thực hiện hiện mổ thoát vị đã đệm. Điều này nằm giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương và có phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất.
2. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật như thế nào?
Sau khi được chỉ định phẫu thuật, người bệnh cần có bước chuẩn bị phù hợp. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, tác dụng phụ, rủi ro liên quan, chế độ ăn uống và lối sống cần thiết để người bệnh có sự chuẩn bị tốt nhất.
Người bệnh cũng được yêu cầu thực hiện khám sức khỏe để xác định các bệnh lý liên quan nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
3. Mổ thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị có hiệu quả cao và an toàn. Tỷ lệ hồi phục thường khác nhau tùy thuộc vào loại phẫu thuật và kỹ thuật của bác sĩ. Do đó, người bệnh được khuyến khích lựa chọn bệnh viện và cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Bệnh nhân nên tham gia vật lý trị liệu để đẩy nhanh thời gian phục hồi. Điều này mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng vận động, ngăn ngừa các chấn thương và nguy có tái phát thoát vị đĩa đệm.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên tránh các hoạt động mạnh, nâng vật nặng, đứng ngồi lâu hoặc uốn cong và kéo căng cột sống quá mức.
4. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ thành công cao. Hầu hết bệnh nhân có thể phục hồi lối sống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần mà không gặp bất cứ biến chứng nào. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, người bệnh nên theo dõi phản ứng của cơ thể và đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
5. Rủi ro tiềm ẩn
Tương tự như các cuộc phẫu thuật khác, mổ thoát vị đĩa đệm cũng có nhiều rủi ro và biến chứng, chẳng hạn như:
- Chảy nhiều máu
- Không mang lại hiệu quả giảm đau hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn
- Nhiễm trùng
- Tê liệt
- Rò rỉ dịch não tủy
Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm là an toàn và người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn mà không có biến chứng.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm nhằm mục đích loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương, giảm áp lực lên các dây thần kinh cột sống và phục hồi hoạt động bình thường của người bệnh. Phẫu thuật thường an toàn và hiệu quả cao, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có quyết định chính xác nhất.
Tham khảo thêm: