Chữa Đau Thần Kinh Tọa Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả
Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu đang được áp dụng rộng trong dân gian nhưng không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng thảo dược này sao cho đúng. Để đạt được hiệu quả tối ưu, hãy tham khảo ngay 8 cách dưới đây.
Tác dụng chữa đau thần kinh tọa của ngải cứu
Ngải cứu được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc từ lâu đời với các tên gọi khác như ngải diệp, thuốc cứu hay cây nhả ngải. Thảo dược này có tính ấm, vị đắng giúp hoạt huyết, an thần, tiêu thũng, chỉ thống, sát khuẩn. Chủ trị đau đầu, đau bụng kinh, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp, gout, thấp khớp, tê chân, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Theo nghiên cứu hiện đại, các thành phần cinelo, dehydro matricaria este hay thuyon được tìm thấy trong tinh dầu lá ngải có khả năng giảm đau, chống viêm tốt. Chúng giúp giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh, giảm căng thẳng và thúc đẩy tuần hoàn máu đến chữa lành các mô bị tổn thương.
Chính vì lý do trên mà cây ngải cứu được dân gian tin dùng làm thuốc chữa đau thần kinh tọa tại nhà. Thảo dược này được sử dụng như một phương thuốc giảm đau tự nhiên, giúp đẩy lùi bệnh một cách an toàn.
8 mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Ngải cứu được dân gian sử dụng làm thuốc chữa đau thần kinh tọa theo nhiều hình thức khác nhau như chườm ngoài, ngâm chân hay uống. Nguyên liệu này cũng được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác có tác dụng tương tự để nâng cao hiệu quả điều trị.
1. Bài thuốc trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và mật ong
Mật ong là một thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, nguyên liệu này còn có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế phản ứng sưng viêm xảy ra ở các mô thần kinh bị tổn thương, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng dồi dào giúp người bệnh bớt mệt mỏi.
Vị ngọt của mật ong cũng giúp làm giảm bớt vị đắng đặc trưng của ngải cứu, giúp thuốc dễ dàng được sử dụng theo đường uống. Đặc biệt, cả mật ong và ngải cứu đều có tác dụng an thần. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu sẽ là phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh tọa, giúp bệnh nhân bớt đau đớn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Chuẩn bị:
- Ngải cứu tươi: 1 bó
- Mật ong nguyên chất: 10ml ( tương đương 2 muỗng canh)
- Vài hạt muối ăn hoặc muối biển.
Cách dùng thuốc:
- Trước tiên, người bệnh nhặt lá và ngọn ngải cứu còn tươi ngon. Đem rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng nhằm đảm bảo vi khuẩn cũng như ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn.
- Thái nhỏ dược liệu, cho vào máy xay sinh tố cùng một ít muối và 100ml nước ấm.
- Xay kỹ để được hỗn hợp nhuyễn nhằm giải phóng hoàn toàn các hoạt chất quý có trong ngải cứu.
- Đổ hỗn hợp qua một cái rây để lấy nước cốt, bỏ bã.
- Tiếp tục hòa mật ong đã chuẩn bị vào trong nước cốt lá ngải cứu thu được ở bước trên.
- Khuấy đều và uống hết một lần mỗi ngày.
- Áp dụng một liệu trình điều trị đau dây thần kinh tọa bằng ngải cứu và mật ong liên tục trong 10 ngày liền để các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ ràng.
2. Bài thuốc đắp chữa đau thần kinh tọa từ ngải cứu và muối
Nếu trong nhà có sẵn muối hạt, bạn cũng có thể tận dụng để kết hợp với ngải cứu làm thuốc chườm đắp bên ngoài để chữa đau dây thần kinh tọa. Đặc tính kháng viêm, sát trùng mạnh của muối có thể giúp giảm thiểu tổn thương cho dây thần kinh.
Ở dạng rang nóng, muối còn hoạt động như một dẫn chất, giúp đưa các dưỡng chất trong ngải cứu thẩm thấu vào da nhanh hơn. Điều này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng, tái tạo tổn thương ở dây thần kinh tọa, làm tăng sức bền cho thành mạch, giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Nhờ vậy, người bệnh sẽ bớt bị đau nhức, tê bì tay chân và có khả năng vận động tốt hơn.
Chuẩn bị:
- Ngải cứu tươi: 1 bó nhỏ có trọng lượng khoảng 100g
- Muối hạt to: 1/2 bát
Cách dùng thuốc:
- Ngải cứu sau khi rửa sạch thì bạn vớt ra rổ cho ráo nước hoàn toàn. Thái nhỏ và bỏ vào cối giã nát.
- Muối hạt bỏ lên chảo khô sao nóng rồi tiếp tục bỏ ngải cứu vào đảo chung trong vài phút.
- Đổ hết hỗn hợp vừa sao vào trong túi vải và cột miệng lại để giữ độ nóng được lâu hơn.
- Chườm túi thuốc lên điểm đau. Khi thuốc nguội thì bỏ ra sao lại rồi chườm tiếp. Thời gian thực hiện khoảng 20 phút là đủ.
- Áp dụng bài thuốc chườm đắp chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và muối hạt 2 – 3 lần mỗi ngày, cơn đau và các cảm giác khó chịu sẽ được cải thiện đáng kể.
3. Kết hợp rượu trắng với ngải cứu chữa đau thần kinh tọa
Đây là một trong những bài rượu thuốc chữa đau thần kinh tọa đang được áp dụng phổ biến trong dân gian. Ngải cứu kết hợp cùng với rượu trắng mang đến khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh, làm giảm đau dây thần kinh, xoa dịu cảm giác đau nhức, tê bì tay chân.
Khi được sử dụng làm thuốc xoa bóp bên ngoài, các nguyên liệu này còn phát huy tác dụng giữ ấm cột sống và các chi, tăng cường lưu thông máu dưới da, cải thiện sức mạnh cơ bắp. Kiên trì sử dụng thuốc thường xuyên cũng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương ở các mô mềm bị chèn ép, cải thiện phạm vi vận động cho cơ thể.
Chuẩn bị:
- Ngải cứu tươi: 50 gram
- Rượu trắng khoảng 40 độ: 100ml
Cách dùng thuốc:
- Đem ngải cứu rửa qua vài lần nước cho sạch sẽ và giã nát.
- Vắt nước cốt và thêm rượu vào, khuấy đều cho hai nguyên liệu hòa quyện với nhau.
- Chưng cách thủy hỗn hợp cho nóng lên.
- Để điều trị đau thần kinh tọa, người bệnh dùng bông gòn thấm hỗn hợp rượu thuốc vừa chưng thoa lên vùng bị ảnh hưởng khi còn ấm.
- Tiến hành massage nhẹ nhàng để rượu nhanh chóng thẩm thấu vào bên trong và phát huy hiệu quả tối ưu.
- Thời gian thực hiện khoảng 20 phút x 1 – 2 lần mỗi ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
4. Uống nước ngải cứu trị đau thần kinh tọa
Thêm một cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu đơn giản để bạn tham khảo đó là dùng thuốc uống từ thảo dược. Về bản chất, trong ngải cứu đã chứa nhiều hoạt chất tốt có tác dụng giảm đau, an thần, làm tăng tuần hoàn máu và ức chế phản ứng viêm ở khu vực ảnh hưởng. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngải cứu độc vị làm thuốc uống chữa đau thần kinh tọa.
Chuẩn bị:
- 1 bó ngải cứu tươi
Cách dùng thuốc:
- Rửa sạch thảo dược và bỏ vào chậu nước muối ngâm trong 15 phút để diệt khuẩn.
- Xay nhuyễn lá ngải cứu lấy nước cốt.
- Uống trực tiếp 1 lần cho hết hoặc đun sôi trước khi dùng.
- Áp dụng trong ít nhất 7 ngày để bệnh có sự tiến triển rõ ràng.
5. Công thức chữa đau thần kinh tọa từ ngải cứu và giấm gạo
Giấm gạo giàu axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa. Chúng giúp hỗ trợ kháng viêm, tiêu diệt gốc tự do, bảo vệ đĩa đệm và các mô mềm.
Kết hợp giấm gạo với ngải cứu sẽ giúp nâng cao hiệu quả của dược liệu trong việc giảm đau dây thần kinh tọa, đau nhức cột sống. Đồng thời, bài thuốc cũng góp phần làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể để tổn thương có khả năng tự chữa lành nhanh hơn.
Chuẩn bị:
- Lá ngải cứu tươi: 300 gram
- Giấm gạo nguyên chất: Khoảng 200ml.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu và giã nát
- Trộn ngải cứu chung với giấm gạo rồi bỏ hỗn hợp vào chảo.
- Xào nóng thuốc và bọc vào trong một cái khăn mỏng
- Chườm thuốc trực tiếp dọc theo đường đi của dây thần kinh.
- Thời gian thực hiện khoảng 20 phút x 2 lần/ngày.
6. Điều trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và vỏ bưởi
Trong vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu với khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Hương thơm tự nhiên của tinh dầu bưởi còn là vị thuốc an thần, giúp làm thư giãn thần kinh, qua đó giảm đau và cải thiện tâm trạng cho người bệnh.
Chuẩn bị:
- Ngải cứu: 1 nắm to
- Vỏ bưởi: 2 cái nguyên quả
- Rượu nếp trắng: 2 lít
Cách dùng thuốc:
- Trước tiên, người bệnh đem các nguyên liệu thuốc rửa sạch, thái nhỏ. Tráng qua một lần với rượu trắng.
- Bỏ thuốc vào trong bình thủy tinh và đổ rượu vào ngâm chung trong ít nhất 1 tháng.
- Mỗi lần uống 15ml x 2 lần/ngày để trị đau thần kinh tọa.
- Dùng sau các bữa ăn chính trong 10 – 15 ngày liên tục. Có thể dùng rượu thuốc xoa bóp dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa để nâng cao hiệu quả giảm đau.
7. Giảm đau thần kinh tọa bằng cách ngâm chân với nước lá ngải cứu
Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cũng được khuyến cáo nên duy trì thói quen ngâm chân với nước ngải cứu ấm mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. Phương pháp này có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, xoa dịu căng thẳng cho dây thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.
Chuẩn bị:
- Lá ngải cứu: 100g
- Muối: 1 thìa
- Nước sạch: 2 lít
Cách dùng thuốc:
- Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi cùng với lượng nước đã chuẩn bị.
- Đun sôi trong 10 phút rồi tiếp tục bỏ muối vào, khuấy tan.
- Tắt bếp và chờ cho nước thuốc nguội bớt rồi gạn ra một cái chậu sạch.
- Nhúng cả hai chân vào ngâm kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng trong 20 phút.
- Áp dụng mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu theo cách này mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm đau vào ban đêm, ngăn ngừa mất ngủ.
8. Dùng các món ăn bài thuốc chữa đau thần kinh tọa từ ngải cứu
Bên cạnh các bài thuốc trên, người bệnh có thể thêm ngải cứu vào trong chế độ ăn như một loại rau thông thường để hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa. Có nhiều món ăn bài thuốc ngon miệng được chế biến từ ngải cứu vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp giảm đau thần kinh tọa. Chẳng hạn như:
- Ngải cứu chiên trứng
- Gà ác tiềm ngải cứu
- Chả đậu hũ ngải cứu
- Canh cá diếc ngải cứu…
Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa có hiệu quả không?
Bệnh đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm khuẩn, bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, gai khớp háng hay thoái hóa khớp gối chèn ép. Bệnh thường gây đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, bắt đầu từ thắt lưng xuống đến các ngón chân. Kèm theo đó là cảm giác tê bì, ngứa ran thường xuất hiện ở một bên cơ thể, ít khi ảnh hưởng đến cả hai bên.
Việc áp dụng cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu chỉ giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng ở mức độ nhẹ đến trung bình chứ không điều trị triệt để được các nguyên nhân căn bản. Hiệu quả nhận được cũng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cơ địa. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng và không dùng ngải cứu thay thế hoàn toàn cho thuốc và các phương pháp điều trị y khoa.
Kiêng kỵ khi chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
- Sử dụng ngải cứu theo đúng liều lượng được khuyến cáo. Lạm dụng thảo dược này quá mức có thể gây buồn nôn, ngộ độc và nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Không dùng ngải cứu chữa đau thần kinh tọa ở mức độ nặng, đặc biệt là khi xuất hiện biến chứng mất kiểm soát ruột, bàng quang.
- Tránh dùng ngải cứu cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần của thảo dược. Trường hợp bị đau thần kinh tọa khi mang thai và cho con bú cũng không nên dùng.
- Tránh căng thẳng, stress khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong quá trình chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu, bạn nên tới bệnh viện tái khám định kỳ để theo dõi được kết quả điều trị. Cố gắng kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài kết hợp duy trì lối sống lành mạnh để bệnh nhanh được chữa khỏi.
Có thể bạn quan tâm