Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Đông Y
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y nhằm mục đích bồi bổ can thận, tăng cường lưu thông khí huyết, làm mạnh gân cốt, từ đó giúp giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Hầu hết các bài thuốc đều lành tính, an toàn, có thể sử dụng lâu dài, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được chẩn đoán cũng như kê đơn thuốc phù hợp.
Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền
Thoái hóa khớp gối là loại viêm khớp phổ biến, thường xảy ra khi tuổi tác cao. Các triệu chứng thoái hóa thường phát triển chậm, diễn ra trong nhiều năm dẫn đến phá vỡ sụn, đau đớn, sưng tấy và biến dạng khớp. Theo thống kê, có khoảng 80% người lớn tuổi từ 55 tuổi bị thoái hóa khớp, trong đó phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hơn nam giới cùng độ tuổi.
Theo Y học cổ truyền, bệnh thoái hóa khớp gối không có bệnh danh riêng, tuy nhiên thường được gọi là Hạc tất phong. Các triệu chứng chính khi đi thăm khám là đau đớn, viêm sưng, tấy đỏ, hạn chế khả năng vận động và biến dạng khớp trong các trường hợp nghiêm trọng. Các biểu hiện lâm sàng này thuộc chứng Tý hay bệnh Tý, xảy ra khi hàn thấp, chính khí hư tổn, tà khí xâm nhập, dẫn đến khớp đau nhức, co duỗi khó. Ngoài ra, thận, can hư ổn, khiến tà khí bám vào gân xương, có thể dẫn đến biến dạng khớp và thoái hóa khớp tái phát nhiều lần.
Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền xảy ra liên quan đến một trong các nguyên nhân như:
- Nội thương:
- Nội thương là các yếu tố cơ địa, thể trạng yếu ớt, người cao tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày khiến can, thận suy yếu, khí huyết sụt giảm, dẫn đến tổn thương cốt tủy, gây đau nhức khớp gối, đi đứng không vững, khớp kêu lục cục.
- Theo Đông y, tạng can hư sẽ gây ảnh hưởng đến gân. Gân không được nuôi dưỡng dẫn đến suy yếu, teo, co duỗi cứng, tê bại, thiếu linh hoạt. Nếu không được điều trị phù hợp có thể gây tổn thương khớp gối, gối cứng, khó cơ duỗi, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Trong các trường hợp nghiêm trọng, gân bị teo nhỏ có thể gây biến dạng khớp.
- Thoái hóa khớp gối do nội thương thường phổ biến ở những người lớn tuổi hoặc có những bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ hoặc có các điều kiện sức khỏe không phù hợp như béo phì, vận động không đúng phương pháp.
- Ngoại nhân:
- Yếu tố ngoại nhân là các yếu tố gây bệnh bên ngoài cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể suy yếu và các yếu tố bảo vệ không đầy đủ, điều này khiến tà khí, chẳng hạn như phong, hàn, tà thấp (lạnh, gió, ẩm) xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí huyết, gây nên sưng, đau, tê, nhức ở các khớp.
- Hạc tất phong do ngoại nhân thường phổ biến ở người nhiễm mưa, nhiễm lạnh, nhiễm gió hoặc các yếu tố môi trường khác. Ngoài ra, khi thay đổi thời tiết, môi trường sống hoặc vùng khí hậu, cũng có thể dẫn đến chứng Hạc tất phong.
- Các nguyên nhân khác:
- Theo y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối cũng có thể xảy ra liên quan đến các yếu tố môi trường sống và làm việc. Các điều kiện ấm, thấp, thường xuyên tiếp xúc hoặc ngâm mình trong nước lạnh, có thể làm tăng nguy cơ phong thấp, thoái hóa khớp.
- Vận động quá mức, lao động tay chân, thường xuyên mang vác nặng có thể gây sang chấn, dẫn đến tổn thương khớp gối và tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Trên thực tế rất khó xác định được nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Hầu hết các trường hợp, bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp, tạo nên các triệu chứng lâm sàng. Chẳng hạn như người bệnh làm công việc nặng nhọc, sau đó đi mưa hoặc người lớn tuổi thường xuyên vận động không phù hợp, có thể dẫn đến tổn thương khớp gối và gây thoái hóa khớp.
Hiện tại không có thuốc điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm và phục hồi các chức năng ở khớp gối. Việc điều trị cần được hướng dẫn bởi bác sĩ Y học cổ truyền để đảm bảo hiệu quả. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở Y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và kê toa thuốc phù hợp.
Các bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y sử dụng các bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên, do đó tương đối an toàn hiệu quả và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, đông y cũng sử dụng kết hợp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để tăng cường hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ.
Dưới đây là một số bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị, phục hồi sức khỏe phù hợp.
Ý dĩ nhân thang
Ý dĩ nhân thang thường được dùng trong các bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn bán cấp và chuyển sang mạn tính. Bài thuốc cũng được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng tương dịch. Ngoài ra, Ý dĩ nhân thang cũng được ứng dụng trong việc điều trị viêm khớp dạng lao, cước khó, thấp cơ.
Ý dĩ nhân thang cũng được sử dụng điều trị thoái hóa khớp gối bằng khi các bài thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị.
Ý dĩ nhân thang:
- Thành phần:
- Ma hoàng, Quế chi, Thược dược, Cam thảo, mỗi vị đều 6 gram
- Đương quy, Truật, Ý dĩ nhân, mỗi vị đều 12 gram
- Công dụng chính: Trị đau khớp, đau cơ, thoái hóa khớp
- Cách dùng: Mang các loại dược liệu sắc thành thuốc, chia thành 2 lần dùng uống trong ngày.
Độc hoạt tang ký sinh thang
Độc hoạt tang ký sinh thang là bài thuốc cổ có công dụng bổ can thận, khu phong thấp, bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc và tăng cường sức khỏe tổng thể. Đây là điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối cao. Bài thuốc là sự kết hợp của các loại dược liệu có tác dụng trị liệu các triệu chứng, phò chính khu tà, thường dùng để điều trị các chứng tý, bao gồm thoái hóa khớp.
Độc hoạt tang ký sinh thang:
- Thành phần:
- Tang ký sinh(Sinh hoặc Địa) 16 – 40 gram
- Độc hoạt, Tần giao, Phòng phong, Thược dược, Đỗ trọng, Ngưu tất, Nhân sâm, Đương quy (hoặc Đảng sâm), Phục linh (Bạch hoặc Xích), mỗi vị đều 12 gram
- Xuyên khung 8 – 12 gram
- Tế tân 4 – 8 gram
- Chích thảo, Quế tâm, đều 4 gram
- Công dụng: Khu phong thấp, ích can thận, chỉ thống tý, bổ khí huyết. Chủ trị tình trạng đau lưng, mỏi gối, khớp đau nhức, phong hàn thấp tý.
- Cách dùng: Sắc thành thuốc, chia thành lần dùng uống trong ngày.
- Gia giảm:
- Chứng hàn tý lâu ngày, gia thêm Xuyên ô, Bạch hoa xà, Thiên niên kiện nhằm thông kinh lạc, trừ hàn thấp
- Viêm khớp mãn tính, đau lưng, mỏi gối, đau thần kinh tọa thuộc chứng thận hư, khí huyết bất túc, gia thêm giảm theo chỉ định của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc PT5
Bài thuốc PT5 là cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y thuộc chứng phong hàn. Bài thuốc sử dụng các vị thuốc thuộc tính ấm, chẳng hạn như Thiên niên kiện, Trinh nữ, Lá lốt kết hợp với Thổ phục linh, Sinh địa, nhằm tăng cường sức khỏe, thông kinh hoạt lạc và phục hồi chức năng xương khớp.
Bài thuốc PT5:
- Thành phần:
- Thổ phục linh, Cỏ xước, đều 16 gram
- Hà thủ ô, Trinh nữ, Sinh địa, mỗi vị đều 12 gram
- Thiên niên kiện, Lá lốt, mỗi vị đều 10 gram
- Quế nhục 8 gram
- Cách dùng: Sắc thành thuốc, mỗi ngày một thang đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
Nhị diệu tán
Nhị diệu tán là bài thuốc đông y được sử dụng để điều trị các chứng thấp gối cẳng chân, cước khí do nhiệt thấp, lưng gối đau nhiều, bệnh đới hạ do thấp nhiệt, khí hư ra nhiều có màu vàng đặc, gây ngứa ngáy và có mùi hôi. Bài thuốc có thể giúp cải thiện các chứng đau nhức khớp gối từ lâu, vận động co duỗi khó khăn, có biến dạng dạng khớp, kèm theo phát sốt, sợ gió, miệng khô, lòng phiền, bứt rứt, long không yên.
Nhị diệu tán:
- Thành phần: Hoàng bá (sao), Thương truật (ngâm nước gạo, sao), mỗi vị phần lượng bằng nhau.
- Công dụng: Thanh nhiệt trừ táo thấp
- Chủ trị: Sưng đau, nóng đỏ, viêm ở khớp gối và các chi dưới
- Cách dùng: Thuốc tán thành bột mịn, mỗi lần dùng uống 8 – 12 gram với nước sôi để nguội, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.
- Gia giảm:
- Thấp nhiệt gia Ngũ gia bì, Hy thiêm nhằm khu thấp, giúp mạnh gân xương
- Thấp nhiệt dẫn đến khí hư bất thường ở nữ giới, gia thêm Xích linh, Khiếm thực, nhằm chỉ đới, kiện tỳ, thẩm thấp
- Nếu thấp nhiệt di chuyển xuống phía dưới, dẫn đến tê bì chân, cơ nhũn, gây sưng đau, có thể thêm Ngưu tất 10 gram, Ý dĩ nhân 15 gram, nhằm mục đích thanh nhiệt ở chân, tiêu độc và phục hồi chức năng
- Nếu thất nhiệt chạy xuống phía dưới khiến hai chân vô lực hoặc nóng như lửa đốt, gia thêm Ngưu tất 10 gram để thanh nhiệt ở chân
- Nếu đầu gối có chàm lở, dùng Binh lang đắp ngoài để giảm ngứa
Bạch hổ quế chi thang
Bạch hổ quế chi thang điều trị tình trạng thoái hóa khớp gối thể phong thấp nhiệt kèm thận hư. Các triệu chứng bao gồm biến dạng khớp gối, nóng đỏ, sưng đau, co duỗi khó khăn, đi đứng không vững, một hoặc hai bên khớp gối đau gần háng. Các chứng kèm theo bao gồm phát sốt, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi bẩn.
Bài thuốc cũng giúp thanh nhiệt, sinh tân, giải độc, trị ôn ngược, cơ thể không hàn mà nhược, đốt xương đau nhức, phong thấp, khớp viêm, thỉnh thoảng có nôn mửa, mùa hè sốt, sợ gió, ra mồ hôi nhiều.
Bạch hổ quế chi thang:
- Thành phần:
- Thạch cao 24 gram
- Ngạnh mễ 40 gram
- Tri mẫu 20 gram
- Cam thảo nướng 8 gram
- Tác dụng: Trừ thấp, khu phong, thanh nhiệt, chỉ thống, bổ can thận, sinh thân, tả vị hỏa, thanh khí nhiệt.
- Cách dùng: Sắc thành thuốc, chia thành hai lần, dùng uống trong ngày.
Tam tý thang
Tam tý thang chứa các vị độc hoạt, trừ thấp, dưỡng huyết, thông tý, hoạt lạc, hoạt huyết, tăng cường lưu thông và trừ phong thấp. Tam tý thang là bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y mang lại hiệu quả quả cao. Ngoài ra, bài thuốc cũng giúp khử tà khí, phò chính khí và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bài thuốc Tam tý thang:
- Thành phần:
- Đỗ trọng 12 – 16 gram
- Xuyên khung 6 – 12 gram
- Đương quy, Phục linh, Ngưu tất, Đẳng sâm, Bạch thước, đều 12 – 16 gram
- Độc hoạt, Phòng phong, Tần giao, đều 8 -12 gram
- Địa hoảng 16 – 24 gram
- Tế tân 4 – 8 gram
- Chích thảo, Quế tâm, đều 4 gram
- Tác dụng: Trừ phong thấp, dưỡng huyết, bổ can thận
- Cách dùng: Sắc thành thuốc, chia thành hai lần, dùng uống trong ngày.
- Gia giảm: Han tý lâu ngày, viêm khớp mãn tính, khí huyết bất túc, đau thần kinh tọa, gia thêm Xuyên ô, Bạch hoa xà, Thiên niên kiện nhằm trừ hàn thấp, thông kinh lạc.
Quế chi thược dược tri mẫu thang
Quế chi thược dược tri mẫu thang được ghi tại Kim Quỹ Yếu Lược, quyển Thượng, có tác dụng thông dương, khứ phong, hành tý, hòa doanh, chỉ thống, khu thấp. Đây là bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bài thuốc cũng được ứng dụng để điều trị các chứng đau xương khớp, hơi thở ngắn, thường xuyên muốn nôn, đầu óc xây xẩm.
Quế chi thược dược tri mẫu thang:
- Thành phần:
- Bạch truật, Tri mẫu, Phòng phong, Quế chi, mỗi vị đều 8 – 12 gram
- Thược dược 12 gram
- Sinh khương 5 lát
- Chích thảo, Ma Hoàng đều 8 gram
- Phụ tử chế 8 – 12 gram
- Công dụng: Khử phong thấp, chỉ thống (giảm đau), thanh nhiệt. Chủ trị phát táo do thấp tý, tứ chi đau nhức, đầu gối sưng, nóng, toàn thân phát sốt không rõ ràng.
- Cách dùng: Sắc thành thuốc, chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.
- Gia giảm: Các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, lưỡi đỏ, miệng khô, mạch tế sác, gia thêm Sinh địa 20 gram, Huyền sâm 8 gram, Sa sâm 8 gram nhằm bổ âm thanh nhiệt.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y là phương pháp mang lại hiệu quả cao, tương đối lành tính và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, các bài thuốc cần được chỉ định bởi thầy thuốc Y học cổ truyền để đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y có tốt không?
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y ứng dụng các tinh hoa của y học cổ truyền nhằm cải thiện các triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Các bài thuốc đều có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên, ít tác dụng phụ và không dẫn đến các rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài ra, sử dụng các bài thuốc đúng cách cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng ngừa các bệnh lý tái phát.
Mặc dù mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên các bài thuốc Đông y thường mang lại hiệu quả chậm, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, các bài thuốc đông y thường chữa bệnh dựa theo các thể, do đó người bệnh cần đến cơ sở Y học cổ truyền uy tín, chẳng hạn Đỗ Minh Đường hoặc Trung tâm Thuốc Dân tộc để được chẩn đoán và chỉ định bài thuốc hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị các triệu chứng hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường các loại thực phẩm chống viêm, chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ, thực phẩm giàu vitamin D, omega 3.
- Thường xuyên tập thể dục, duy trì vận động và nghỉ ngơi phù hợp. Tránh lạm dụng, hoạt động quá mức, điều này có thể gây áp lực lên khớp gối và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Giảm cân và giữ cân nặng khỏe mạnh, điều này giúp giảm áp lực lên khớp gối và ngăn ngừa thoái hóa khớp tái phát.
- Kết hợp với các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y khác, chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh để tăng cường hiệu quả điều trị.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y ứng dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên để cải thiện các triệu chứng, phục hồi chức năng khớp gối và tăng cường khả năng vận động của người bệnh. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Tham khảo thêm: