Bài Thuốc Dân Gian Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ có nguyên liệu chính là thảo dược tự nhiên. Các bài thuốc này có hiệu quả giảm đau, tiêu viêm, cải thiện tình trạng cứng cột sống và hỗ trợ phục hồi đốt sống cổ bị thoái hóa.
Ưu nhược điểm của các bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hoá đốt sống cổ là một trong những bệnh xương khớp do thoái hóa thường gặp. Bệnh lý này gặp chủ yếu ở người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên. Thoái hoá đốt sống cổ đặc trưng bởi tình trạng thân đốt sống suy yếu đi kèm với hiện tượng hình thành gai xương và đĩa đệm thoát vị hoặc giảm độ đàn hồi. Tất cả những thay đổi này đều khiến cho cột sống dễ đau nhức và giảm khả năng vận động.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Các phương pháp được áp dụng chỉ có thể kiểm soát triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa tiến triển bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần kết hợp thêm với các biện pháp tại nhà và bài thuốc dân gian.
Các bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ chủ yếu tận dụng những loại thảo dược tự nhiên. Các loại thảo dược này có dược tính đa dạng, hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm và ngăn ngừa quá trình thoái hóa. Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược được sử dụng để chữa thoái hoá đốt sống cổ đều là các loài thực vật quen thuộc có sẵn trong vườn.
Ưu điểm của các bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ:
- Nguyên liệu dễ tìm, gần gũi và ít tốn kém
- Bài thuốc dễ thực hiện và không tốn nhiều công sức bào chế, sắc đặc như thuốc Đông y
- Độ an toàn cao, lành tính và ít tác dụng phụ
- Phù hợp với nhiều đối tượng – kể cả những người có bệnh lý nền
- Cho hiệu quả rõ rệt với những trường hợp bệnh nhẹ
Nhược điểm:
- Chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho thuốc và các phương pháp y tế khác
- Có thể không mang lại hiệu quả với những trường hợp bệnh nặng
- Một số người có thể bị dị ứng với các thảo dược tự nhiên
Nhìn chung, các bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ mang lại hiệu quả khá tốt trong việc giảm đau nhức và tăng cường khả năng vận động. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ mang lại tác dụng trong giai đoạn đầu khi triệu chứng bùng phát với tần suất thấp và mức độ nhẹ.
7 Bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ công hiệu
Có nhiều bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ được lưu truyền rộng rãi. Nguyên liệu chủ yếu của các bài thuốc này là thảo dược tự nhiên nên khá an toàn và dễ tìm kiếm. Dưới đây là 7 bài thuốc thông dụng bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng:
1. Bài thuốc chườm đắp từ lá ngải cứu
Bài thuốc chườm đắp từ lá ngải cứu được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như thoái hoá đốt sống cổ, đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dây thần kinh liên sườn,… Đây là bài thuốc dùng ngoài nên rất an toàn và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Ngoài sử dụng thuốc trị thoái hoá đốt sống cổ, bệnh nhân cũng có thể thực hiện thêm bài thuốc này để gia tăng hiệu quả.
Theo kinh nghiệm dân gian, ngải cứu có vị đắng cay, tính ấm, tác dụng trừ hàn, giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn nên có thể giảm các triệu chứng đau nhức ở cột sống. Để tăng hiệu quả, ngải cứu thường được kết hợp với muối biển.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá ngải cứu, 3 thìa cà phê muối biển và khăn hoặc vải mỏng
- Rửa sạch lá ngải cứu với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước
- Vò xát lá ngải cứu hoặc băm nhỏ cho vào chảo sao với muối biển
- Đến khi ngải cứu dậy mùi thơm và chuyển sang màu vàng thì tắt bếp
- Cho tất cả vào khăn vải hoặc túi chườm rồi đặt lên vùng vai gáy bị đau nhức
- Nên chườm từ 15 – 20 phút hoặc cho đến khi dược liệu nguội hoàn toàn. Khi chườm cần chú ý để tránh bỏng rát và kích ứng da. Nếu cơn đau chưa dứt, có thể sao nóng lại và tiếp tục chườm đắp cho đến khi cơn đau thuyên giảm hoàn toàn.
2. Bài thuốc từ lá lốt
Bài thuốc từ lá lốt có thể giảm đau, tiêu sưng do thoái hoá đốt sống cổ gây ra. Lá lốt không đơn thuần là một loại rau ăn mà còn là vị thuốc nam quen thuộc. Thảo dược này có vị cay, tính ấm, tác dụng chỉ thống, tán hàn và tiêu viêm. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, hợp chất thực vật trong lá lốt thực sự có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa thoái hóa.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ từ lá lốt:
- Chuẩn bị lá lốt tươi 100g, đem rửa sạch và vò xát
- Sắc với một ít nước, sau đó dùng nước uống trong ngày
- Nên uống sau buổi tối để giảm tình trạng cứng cột sống ngay sau khi thức dậy
- Nếu đau nhức dữ dội và dai dẳng, bệnh nhân có thể kết hợp lá lốt với các loại dược liệu khác như thiên niên kiện, ngải cứu, cỏ xước, cây xấu hổ, đinh lăng,…
3. Chườm đắp củ gừng trị thoái hoá đốt sống cổ
Củ gừng là loại gia vị quen thuộc có sẵn trong căn bếp. Không chỉ được sử dụng để khử tanh và tăng hương vị cho món ăn, gừng còn là vị thuốc quý. Bài thuốc từ gừng được nhiều người áp dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ.
Gừng có vị cay đắng, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, chỉ thống, kháng khuẩn và hoạt huyết. Chườm đắp gừng lên vùng cột sống bị tổn thương giúp thư giãn cơ và tăng tuần hoàn máu. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể tận dụng loại thảo dược này để giảm nhẹ triệu chứng trong giai đoạn đầu.
Cách dùng củ gừng chữa thoái hoá đốt sống cổ:
- Chuẩn bị 20g gừng tươi, 15g củ hành và 40g bột mì
- Đem rửa sạch củ hành, gừng tươi, sau đó giã nát
- Trộn đều các loại thảo dược với bột mì và cho hỗn hợp lên chảo đảo qua cho nóng
- Cho tất cả dược liệu vào khăn, gói lại và chườm đắp lên cột sống
- Chườm trong vòng 15 – 20 phút để giảm đau nhức và cải thiện tình trạng cứng cột sống
4. Bài thuốc từ cây đau xương chữa thoái hoá đốt sống cổ
Cây đau xương thường được sử dụng để chữa đau nhức xương khớp do thoái hoá đốt sống cổ, viêm khớp gối, đau thần kinh tọa,… Thảo dược này có vị đắng, tính mát, tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt cốt, mạnh gân, thư cân hoạt lạc. Trong cây đau xương chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
Ngoài cách dùng đơn lẻ, cây đau xương còn được dùng kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị. Thảo dược này tương đối lành tính nên có thể dùng cho mọi đối tượng và liều lượng sẽ được điều chỉnh tùy theo độ tuổi. Bệnh nhân bị thoái hoá đốt sống cổ giai đoạn nhẹ có thể áp dụng bài thuốc từ cây đau xương để giảm đau nhức, tê bì và hỗ trợ làm chậm tiến triển bệnh.
Cách dùng cây đau xương chữa thoái hoá đốt sống cổ:
- Cách 1: Chuẩn bị dây đau dương, cốt khí củ, cam thảo nam, đơn gối hạc, rễ cỏ xước và rễ tầm xọng mỗi thứ 20g. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.
- Cách 2: Dùng dây đau xương với liều lượng phù hợp, đem rửa sạch, giã nát và để ráo. Sau đó cho vào bình ngâm với rượu trắng trong vòng 7 – 10 ngày là dùng được. Dùng rượu xoa bóp cổ vai gáy để giảm đau, tăng tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng cứng cột sống do thoái hoá đốt sống cổ gây ra.
5. Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng xương rồng
Xương rồng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn được dùng để làm thuốc và thực phẩm. Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có tác dụng thông tiện, chỉ thống, giải độc hành ứ, thanh nhiệt, hóa trệ nên có thể giảm đau nhức cột sống và xương khớp.
Ngoài ra, các hoạt chất trong xương rồng còn giúp giảm đau thần kinh do gai cột sống chèn ép. Flavonoid – chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn có tác dụng chống oxy hóa và giảm thiểu tác hại của gốc tự do. Bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa và bảo vệ tất cả cơ quan bao gồm cả cột sống.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng cây xương rồng:
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng bẹ, đem cắt gai, rửa sạch và để ráo
- Nướng xương rồng trên bếp than trong 7 – 10 phút, sau đó dùng khăn mỏng quấn lại và chườm lên da
- Hoặc có thể cắt nhỏ xương rồng rồi sao với muối biển và chườm lên vùng cột sống đau nhức
- Mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút, ngày thực hiện từ 1 – 2 lần cho đến khi cơn đau thuyên giảm
Xương rồng bẹ còn được dùng để làm thực phẩm. Ngoài chất xơ và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu, xương rồng cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất chống oxy hóa. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể bổ sung các món ăn từ xương rồng để cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.
6. Rượu hạt gấc – Bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ công hiệu
Rượu hạt gấc là bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ được áp dụng khá phổ biến. Hạt gấc có tính ấm, tác dụng giảm đau, tiêu viêm và hoạt huyết nên có thể giảm các triệu chứng đau nhức, cứng cổ và giảm khả năng vận động.
Bài thuốc ngâm từ hạt gấc không chỉ phù hợp với bệnh nhân thoái hoá đốt sống cổ mà còn có thể áp dụng cho người bị đau vai gáy, đau thắt lưng, đau khớp gối,… Tuy nhiên để đạt kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần thực hiện bài thuốc này đúng cách.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lít rượu 40 – 45 độ và 2 – 3 quả gấc chín
- Lấy hạt gấc đem phơi dưới nắng trong 3 – 5 ngày cho đến khi hạt gấc khô hoàn toàn
- Sau đó, đem nướng hạt gấc, để nguội và bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài hạt
- Cho hạt gấc vào bên trong bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào ngâm trong vòng 10 – 15 ngày là được
- Mỗi lần dùng một ít rượu gấc xoa đều lên vùng đau nhức để thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm đau nhức
7. Quả nhàu
Tất cả các bộ phận của cây nhàu đều có tác dụng chữa bệnh, trong đó quả là bộ phận được dùng phổ biến nhất. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, các chất chống oxy hóa trong quả nhàu có thể chống viêm và giảm đau nhức do thoái hoá đốt sống cổ gây ra. Nghiên cứu này cho thấy kết quả rất khả quan, những người uống 15ml nước ép nhàu 2 lần/ ngày có thể giảm mức độ và tần suất cơn đau lên đến 60%.
Mặc dù cơ chế chưa được biết rõ nhưng các chuyên gia cho rằng, quả nhàu có thể ngăn chặn sản sinh gốc tự do và kháng viêm nên có hiệu quả giảm đau rõ rệt. Bên cạnh đó, quả nhàu còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị quả nhàu non một lượng vừa đủ, đem rửa sạch, cắt mỏng và sao khô
- Sau đó cho dược liệu vào bình để ngâm rượu, cứ 300g dược liệu thì dùng 1 lít rượu 30 – 40 độ
- Ngâm trong 15 – 30 ngày là dùng được, thỉnh thoảng nên lắc bình để dược liệu tiết ra dưỡng chất
- Mỗi lần uống 30ml, ngày dùng 2 lần và dùng đều đặn trong 2 tuần
Lưu ý khi dùng bài thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổ
Các bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ có thể giảm đau nhức, cứng cổ và tăng cường khả năng vận động. Ngoài ra, một số thảo dược còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa và lọc sạch gốc tự do.
Mặc dù được đánh giá lành tính nhưng các bài thuốc này vẫn gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trước khi áp dụng:
- Các bài thuốc dân gian chỉ mang lại tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, không thể thay thế cho hiệu quả của các phương pháp y tế. Do đó, bệnh nhân không nên quá phụ thuộc vào những bài thuốc này.
- Không tự ý phối hợp bài thuốc dân gian với tân dược nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu đang dùng thuốc điều trị, bệnh nhân nên áp dụng các bài thuốc chườm đắp để tránh hiện tượng tương tác.
- Các bài thuốc dân gian thường cho tác dụng chậm. Chính vì vậy, bệnh nhân nên kiên trì áp dụng để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
- Ngoài các bài thuốc dân gian, bệnh nhân nên thực hiện thêm các bài tập cải thiện vùng cổ, điều chỉnh chế độ ăn và áp dụng các cách chữa thoái hoá đốt sống cổ tại nhà để quản lý bệnh thành công.
- Thay đổi những thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến tiến triển của bệnh như kê đầu quá cao, cúi đầu quá thấp khi sử dụng điện thoại, giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài, ít vận động, mang vác nặng, hút thuốc lá,…
- Bệnh thoái hoá đốt sống cổ có thể gây ra một loạt các biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp cơn đau dai dẳng và có mức độ nặng, bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra để có phương án khắc phục kịp thời.
Các bài thuốc dân gian chữa thoái hoá đốt sống cổ được lưu truyền và áp dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ khi áp dụng. Bên cạnh đó, cần tuân thủ các phương pháp y tế được chỉ định và phải có kế hoạch chăm sóc hợp lý nếu muốn quản lý bệnh thành công.
Tham khảo thêm: