Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Radio Cao Tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần sử dụng tần số cao để giảm áp lực bên trong đĩa đệm, hỗ trợ giảm căng thẳng và kéo nhân nhầy trở lại vị trí ban đầu, từ đó cải thiện cơn đau, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh, mạch máu. Đây là phương pháp ít xâm lấn, mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh các rủi ro liên quan.
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần là gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống phổ biến, có thể dẫn đến đau lưng và ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường của người bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể gây chèn ép các rễ thần kinh và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng các biện pháp bảo tồn, không phẫu thuật, chẳng hạn như thay đổi phong cách sống, vật lý trị liệu hoặc sử dụng sóng Radio cao tần. Trong đó, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần là phương pháp ít xâm lấn, hiệu quả cao, nguy cơ biến chứng thấp và được nhiều người bệnh lựa chọn.
Phương pháp này sử dụng sóng cao Radio với tần số 200 – 100 MHz kết hợp với nhiều nguồn nhiệt từ 40 – 70 độ C, nhằm mục đích giảm áp lực bên trong đĩa đệm và đưa nhân nhầy về vị trí ban đầu. Điều này giúp giảm sự chèn ép đến các dây thần kinh, hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng đĩa đệm. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này cũng giúp kích thích nhân nhầy tiếp tục tiết dịch, nhằm hỗ trợ cột sống chuyển động ổn định. Điều này giúp người bệnh quay trở lại các hoạt động bình thường, giúp giảm đau, hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh và mạch máu.
Về cơ bản, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần là phương pháp ít xâm lấn, không gây đau đớn, ít biến chứng và có thời gian phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể trước khi áp dụng phương pháp.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần có hiệu quả không?
Sử dụng sóng Radio cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp ít xâm lấn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
- Mức độ tổn thương của đĩa đệm
- Số lượng đĩa đệm bị thoát vị
- Các bệnh lý và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh
- Kinh nghiệm của bác sĩ và cơ sở vật chất tại bệnh viện
- Biện pháp chăm sóc sau điều trị
Theo thống kê, có khoảng 80% các trường hợp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần có thể kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ cải thiện cơn đau với hiệu quả kéo dài đến 2 năm. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể tái phát sau 6 tháng đến 1 năm, đặc biệt là ở người bệnh có triệu chứng nặng hoặc không có kế hoạch điều trị thích hợp.
Để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp. Nếu cần thiết, người bệnh có thể cần phẫu thuật.
Chỉ định và chống chỉ định chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có thể không phù hợp với tất cả các đối tượng bệnh. Dưới đây là một số trường hợp chỉ định và chống chỉ định của phương pháp, bao gồm:
1. Chỉ định điều trị
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần phù hợp với những bệnh nhân có tổn thương đĩa đệm nhẹ, thoát vị không quá 30% đường kính ống sống và chưa bị tổn thương bao xơ.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được chỉ định cho:
- Bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc thắt lưng không có biến chứng và không kèm theo các bệnh lý cột sống khác.
- Thoát vị đĩa đệm không liên quan đến chấn thương.
2. Chống chỉ định
Có một số trường hợp người bệnh không được chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần, chẳng hạn như:
- Thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng, bao xơ bị rách hoặc vỡ.
- Hẹp ống sống
- Thoát vị liên quan đến chấn thương, té ngã hoặc va chạm vào cột sống
- Ung thư cột sống
- Dị dạng cột sống
Về cơ bản, chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần phụ thuộc vào mức độ bệnh, các triệu chứng liên quan, sức khỏe tổng thể và chỉ định của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần
Để hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tìm hiểu quy trình, các bước chuẩn bị và chăm sóc sau thủ thuật để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
1. Trước khi thực hiện quy trình
Trước khi áp dụng sóng Radio cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được chỉ định kiểm tra cột sống, đánh giá mức độ tổn thương và xác định các bệnh lý liên quan. Bác sĩ có thể khám sức khỏe, kiểm tra tiền sử bệnh lý và chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm chụp X – quang, chụp CT hoặc chụp MRI, để xác định tình trạng bệnh. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định đo điện cơ để đánh giá mức độ tổn thương lên các dây thần kinh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng và thảo dược bổ sung, để tránh các vấn đề liên quan. Đối với bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống đông máu hoặc Aspirin, người bệnh có thể cần ngưng sử dụng thuốc trước khi thực hiện thủ thuật vài ngày.
2. Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần
Sau khi tiến hành các bước kiểm tra ban đầu, người bệnh sẽ được đưa đến phòng thực hiện thủ thuật. Các bước của quy trình như sau:
- Người bệnh sẽ được gây tê trước khi thực hiện phương pháp để giảm đau và tránh các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.
- Sử dụng kim đưa sóng cao Radio cao tần vào đĩa đệm đang bị tổn thương.
- Đưa nguồn nhiệt khoảng 40 – 70 độ C vào đĩa đệm, nhằm mục đích kết hợp với sóng Radio cao tần nhằm mục đích giảm áp lực bên trong đĩa đệm. Điều này cũng giúp đưa nhân nhầy trở lại vị trí ban đầu, từ đó cải thiện các triệu chứng tổng thể, phục hồi chức năng cột sống và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Nếu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng, phương pháp mang lại hiệu quả đến 90%. Sau thủ thuật người bệnh sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi tại phòng hồi sức. Tại đây, y tá hoặc nhân viên y tế sẽ theo dõi các biến chứng, quá trình phục hồi sức khỏe và hướng dẫn người bệnh các biện pháp chăm sóc phù hợp.
3. Chăm sóc sau thủ thuật
Toàn bộ quy trình của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần chỉ mất khoảng 20 phút. Người bệnh sẽ được phép ra về sau khi phục hồi sức khỏe và được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Để tăng cường hiệu quả điều trị cũng như sức khỏe tổng thể, người bệnh cần lưu ý:
- Di chuyển nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh trong vòng 2 tuần sau khi thực hiện phương pháp. Nghỉ ngơi và vận động phù hợp, tạo thói quen tập vật lý trị liệu để tăng cường hiệu quả.
- Nếu được chỉ định thuốc, hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.
- Thực hành các tư thế phù hợp khi đứng, ngồi, đi và nằm ngủ. Giữ đúng tư thế là một trong những cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe cột sống và đĩa đệm.
- Tránh điều khiển các phương tiện giao thông trong 3 – 4 tuần.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng lượng lượng rau xanh và các khoáng chất cần thiết để đảm bảo cơ thể phục hồi tốt nhất.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Ưu và nhược điểm khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần
Mặc dù chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên phương pháp vẫn có một số hạn chế nhất định. Do đó, trước khi thực hiện phương pháp, người bệnh cần chú ý một số ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Ít gây đau đớn
- Hiệu quả cao
- Thời gian hồi phục nhanh, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau thủ thuật
- Thời gian thực hiện thủ thuật nhanh chóng
- An toàn, ít xâm lấn và ít biến chứng
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Rất ít cơ sở y tế thực hiện phương pháp này
- Đối tượng điều trị hạn chế
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần có ảnh hưởng gì không?
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần được đánh giá là phương pháp an toàn, ít biến chứng và rủi ro nguy hiểm. Tuy nhiên, tương tự như các thủ thuật khác, người bệnh có thể gặp một số vấn đề liên quan như:
- Đau nhức hoặc khó chịu nhẹ kéo dài từ 10 – 14 ngày sau khi thuốc gây tê hết tác dụng.
- Phát triển các dấu hiệu dị ứng, chẳng hạn như nổi mề đay, viêm da cơ địa hoặc ngứa da tại vị trí thực hiện thủ thuật.
- Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, chẳng hạn như đau dây thần kinh tạm thời, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh.
- Nhiễm trùng.
- Tê hoặc ngứa ran cục bộ.
- Không mang lại hiệu quả giảm đau.
- Tái phát thoát vị đĩa đệm.
Các tác dụng phụ có thể tự cải thiện sau vài ngày. Nếu tình trạng này không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Bên cạnh cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng Radio cao tần, người bệnh nên dành thời gian tự chăm sóc các triệu chứng tại nhà, thay đổi phong cách sống, thường xuyên tập thể dục và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hiệu quả điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến phương pháp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.
Tham khảo thêm: