Đau Thần Kinh Tọa Khi Mang Thai

Tác giả: Cập nhật: 2:08 pm , 05/08/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng phổ biến, thường xảy ra khi trọng lượng cơ thể thay đổi và có xu hướng nghiêng về phía trước. Trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa không nghiêm trọng nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và thói quen của thai phụ, do đó cần được chăm sóc, điều trị phù hợp.

Đau thần kinh tọa khi mang thai
Đau thần kinh tọa khi mang thai cần được chăm sóc đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì?

Đau thần kinh tọa là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng đau hoặc tê yếu bắt nguồn từ thắt lưng, lan đến hông, mông, đùi và dọc theo cẳng chân, bàn chân. Dây thần kinh tọa nằm ngay bên dưới tử cung. Do đó, dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép, đè nén bởi trọng lượng của em bé. Bên cạnh đó, khi mang thai cơ thể trải qua nhiều thay đổi, điều này cũng có thể dẫn đến đau thần kinh tọa.

Không giống như các cơn đau lưng khi mang thai khác, đau thần kinh tọa dẫn đến tình trạng đau buốt, nhói, ngứa ran hoặc tê nhức, bắt đầu ở lưng hoặc mông và lan xuống mặt sau của chân. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau sẽ tăng lên theo sự phát triển của thai kỳ. Do đó, hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa khi mang thai xảy ra trong ba tháng cuối, khi thai nhi đã cơ bản phát triển đầy đủ.

Đau thần kinh tọa khi mang thai có thể gây khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, tình trạng này là tạm thời, không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện sau khi sinh con. Để cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai

Theo thống kê, hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa khi mang thai liên quan đến các nguyên nhân bao gồm:

1. Cơ thể thay đổi khi mang thai

Cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi về mặt thể chất khi mang thai. Khi em bé hình thành, phát triển và lớn lên, cơ thể sẽ tiến hành các điều chỉnh để đảm bảo em bé phát triển trong điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, bao gồm gây đau lưng hoặc đau thần kinh tọa.

Bà bầu bị đau một bên chân
Các thay đổi khi mang thai, chẳng hạn như tăng cân, có thể gây đau thần kinh tọa

Trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa khi mang thai có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Tăng cân và tích nước: Tăng cân và tăng khả năng giữ nước trong cơ thể khi mang thai có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa ngay bên dưới xương chậu. Điều này khiến dây thần kinh bị chèn ép, nén lại, bị kích thích và gây đau đớn.
  • Tử cung mở rộng: Khi mang thai ba tháng cuối, tử cung sẽ bắt đầu thay đổi, mở rộng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này gây áp lực lên dây thần kinh tọa ở ngay phía dưới tử cung, dẫn đến kích thích và đau đớn.
  • Thay đổi kích thước cơ thể: Vòng bụng, vòng mông và vòng ngực sẽ phát triển, tăng về kích thước khi mang thai. Điều này chuyển trọng tâm cơ thể từ vị trí cân bằng sang ngã về phía trước và lõm sâu vào ở khu vực cột sống thắt lưng. Điều này khiến cơ mông và vùng chậu căng lên, gây chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Đầu em bé chèn ép dây thần kinh: Khi thai nhi bắt đầu ổn định và chuẩn bị vị trí thích hợp để chào đời, đầu em bé sẽ trượt xuống phía dưới tử cung trong ba tháng cuối. Điều này gây áp lực và chèn ép lên các dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn, tê buốt.

Trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa khi mang thai xảy ra do các loại hormone relaxin tăng lên. Relaxin tăng lên nhằm mục đích làm giãn các dây chằng, mở rộng hông để chuẩn bị khung chậu cho quá trình sinh con. Điều này vô tình gây chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây đau đớn.

Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi sinh con, áp lực được giải phóng và dây thần kinh tọa quay trở lại vị trí ban đầu.

2. Bệnh lý tiềm ẩn

Đau thần kinh tọa khi mang thai cũng có thể liên quan đến các vấn đề cột sống thắt lưng, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc xẹp đĩa đệm. Các vấn đề cột sống, chẳng hạn như hẹp ống sống, thoái hóa đốt sống hoặc viêm xương khớp, gây áp lực lên dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn, tê ngứa.

Nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân
Các bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, có thể dẫn đến đau thần kinh tọa

Mang thai cũng gây chèn ép cột sống, dẫn đến hình thành các gai xương trên đốt sống. Gai xương có thể gây tổn thương và đau thần kinh tọa.

Các triệu chứng đau thần kinh tọa cũng có thể xảy ra do căng cơ và các khớp không ổn định. Các vấn đề chính bao gồm đau xương chậu, các vấn đề khớp xương cùng và hội chứng cơ hình lê. Các tình trạng này thường xảy ra khi hormone thai kỳ, chẳng hạn như relaxin, có thể khiến dây chằng, cấu trúc gắn kết xương, khớp bị lỏng lẻo, căng ra, đặc biệt là ở vùng xương chậu và gây đau đớn, khó chịu.

Triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai

Ở mỗi bên cơ thể, dây thần kinh tọa bắt đầu từ cột sống thắt lưng (cột sống lưng dưới), đi đến mông và kéo dài ở mặt sau của đùi, kết thúc ngay trên mặt sau của đầu gối. Sau đó, dây thần kinh tọa sẽ phân thành các dây thần kinh khác, tiếp tục đi vào chân, bàn chân và các ngón chân.

Đau thần kinh tọa thường dẫn đến các cơn đau ở thắt lưng, lan xuống mông, hông và một hoặc cả hai chân. Cơn đau thường âm ỉ, đau sâu hoặc đau nhói. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng và ảnh hưởng đến một số sinh hoạt bình thường của người bệnh.

Đau thần kinh tọa khi mang thai thường dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Đau bắt nguồn từ thắt lưng sau đó lan xuống đùi và chân
  • Cảm thấy tê hoặc yếu ở lưng dưới, mông, chân hoặc bàn chân
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động hoặc giảm cử động, chẳng hạn như ngồi hoặc nằm trong thời gian dài
  • Có cảm giác kim châm ở chân, bàn chân hoặc ngón chân
  • Gặp một số khó khăn khi đứng, đi, ngồi hoặc nằm trong thời gian dài

Các triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai có thể xuất hiện không thường xuyên, khó chịu hoặc trở nên nghiêm trọng và gây suy nhược cơ thể. Các triệu chứng phụ thuộc vào rễ thần kinh và mức độ nghiêm trọng của kích ứng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, cơn đau thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau khi sinh con.

Nếu cơn đau thần kinh tọa gây khó chịu hoặc lo lắng, thai phụ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và chăm sóc phù hợp.

Điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai

Có một số cách giảm đau tại nhà có thể giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai. Hầu hết các biện pháp này đều an toàn và hiệu quả cao, tuy nhiên thai phụ nên trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.

1. Điều chỉnh tư thế

Duy trì một tư thế chính xác trong cả ngày có thể giúp giảm bớt căng thẳng và giảm áp lực lên các mô ở lưng dưới. Các tư thế phù hợp cho người bị đau thần kinh tọa khi mang thai bao gồm:

Bà bầu bị đau dây thần kinh tọa
Điều chỉnh tư thế ngủ và ngồi có thể góp phần cải thiện cơn đau thần kinh tọa

Tư thế ngủ:

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo ngủ nghiêng, tựa vào phần cơ thể không bị đau. Điều này giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó cải thiện cơn đau nhức, khó chịu.

Tư thế ngủ cho phụ nữ mang thai như sau:

  • Sử dụng một chiếc gối dài kê ở giữa đầu gối và mắt cá chân khi ngủ. Bên cạnh đó, thu đầu gối để đầu gối ngang bằng với hông, điều này có thể giúp giảm căng thẳng lên lưng dưới.
  • Đặt một chiếc gối dài dọc theo bụng và phần trên cơ thể để giúp nâng đỡ cánh tay trên và vùng ngực.
  • Sử dụng một chiếc khăn nhỏ, cuộn lại, đặt bên dưới cổ để giảm áp lực và nâng đỡ vùng cổ.

Tư thế ngồi:

Sử dụng tư thế ngồi công thái học trong suốt ngày có thể giảm áp lực, tần suất chèn ép lên dây thần kinh tọa. Tư thế này cũng giúp cải thiện cơn đau cũng như ngăn ngừa cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số lưu ý khi ngồi bao gồm:

  • Ngồi thẳng, căn chỉnh tai, vai và hông trên một đường thẳng
  • Sử dụng khăn nhỏ cuộn lại, đặt ở bên dưới thắt lưng để hỗ trợ cột sống

Phụ nữ mang thai được khuyến khích nên đứng dậy sau mỗi giờ, thực hiện các động tác kéo giãn tại chỗ hoặc đi bộ ngắn để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

2. Nghỉ ngơi và chườm nóng

Nghỉ ngơi phù hợp trong thời gian ngắn có thể giúp giảm cơ thắt và giảm các cơn đau cấp tính. Trong suốt thời gian nằm nghỉ, thai phụ được khuyến khích nâng cao hai chân để uốn cong hông và giảm độ cong ở cột sống thắt lưng.

Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể chườm lạnh lên vị trí đau để giảm đau và sưng. Đặt một túi đá lạnh hoặc một chiếc khăn lạnh, ẩm bọc lên vùng bị đau trong 20 phút mỗi lần và vài lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Người bị đau thần kinh tọa khi mang thai cũng có thể sử dụng liệu pháp chườm nóng trong 20 phút mỗi lần và 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.

Thai phụ có thể thay đổi giữa chườm nóng và chườm lạnh, tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể. Không chườm trực tiếp túi nước đá hoặc túi chườm nóng lên da quá 20 phút mỗi lần. Điều này có thể gây bỏng hoặc tổn thương da.

3. Đi bộ ngắn

Nghỉ ngơi là điều quan trọng nếu bị đau thần kinh tọa khi mang thai. Tuy nhiên, vận động nhẹ nhàng thường mang lại hiệu quả giảm đau lâu dài, tăng cường khả năng vận động linh hoạt và giúp quá trình sinh con diễn ra thuận lợi hơn. Vận động phù hợp cũng giúp cải thiện chức năng cơ bắp, thư giãn, cải thiện tâm trạng và giúp thai phụ ngủ ngon hơn.

Bà bầu bị đau xương mông bên phải
Đi bộ ngắn và nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường khả năng linh hoạt và cải thiện tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh

Đi bộ một quãng đường ngắn có thể cải thiện chức năng và sự ổn định ở thắt lưng. Đi bộ cũng giúp làm tăng khoảng cách giữa các đĩa đệm cột sống, điều này giúp tăng chất lỏng bên trong đĩa đệm góp phần cải thiện chức năng của cấu trúc này và ngăn ngừa các triệu chứng đau thần kinh tọa.

Thai phụ có thể bắt đầu đi bộ ngắn với 5 phút và tăng dần dần 5 – 10 phút mỗi lần, tùy vào khả năng và sức bền của cơ thể. Điều quan trọng là vận động phù hợp, tránh gắng sức và uống đủ nước để tránh các rủi ro không mong muốn. Thai phụ cũng có thể đi cầu thang, bơi lội, đạp xe đạp, yoga, aerobic và nhiều bài tập thể dục an toàn khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa.

4. Xoa bóp

Xoa bóp, massage là một cách cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai hiệu quả và an toàn. Các động tác xoa bóp phù hợp có thể giúp giảm đau, viêm và khó chịu ở lưng cũng như các vùng khác bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh tọa.

Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp massage, xoa bóp, thai phụ nên đến cơ sở được cấp phép hoặc nhờ người có chuyên môn để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các động tác khi xoa bóp cần nhẹ nhàng, tác động phù hợp. Bên cạnh đó, người xoa bóp nên dừng lại nếu cảm thấy đau hoặc có áp lực lên các dây thần kinh.

5. Kéo giãn nhẹ nhàng

Các động tác kéo giãn nhẹ nhàng khi mang thai có thể tăng cường cơ lưng và cơ bụng, từ đó giúp giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp cũng như ngăn tình trạng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. Các động tác kéo giãn nhẹ nhàng có thể giúp nới lỏng các cơ bị căng, giảm chèn ép lên dây thần kinh và giảm đau.

Nhức chân khi mang thai tháng đầu
Các bài tập kéo giãn nhằm mục đích giảm áp lực lên dây thần kinh và giảm đau

Các động tác kéo giãn phổ biến bao gồm:

Kéo cơ hình lê khi ngồi:

Cơ hình lê nằm sâu bên trong mông. Khi cơ hình lê bị bó chặt có thể dẫn đến đau thần kinh tọa khi mang thai. Kéo căng các cơ này có thể giúp giảm đau.

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Ngồi trên ghế với bàn chân phẳng trên mặt đất.
  • Nếu chân trái bị ảnh hưởng, hãy đặt mắt cá chân trái lên đầu gối chân phải.
  • Giữ lưng thẳng, nghiêng người về phía trước cho đến khi cảm thấy căng ở mông và thắt lưng.
  • Giữ yên trong 30 giây. Lặp lại nhiều lần trong ngày.

Căng với dụng cụ hỗ trợ:

Bài tập này có thể kéo căng các cơ ở vùng lưng, mông, mu bàn chân và cải thiện cơn đau thần kinh tọa. Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Đứng đối diện với bàn hoặc ghế chắc chắn. Bàn chân hơi mở rộng hơn hông.
  • Chống tay về phía bàn, giữ cánh tay và lưng thẳng.
  • Cúi người để đẩy hông ra phía sau cho đến khi cảm thấy căng ở phần lưng dưới và chân.
  • Người tập cũng có thể di chuyển hông sang hai bên để tăng độ căng ở lưng dưới và hông.

Lăn trên con lăn xốp:

Bài tập này có thể giúp làm dịu và thư giãn các cơ bị căng, góp phần cải thiện cơn đau. Con lăn là một dụng dục hỗ trợ hoạt động như một động tác massage nhẹ nhàng cho các cơ và mô liên kết luôn được săn chắc.

Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Đặt một con lăn xốp trên mặt đất.
  • Ngồi trên con lăn xốp, chống hai tay ra phía sau.
  • Bắt chéo một chân qua đầu gối còn lại.
  • Từ từ di chuyển cơ thể qua lại trên con lăn. Thực hiện động tác từ 30 – 60 giây.
  • Lặp lại ở phần còn lại của cơ thể.

6. Vật lý trị liệu và tập thể dục theo hướng dẫn

Duy trì hoạt động trong suốt thai kỳ là điều cần thiết để cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai. Các bài tập vật lý trị liệu thường nhằm điều chỉnh tư thế, tăng cường sức mạnh cho lưng, kéo căng và tăng phạm vi chuyển động của cơ thể.

Tuy nhiên vật lý trị liệu điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để tăng cường các mô mềm và tránh các tổn thương liên quan. Chuyên gia có thể hướng dẫn thai phụ một số bài tập như sau:

  • Uốn cong hoặc gập người về phía trước để làm khỏe cơ bụng, cải thiện sức mạnh cốt lõi và giảm đường cong ở vùng thắt lưng.
  • Các bài tập mở rộng, uốn cong lưng về phía sau nhằm tăng cường sức mạnh của các cơ cạnh xương sống và tạo sự ổn định cho cột sống.

Vật lý trị liệu và tập thể dục giảm đau thần kinh tọa khi mang thai là lựa chọn an toàn nhưng cần được hướng dẫn bởi người có chuyên môn. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

7. Yoga nhẹ nhàng

Yoga mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần. Các động tác yoga khi mang thai có thể giúp giảm đau thần kinh tọa, giảm căng thẳng và giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn. Tương tự như vật lý trị liệu và tập thể dục, yoga điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn. Các tư thế yoga phổ biến bao gồm:

Đau dây thần kinh ở mông khi mang thai
Tập yoga theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp thư giãn cột sống và ngăn ngừa cơn đau thần kinh tọa

Tư thế chim bồ câu:

Tư thế yoga này có thể giúp giảm đau thần kinh tọa khi mang thai. Người tập cần chuẩn bị chiếc khăn cuộn nhỏ và thảm tập yoga để tạo sự thoải mái trong suốt quá trình tập luyện.

Động tác được thực hiện như sau:

  • Chống tay và đầu gối trên thảm tập.
  • Trượt đầu gối phải về phía trước để đầu gối nằm ở giữa hai tya.
  • Trượt chân trái ra phía sau, giữ chân trên sàn nhà.
  • Đặt khăn cuộn hoặc một con lăn yoga ở dưới hông phải. Điều này sẽ giúp việc kéo căng dễ dàng hơn và không gây áp lực lên bụng bầu.
  • Rướn người về phía trước qua chân phải. Từ từ hạ thấp cơ thể xuống thảm tập. Có thể kê một chiếc gối bên dưới đầu và cánh tay để làm điểm tựa.
  • Giữ yên trong một phút, lặp lại ở phần còn lại của cơ thể.
  • Lặp lại bài tập nhiều lần trong ngày.

Động tác con bò và con mèo:

Động tác này giúp kéo giãn nhẹ nhàng, tăng cường sức mạnh cho lưng, giảm đau hông và giảm đau dây chằng tròn khi mang thai. Tư thế con bò và con mèo cũng làm tăng khả năng vận động của cột sống, tăng cường lưu thông chất lỏng đến các đĩa đệm và giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.

Bài tập được thực hiện như sau:

  • Bắt đầu với tư thế quỳ, hai tay chống trên mặt đất, vai và cổ tay thẳng hẳng, hông và đầu gối thẳng hàng.
  • Khi hít vào, hãy thả lỏng bụng xuống, lưng cong và giữ vai cuộn tròn ra phía sau. Giữ mắt nhìn về phía trước và mắt hơi hướng lên trên.
  • Khi thở ra, ấn vào hai tay, tạo lưng thành vòm, hướng mắt về phía rốn.
  • Tiếp tục thực hiện động tác con bò và con mèo liên tục trong khi hít thở đều đặn.
  • Lặp lại ít nhất 5 lần.

Tư thế trẻ em:

Tư thế này rất tốt để kéo giãn nhẹ nhàng ở vùng hông, xương chậu, đùi và thắt lưng đang bị đau nhức. Kéo căng cột sống giúp giảm áp lực lên thắt lưng, ngăn ngừa sự chèn ép lên dây thần kinh tọa và giảm đau hiệu quả.

Bài tập được thực hiện như sau:

  • Bắt đầu bằng tư thế quỳ, hông và đầu gối thẳng hàng. Chống hai tay xuống thảm tập sao cho cổ tay và vai thẳng hàng.
  • Giữ các ngón chân chạm vào nhau. Điều này sẽ giúp bụng có chỗ trượt ở giữa hai đầu gối và tráng gây căng thẳng cho hông.
  • Hít vào để làm căng cột sống. Khi thở ra hãy thu mông về phía gót chân và cúi đầu về phía thảm tập trong khi thu cằm vào ngực.
  • Nghỉ ngơi và thư giãn trong tư thế này trong ít nhất 5 nhịp thở trước khi quay về vị trí ban đầu.

Tuy nhiên, các động tác yoga khi mang thai có thể gây nguy hiểm do các dây chằng bị nới lỏng. Do đó, tốt nhất thai phụ nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn và tham gia lớp tập yoga cho phụ nữ mang thai để tránh các rủi ro không mong muốn.

8. Bổ sung magie

Magie là khoáng chất đóng góp trong hơn 300 phản ứng khác nhau trong cơ thể. Hoạt chất này cũng là thành phần chính trong các chức năng thần kinh. Một số nghiên cứu cũng cho biết, bổ sung magie có thể cải thiện cơn đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai và góp phần tái tạo dây thần kinh bị tổn thương.

Mặc dù magie được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên thai phụ vẫn có thể bị thiếu magie. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các loại magie bổ sung. Sử dụng magiê bằng đường uống hoặc thông qua dầu xơ bóp, kem dưỡng, có thể góp phần giảm sự khó chịu liên quan đến đau thần kinh tọa.

Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung magie cho phụ nữ mang thai.

9. Điều trị y tế

Nếu tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp điều trị không dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau hoặc các biện pháp điều trị y tế không gây hại cho thai nhi khác. Chỉ một số nhóm thuốc điều trị đau thần kinh tọa cụ thể được xem là an toàn khi mang thai, chẳng hạn như:

đau thần kinh tọa khi có thai có sao không
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro liên quan
  • Acetaminophen có thể được chỉ định để giảm đau xương chậu và đau lưng khi mang thai.
  • Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như amitriptylin, có thể được chỉ định để giảm đau thần kinh. Thuốc được sử dụng ngắn hạn và dưới sự theo dõi của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa khác, chẳng hạn như tiêm steroid, không an toàn khi mang thai, do đó thường không được chỉ định. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng thuốc.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai thường không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên thai phụ được khuyến cáo nên giữ cân nặng hợp lý, tăng cân khoa học, hạn chế ngồi nhiều và vận động thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng đau thần kinh tọa.

Để tăng cường sức khỏe lưng, người bệnh nên thường xuyên vươn vai, kéo giãn cột sống, tập yoga theo hướng dẫn. Ngoài ra, tránh nâng các vật nặng, đặc biệt là nâng không đúng kỹ thuật. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa cũng như dẫn đến một số rủi ro trong thai kỳ.

Đau dây thần kinh tọa khi mang thai có thể gây đau đớn và khó chịu, tuy nhiên thường không nghiêm trọng. Thai phụ nên thường xuyên kéo giãn các cơ để giảm đau và tăng chuyển động của hông. Theo dõi các phản ứng của cơ thể về cơn đau và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, chảy máu, thai phụ nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục không phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể cũng như các biện pháp hỗ trợ khi tập luyện. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ...
Bị đau dây thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm hiệu quả cải thiện các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là trao đổi...
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán,...
Đôi khi các tư thế ngủ không phù hợp hoặc các hoạt động tình dục có thể khiến tình trạng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến chất lượng nghỉ ngơi. Vậy đau...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ
  • Cơ xương khớp, Phục hồi chức năng
  • 40 năm
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc

Bác sĩ Doãn Hồng Phương là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền, nổi tiếng với phương pháp điều trị hiệu quả Liệt dây thần kinh số 7. Với kinh nghiệm dày dặn và sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại, bác sĩ Phương đã mang lại niềm vui và hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước.

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ, Phó giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Gần 40 năm
  • Bệnh viện Bạch Mai

Với sự nghiêm cẩn trong quá trình học tập đào tạo và tu nghiệp, đến nay bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc đã trở thành bác sĩ có chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có thâm niên và khắc phục hiệu quả các bệnh lý:Bệnh về khớp (Gout, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai, đau vai gáy, đau khớp vai, lupus ban đỏ, đau xương khớp, đau thắt lưng, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…); Bệnh về xương (Loãng xương, đau nhức xương, viêm xương, vôi hóa cột sống, gai xương, chấn thương thể thao…); Bệnh về cơ (Viêm cơ, teo cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ, đau mỏi cơ…). Với chuyên môn được đánh giá cao, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc đã khám chữa và điều trị thành công cho nhiều người bệnh trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều bệnh nhân của bác sĩ Ngọc là những Bộ trưởng, Thứ trưởng, Lãnh đạo các tập đoàn, Doanh nhân…

Xem tiếp
  • Tiến sĩ, Giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 50 năm
  • Bệnh viện E

Bác sĩ Trần Ngọc Ân là người luôn theo đuổi Ngành cơ xương khớp, đặc biệt là chuyên ngành thấp khớp tại Việt Nam. Đến nay ông đã có khoảng 50 năm kinh nghiệm trong ngành Cơ xương khớp và chữa trị cho rất nhiều người bệnh

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ, Phó giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 30 năm
  • Phòng khám bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy

PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy luôn được giới chuyên môn đánh giá là bác sĩ giỏi, có chuyên môn tốt trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Đến nay bác sĩ Thủy đã có hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh Xương khớp cho hàng nghìn bệnh nhân trong cả nước.

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 20 năm
  • Bệnh viện E

Với những nỗ lực và cố gắng trong suốt thời gian hoạt động trong nghề, chuyên môn của bác sĩ Loan tốt lên từng ngày. Đến nay bác sĩ Loan được công nhận là bác sĩ Nội cơ xương khớp giỏi tại Hà Nội. Từ khi ra trường đến nay, bác sĩ Loan có cơ hội làm việc và gắn bó lâu dài với bệnh viện E Hà Nội, một trong những bệnh viện uy tín và chất lượng tại miền Bắc. Sau hơn 20 năm công tác, bác sĩ Loan đã khám, chữa khỏi nhiều bệnh lý về Cơ xương khớp:Bệnh về cơ: Đau mỏi cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ, viêm cơ, teo cơ…Bệnh về xương: Loãng xương, đau nhức xương, gai xương, viêm xương, vôi hóa cột sống, chấn thương thể thao… Bệnh về khớp: Viêm cột sống dính khớp, gout, thoái hóa khớp, đau khớp vai, đau vai gáy, viêm khoanh khớp vai, lupus ban đỏ, đau xương khớp, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm…

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Bác sĩ Võ Quốc Hưng được đào tạo bài bản về lĩnh vực Cơ xương khớp. Nhờ những nỗ lực liên tục trong quá trình đào tạo và hành nghề thực tế, bác sĩ Hưng đã tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng lâm sàng thực tế. Nhờ vậy, sau khi hoàn thành quá trình đào tạo, bác sĩ Hưng được bổ nhiệm về công tác tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và đảm nhiệm các vai trò chủ chốt tại bệnh viện.Trong thời gian làm việc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bác sĩ Hưng luôn cho thấy sự tận tâm, chuyên nghiệp của mình trong việc khám bệnh, nắn chỉnh xương bó bột, điều trị bảo tồn, phẫu thuật các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình như:Bệnh về Cơ; Đau mỏi cơTeo cơ, viêm cơ; Loạn dưỡng cơ, yếu cơ; Bệnh về Xương: Chấn thương thể thao, Gai xương, viêm xương, vôi hóa cuộc sốngĐau nhức xương, loãng xương; Bệnh về khớp: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, Đau vai gáy, đau khớp vai, đau thắt lưng, đau xương khớp, Lupus ban đỏViêm cột sống dính khớp, Gout, viêm khoanh khớp vai, thoái hóa khớp

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp

Bài viết liên quan