Bài Thuốc Chữa Khô Khớp Gối
Các bài thuốc chữa khô khớp gối dân gian sử dụng các loại thảo dược tự nhiên giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ tăng cường chất lỏng hoạt dịch và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp gối. Điều quan trọng là người bệnh cần trao đổi với thầy thuốc và thực hiện bài thuốc đúng chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khô khớp gối là gì?
Dịch khớp có một độ đặc nhất định, hơi nhớt và dính, hoạt động như một chất bôi trơn khớp để giảm ma sát và giảm xóc, giúp hoạt động của cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Dịch khớp gối cần thiết cho các động tác như đứng dậy, ngồi xuống, co duỗi khớp gối hoặc di chuyển. Dịch khớp cũng làm giảm áp lực lên khớp gối khi chạy hoặc đi bộ.
Khô khớp gối là tình trạng giảm chất lỏng hoạt dịch ở khớp, dẫn đến đau đớn, căng tức và có âm thanh lộp cộp ở khớp mỗi khi di chuyển. Cơ thể sản xuất chất lỏng hoạt dịch một cách tự nhiên. Tuy nhiên khi cơ thể già đi, lượng dịch khớp gối sẽ giảm đi nhanh chóng, dẫn đến khô khớp.
Thừa cân, chấn thương đầu gối, đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dịch khớp của cơ thể. Các chuyển động sai, chẳng hạn như ngồi nghiêng hoặc uốn cong khớp gối thường xuyên cũng có thể dẫn đến khô khớp. Bên cạnh đó, một số bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như tiêu đường, cao huyết áp, viêm khớp hoặc bệnh gout và viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm khô chất lỏng hoạt dịch.
Nếu không được điều trị kịp thời, khô khớp gối có thể dẫn đến đau đầu gối, cứng khớp và thoái hóa khớp gối. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc để tăng tiết dịch khớp gối, tiêm dịch khớp nhân tạo hoặc tiêm Acid Hyaluronic vào khớp gối để thay thế dịch khớp tự nhiên. Điều này có thể cải thiện khả năng vận động bình thường của khớp gối, hạn chế ma sát và ngăn ngừa tổn thương sụn.
Bên cạnh các loại thuốc, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc chữa khô khớp gối dân gian hoặc bài thuốc Đông y để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Các bài thuốc dân gian thường mang lại tác dụng chậm, nhưng an toàn, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, điều quan trọng khi thực hiện các bài thuốc chữa khô khớp gối là đến bệnh viện Y học cổ truyền hoặc phòng khám Đông y để được chẩn đoán và hướng dẫn phù hợp.
9 bài thuốc chữa khô khớp gối hiệu quả nhất
Các bài thuốc chữa khô khớp gối được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên có thể giúp kiểm soát cơn đường, hỗ trợ tăng cường chất lỏng hoạt dịch và ít dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian thường có tác dụng chậm, do đó đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và áp dụng bài thuốc theo đúng chỉ dẫn đến đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều quan trọng khi điều trị khô khớp gối với các bài thuốc dân gian là kết hợp với việc thay đổi lối sống, thường xuyên tập thể dục và trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến và hiệu quả nhất, người bệnh có thể tham khảo.
1. Bài thuốc chữa khô khớp gối từ Nghệ
Củ Nghệ là một loại gia vị phổ biến có nguồn gốc từ Ấn Độ. Thành phần chính của nghệ là hợp chất curcumin thực vật mạnh. Một số nghiên cứu cho biết, curcumin có khả năng giảm viêm mãn tính liên quan đến bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối. Điều này được cho là do curcumin có thể làm giảm các tế bào gây viêm, tăng các tế bào điều chỉnh tình trạng viêm trong cơ thể.

Theo Đông y, nghệ được gọi là Uất kim hay Khương hoàng, có vị cay, đắng, tính ôn, quy vào các kinh can, tỳ. Dân gian thường sử dụng nghệ nhằm mục đích hành khí, phá huyết, chỉ thống và sinh cơ. Chủ trị các chứng rối loạn kinh nguyệt, ứ kim, đau tức sườn ngực, đau thần kinh liên sườn, các chứng viêm khớp, thoái hóa khớp, khô khớp hoặc các bệnh đau dạ dày, viêm loét da.
Nghệ có thể được sử dụng cả củ tươi hoặc dạng bột, tinh bột. Người bệnh có thể thêm nghệ vào công thức nấu ăn hàng ngày, pha trà hoặc chế biến thành sữa nghệ để cải thiện các triệu chứng khô khớp. Bên cạnh đó, có một số bài thuốc điều trị khô khớp với nghệ mang lại hiệu quả cao, người bệnh có thể tham khảo để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc chữa khô khớp gối từ nghệ như sau:
- Sử dụng một thìa canh bột nghệ, cho vào 1 lít nước nóng, hãm trong 10 phút để thu hỗn hợp curcumin 10%.
- Để nguội hỗn hợp sau đó dùng uống mỗi ngày một lần.
- Bài thuốc nên sử dụng trong thời gian 4 giờ kể từ lúc thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng curcumin có trong bài thuốc và tránh các rủi ro liên quan.
Ngoài ra, chiết xuất curcumin từ nghệ có sẵn trong một số loại thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Người bệnh có thể sử dụng 500 mg curcumin chia thành hai lần mỗi ngày để hỗ trợ điều trị khô khớp.
Lưu ý khi sử dụng: Mặc dù nghệ và chiết xuất curcumin nói chung tương đối an toàn, tuy nhiên đôi khi bài thuốc có thể gây buồn nôn và tương tác với các chất làm loãng máu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu có các điều kiện y tế nhất định hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
2. Nha đam chữa khô khớp gối
Sử dụng nha đam như một bài thuốc chữa khô khớp gối dân gian đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước. Nha đam được biết đến với công dụng giảm viêm, chống viêm khớp và điều trị một số bệnh viêm nhiễm. Trong một số nghiên cứu, nha đam được xác nhận là có thể điều trị các triệu chứng khô khớp, hỗ trợ tăng chất lỏng hoạt dịch, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Khi đường sử dụng thông qua đường uống, nha đam có thể giúp cải thiện các vấn đề dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cũng như ngăn ngừa tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Cách dùng gel nha đam chữa khô khớp gối:
- Gel nha đam có thể hỗ trợ điều trị vết thương, vết bỏng, nhiễm trùng da, đau khớp, viêm khớp và khô khớp. Ngoài ra, khi sử dụng ngoài da, nha đam có thể giúp dưỡng ẩm, chống lão hóa hiệu quả.
- Sử dụng một lá nha đam tươi, rửa sạch, để ráo nước. Cắt bỏ phần lá xanh bên ngoài, lấy phần thịt bên trong, xay nhuyễn hoặc giã nát, dùng đắp lên khớp gối bị tổn thương.
Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây nổi mẩn đỏ, nóng rát, cảm giác châm chính, tuy nhiên các tác dụng này thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.
3. Quế chữa khô khớp hiệu quả cao
Quế là một loại gia vị phổ biến, có vị ngọt, mùi thơm. Bên cạnh đó, quế cũng được sử dụng như một loại dược liệu tốt cho sức khỏe tổng thể. Loại dược liệu này có chứa chất xơ, canxi, sắt, magie, phốt pho, kem và đặc tính chất oxy hóa, chẳng hạn như cinnamaldehyde and cinematic acid.
Theo các đánh giá, quế có thể làm giảm các tổn thương tế bào trong cơ thể, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng giảm chất lỏng hoạt dịch, từ đó chống lại tình trạng khô khớp, đau khớp và thoái hóa khớp. Hoạt chất Catechin có trong quế cũng giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, ức chế sự phá hủy sụn trong cơ thể và phòng ngừa viêm xương khớp. Để sử dụng quế điều trị khô khớp, người bệnh có thể cho quế vào công thức nấu ăn, dùng pha trà hoặc cho bột quế vào sinh tố.
Theo Đông y, quế có vị ngọt, hơi cay, mùi thơm nồng, quy vào kinh Tỳ, Thận, Can, Tâm. Trong dân gian, quế được sử dụng để trừ phong, khử hàn, tăng tiết nước bọt, tăng khả năng sản xuất chất nhầy trong cơ thể. Nhờ vào tính chất này, quế thường được sử dụng như một bài thuốc chữa khô khớp gối dân gian phổ biến và an toàn. Ngoài ra, quế cũng giúp làm thông kinh mạch, làm ấm cơ thể, điều trị đau đầu và đau nhức cơ thể nói chung.
Bài thuốc chữa khô khớp gối dân gian với quế như sau:
- Dùng uống: Dùng 1 muỗng cà phê bột quế, hòa cùng 2 muỗng cà phê mật ong, trộn đều, sau đó cho thêm một ít nước nóng, dùng uống mỗi ngày một lần vào buổi sáng.
- Dùng thoa: Dùng 1 muỗng cà phê bột quế, 1 muỗng cà phê mật ong và 2 muỗng cà phê nước ấm, trộn đều để thu được hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này đắp lên khớp gối.
4. Bài thuốc chữa khô khớp gối từ Gừng
Gừng là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, thường được sử dụng để điều trị các chứng do hàn, chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư. Nhờ vào điều này, gừng thường được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Đối với người bị khô khớp, đặc tính chống viêm của gừng mang lại tác dụng tương tự như các chất ức chế COX-2, thường được sử dụng để điều trị các chứng đau và viêm. Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, sử dụng gừng trong một thời gian nhất định có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp từ trung bình đến nặng. Sử dụng các chiết xuất gừng có thể hỗ trợ bảo vệ sụn khớp, giúp giảm đau cơ, khớp, cải thiện các triệu chứng khô khớp và phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Có một số bài thuốc chữa khô khớp gối từ gừng người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Bài thuốc 1: Dùng 20 gram gừng tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, bọc trong một mảnh vải sạch. Đun sôi một bát nước, nhúng túi gừng vào bát nước nóng, sau đó để túi gừng nguội bớt, dùng chườm lên khớp gối. Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức, cứng và khô khớp.
- Bài thuốc 2: Sử dụng một nhánh gừng tươi, rửa sạch, đập dập, đun với một bát nước. Nhúng một miếng khăn sạch vời bát nước gừng, đợi đến khi khăn còn khoảng 40 độ C thì dùng đắp lên khớp gối.
- Bài thuốc 3: Sử dụng một nhánh gừng, rửa sạch, để ráo, đập dập, sao trên chảo nóng. Dùng đắp hỗn hợp lên đầu gối bị tổn thương trong khoảng 10 – 15 phút để giảm đau.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể thêm gừng vào công thức nấu ăn hàng ngày hoặc uống trà gừng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
Lưu ý và thận trọng khi sử dụng:
Gừng thường an toàn và ít khi dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như:
- Đầy hơi
- Ợ nóng
- Buồn nôn
Một số đối tượng cần trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung gừng vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như:
- Bệnh tiểu đường
- Sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp
- Bị rối loạn đông máu
- Mang thai
- Nhẹ cân
- Sỏi mật
5. Trà xanh chữa khô khớp gối
Trà xanh có chứa polyphenol, có thể giúp giảm viêm, sưng và hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc điều trị khô khớp gối. Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng trà xanh có thể giúp cải thiện chức năng khớp, tăng cường chất lỏng hoạt dịch và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Theo Đông y, trà xanh có vị đắng, tính mát, quy vào kinh Tâm và Can, thường được sử dụng để định thần, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, chủ trị các chứng mụn nhọt, nóng trong người, ăn ngủ không yên. Ngoài ra, mặc dùng không thường xuyên được sử dụng để cải thiện các vấn đề xương khớp, trà xanh có tác dụng chỉ thống, giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối hiệu quả.
Sử dụng trà xanh thường xuyên có ít nguy cơ phát triển các cơn đau nhức xương khớp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trà xanh cũng hỗ trợ phục hồi chức năng, ngăn ngừa một số vấn đề trong công việc hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, tắm, mặc quần áo hoặc chăm sóc bản thân.
Người bệnh khô khớp có thể uống trà xanh mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khô khớp gối. Tuy nhiên để tránh các phản ứng không mong muốn cũng như tác dụng phụ, người bệnh không nên lạm dụng trà xanh và sử dụng ở mức độ vừa phải.
6. Mẹo dân gian chữa khô khớp từ Ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là Ngải diệp hay Thuốc cứu, là một vị thuốc được sử dụng trong dân gian có tính ấm, vị đắng nhẹ, quy vào kinh Thận, Can và Tỳ. Cây thuốc thường được sử dụng để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, các bệnh lý ngoài da, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và phòng ngừa ung thư.

Theo nghiên cứu hiện đại, ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất như acid amin, flavonoid, adenin và cholin, có tác dụng cầm máu, sơ cứu các vết thương, điều trị các chứng khô khớp, đau thần kinh tọa, viêm khớp và một số bệnh ngoài da, chẳng hạn như mề đay mẩn ngứa. Bên cạnh đó, ngải cứu cũng được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các bệnh lý khác.
Bài thuốc chữa khô khớp gối từ cây ngải cứu như sau:
- Cách 1: Sử dụng 100 gram ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, giã nát, cho vào chảo rang nóng vùng 1 – 2 ly rượu trắng. Cho hỗn hợp vào túi mỏng, dùng đắp lên khớp gối bị tổn thương.
- Cách 2: Sử dụng lá ngải cứu tươi, không quá già, rửa sạch, để ráo nước, cho lên chảo rang với một chén muối biển cho đến khi muối chuyển màu. Cho hỗn hợp vào vải mỏng, chườm lên khớp gối bị đau, mỗi ngày 2 – 3 lần, kiên trì trong 2 – 3 tuần để cải thiện các triệu chứng.
Ngoài ra, người bệnh có thể cho ngải cứu vào công thức nấu ăn, dùng ăn như rau hàng ngày hoặc phô khô, hãm nước như trà, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
7. Lá lốt – Bài thuốc chữa khô khớp gối hiệu quả cao
Lá lốt còn được gọi là Tất bát, có mùi thơm, tính ấm, thường được sử dụng để chỉ thống, ôn trung, tán hàn, hạ khí. Đông y sử dụng lá lốt điều trị các chứng chân tay, lạnh, rối loạn tiêu hóa, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, lá lốt cũng được ứng dụng để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, khô khớp, viêm khớp và thanh lọc cơ thể.
Bài thuốc chữa khô khớp gối từ lá lốt như sau:
- Dùng một nắm lá lốt, rửa sạch, để ráo nước, phơi trong bóng râm để lá héo.
- Thái nhỏ lá lốt, cho vào nồi với 4 bát nước, sắc với lửa nhỏ đến khi còn 2 bát. Lọc nước bỏ bã, chia thành 2 lần dùng uống trong ngày.
8. Đậu bắp – Mẹo chữa khô khớp gối từ dân gian
Đậu bắp là món ăn kèm phổ biến, có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón và cải thiện các triệu chứng khô khớp. Đậu bắp có chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất tốt cho hệ thống xương khớp, chẳng hạn như canxi, kali, vitamin A, K, C, có thể giúp tăng cường chất lỏng hoạt dịch khớp, điều trị viêm khớp và hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp.
Bên cạnh đó, đậu bắp cũng có chứa axit folic, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa loãng xương, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và tăng tiết dịch nhầy, từ đó hỗ trợ điều trị khô khớp gối.
Bài thuốc chữa khô khớp gối từ đậu bắp như sau:
- Sử dụng 10 quả đậu bắp, rửa sạch và loại bỏ các lông tơ trên bề mặt đậu bắp, cắt bỏ đuôi, thái lát mỏng.
- Cho đậu bắp vào hũ thủy tinh sạch, cho nước sôi ngập để chần sơ. Sau nửa ngày thì có thể sử dụng, ăn đậu bắp và uống nước.
- Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng để cải thiện các triệu chứng khô khớp.
Ngoài ra, đậu bắp có thể thêm vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện các vấn đề xương khớp hiệu quả hơn.
9. Bài thuốc chữa khô khớp gối từ cây Tầm ma
Cây tầm ma là một loại thảo dược tự nhiên, thường được sử dụng để điều trị một số vấn đề như tuyến tiền liệt mở rộng, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, tiểu đêm nhiều, đau khi đi tiểu, tiểu không tự chủ. Bên cạnh đó, dược liệu cùng có tác dụng điều trị các tình trạng khô khớp gối, viêm khớp, thoái hóa khớp và các vấn đề đau nhức xương khớp khác.

Theo các nghiên cứu, tầm ma hoạt động bằng cách giảm viêm trong cơ thể, từ đó giúp chống viêm, cải thiện tình trạng sưng đau ở khớp. Bên cạnh đó, dược liệu cũng giúp cải thiện chất lỏng hoạt dịch trong khớp, điều trị khô khớp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Lá khô tầm ma có thể pha trà dùng uống để thanh lọc cơ thể. Rễ tầm ma khô có thể nấu chín hoặc thêm vào các món súp, món hầm, dùng ăn. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc chữa khô khớp gối dân gian từ cây tầm ma bằng cách dùng 50 gram cây tâm ma, phơi khô, sắc với 1 lít nước, chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng:
- Tầm ma chỉ an toàn khi sử dụng dưới dạng khô và nấu chín.
- Tránh hoặc hạn chế sử dụng tầm ma dạng tươi.
- Không sử dụng dược liệu khi mang thai, đang cho con bú hoặc có các dạng dị ứng da hoặc dị ứng thuốc và các hoạt chất khác.
Bên cạnh các bài thuốc chữa khô khớp gối dân gian, người bệnh có thể đến các cơ sở Đông y uy tín để được chẩn đoán và chỉ định bài thuốc phù hợp. Một trong những bài thuốc mang lại hiệu quả cao và an toàn là Quốc dược phục cốt khang. Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển phù hợp với thể trạng của người Việt, nhằm cải thiện các vấn đề xương khớp cũng như tăng cường sức khỏe khớp. Điều quan trọng là đến cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.
Lời khuyên dành cho người bị khô khớp
Chất lỏng hoạt dịch giúp các khớp di chuyển ổn định và không cọ xát vào nhau. Tất cả các khớp đều có chất lỏng này, tuy nhiên sẽ giảm dần khi cơ thể già đi, bệnh lý hoặc chấn thương. Đây là một phần lý do tại sao các khớp thường khó cử động linh hoạt, dễ bị đau đớn và viêm khớp khi già đi.
Mặc dù khô khớp gối là một quá trình tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên có nhiều cách khác nhau để cải thiện các triệu chứng này. Bên cạnh các bài thuốc chữa khô khớp gối, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề về lối sống cũng như chế độ ăn uống, chẳng hạn như:
- Tập thể dục, vận động thường xuyên có thể giúp màng hoạt dịch khớp gối tạo ra chất lỏng hoạt dịch. Chất lỏng hoạt dịch có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa quá trình khô khớp và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
- Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp, chẳng hạn như rau lá sẫm màu, axit béo omega 3 (thường có trong cá hồi, cá thu, hạt lanh), thực phẩm chống viêm (chẳng hạn như nghệ), thực phẩm chống oxy hóa (như trà xanh, các loại quả mọng), các loại hạt.
- Sử dụng thực phẩm bổ sung, chẳng hạn như dầu cá, Glycosaminoglycans hoặc Collagen, có thể giúp tái tạo mô, sụn khớp, giữ nước trong cơ thể và tăng cường chất lỏng hoạt dịch ở các khớp. Các sản phẩm này cũng giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Các bài thuốc chữa khô khớp gối có thể giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động khớp và phòng ngừa thoái hóa khớp gối. Điều quan trọng là sử dụng bài thuốc theo đúng hướng dẫn và trao đổi với thầy thuốc để được chỉ định bài thuốc phù hợp.
Tham khảo thêm: