Ngải Cứu
Ngải cứu là một trong những loại rau quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Không chỉ dùng để nấu ăn, nó còn được xem là “rau của bậc Danh y” với một loạt các tác dụng cho sức khỏe như ngải cứu chữa đau lưng, điều trị chứng rối loạn tiền đình, trị viêm xoang…
Nguồn gốc và đặc tính của ngải cứu
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L. Nó thuộc nhóm loại cây thân thảo sống lâu năm có họ Cúc Asteraceae. Rau ngải cứu còn gọi là rau ngải điệp hoặc ngải khao (theo Đông y).
Đây là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam với một số đặc điểm quen thuộc như lá không có cuống, mọc so le với sắc xanh nổi bật. Ngải cứu mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước và được bán nhiều ngoài chợ với giá thành rất rẻ hoặc được trồng ngay chính tại nhà nên mọi người sẽ không gặp khó khăn gì khi tìm kiếm.
Thông thường, với loại cây này, người ta sẽ hái lá hoặc ngọn có hoa vào mùa hè rồi để dùng tươi hoặc phơi khô tùy theo từng mục đích sử dụng. Cây ngải cứu phơi khô có thể được lưu giữ và có giá trị sử dụng trong nhiều năm nếu mọi người để trong hộp kín, đồng thời bảo quản ở nơi khô ráo.
Rau ngải cứu có tác dụng gì? Dùng trong chữa bệnh gì?
Được biết, đây vốn chỉ là một loại cây ngải cứu dại nhưng sau đã được các danh y nghiên cứu và sử dụng như một dược liệu quý hiếm trong y học. Cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn được xem là “rau của bậc Danh y” với vô vàn các tác dụng.
Theo Đông y, loại dược liệu này có vị đắng, cay và ấm nên có tác dụng cầm máu, giảm hàn trừ ẩm rất tốt. Thông thường, loại rau này thường được sử dụng để điều trị một số vấn đề như đau bụng kinh, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm xoang, rối loạn tiền đình hoặc các bệnh liên quan đến phụ khoa khác…
Nhiều người chỉ biết đến rau ngải cứu như một nguyên liệu chế biến món ăn mà không biết rằng nó là thành phần không thể thiếu trong một số bài thuốc điều trị các bệnh điển hình như:
1. Ngải cứu làm dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung mỏng là một vấn đề đáng lo ngại đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này sẽ khiến cho quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn bởi. Theo các chuyên gia y tế, niêm mạc tử cung để trứng được thụ tinh làm tổ nhanh chóng và dễ dàng thì phải có độ dày trong khoảng 8-10mm.
Với những người có niêm mạc tử cung mỏng thì cần phải tìm cách khắc phục. Và trong các bài thuốc dân gian, lá ngải cứu được xem là “thần dược” giúp cứu nguy cho bất cứ chị em phụ nữ nào đang gặp phải vấn đề rắc rối này.
Để thực hiện, mọi người hãy:
- Lấy 300g ngải cứu khô
- Mỗi ngày đun sôi 50g với nước lọc
- Sau khi nước sôi, hãy dùng ray lọc lấy nước để dùng
- Uống ngày 2 lần trong một tháng
- Sau 1 tháng, mọi người hãy đi siêu âm lại và sẽ nhận thấy niêm mạc tử cung của mình đã dày lên
2. Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình
Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình chắc hẳn là tin vui dành cho không ít người, đặc biệt là đối tượng từ 40 tuổi trở lên. Nếu bệnh không được điều trị, nó sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, mất cân bằng, gây rối loạn thị giác và thính giác. Về lâu dài, bệnh sẽ tác động không nhỏ đến nhận thức.
Nếu mọi người chưa biết cách nào điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả, chúng tôi khuyên các bạn nên áp dụng mẹo với lá ngải cứu. Người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu này để chế biến thành các món ăn như sườn hầm ngải cứu, gà tần hoặc trứng gà hấp ngải cứu. Các món ăn này đều rất dễ nấu, mọi người hãy chịu khó học cách làm để có ngay một cách thức chữa bệnh hiệu quả nhé.
3. Ngải cứu chữa đau lưng, thoát vị đĩa đệm
Chắc hẳn với những người bị đau lưng, thoát bị đĩa đệm, gai cột sống, mọi người sẽ không lạ lẫm gì khi chúng tôi nhắc đến các phương pháp điều trị bệnh bằng loại dược liệu này. Từ xưa đến nay, cách thức này đã được ông cha ta cùng nhiều lương y nổi tiếng nghiên cứu và thử nghiệm để cho ra kết quả vô cùng tốt.
Dưới đây là một số cách dùng ngải cứu chữa viêm khớp hoặc các bệnh về xương khớp khác:
Ngải cứu rang muối
Chuẩn bị: 50g dược liệu, 1 muỗng muối hạt, 1 chiếc túi vải
Cách làm:
- Rửa sạch nguyên liệu chính rồi để ráo nước
- Cho muối lên chảo rang khoảng 1-2 phút thì cho dược liệu này vào đảo đều thêm một lúc nữa
- Tắt bếp sau khi tất cả các nguyên liệu đã nóng
- Cho muối và ngải cứu đã rang vào một chiếc túi vải rồi chườm lên khu vực bị đau khoảng 30 phút (Chú ý nhiệt độ của túi chườm để tránh bị bỏng)
- Khi hỗn hợp nguội, mọi người hãy đem đi rang lại và cứ thế thực hiện 2-3 lần
Sau khoảng 1 tuần áp dụng theo cách này, mọi người sẽ nhận thấy ngải cứu rang muối chữa đau lưng vô cùng hiệu quả. Theo lời khuyên, để bệnh giảm bớt triệu chứng, các bạn nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Ngải cứu ngâm rượu
Chuẩn bị: 1 vỏ bưởi khô; 1kg vỏ chanh khô, 2 lít rượu trắng, 200g lá ngải cứu khô
Cách làm:
- Sao vàng ngải cứu, vỏ bưởi và chanh
- Cho tất cả các nguyên liệu vào lọ thủy tinh rồi đổ rượu vào
- Ngâm trong vòng 1 tháng, cứ vài ngày lại lắc bình rượu 1 lần để ngấm thuốc
- Khi sử dụng, mỗi ngày mọi người hãy lấy uống 1 ly rượu nhỏ sẽ giúp những cơn đau nhức do bệnh đau lưng, gai cột sống gây ra sẽ dần dần biến mất
- Người bệnh có thể lấy rượu này để xoa bóp vào vùng đau nhức cũng rất hiệu quả
Kết hợp với dấm gạo:
Chuẩn bị: 300g lá cây ngải điệp, 200ml dấm gạo, miếng vải mỏng
Cách làm:
- Rửa sạch dược liệu rồi giã nát, trộn với dấm gạo
- Cho hỗn hợp đó vào nồi rồi đun nóng cho đến khi đặc lại
- Cho hỗn hợp vào miếng vải rồi chường lên chỗ bị đau khoảng 10-15 phút
- Tiếp tục làm nóng và lặp lại ành động này cho đến khi hỗn hợp không thể tiết ra nước nữa thì thôi
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày trong vòng 1-2 tháng
Sử dụng kèm với mật ong:
Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu, 15ml mật ong nguyên chất, miếng vải mỏng
Cách làm:
- Rửa sạch dược liệu, đem đi giã nát
- Dùng miếng vải mỏng vắt lấy nước cốt, bỏ bã
- Trộn phần nước cốt ngải cứu với mật ong
- Chia làm 2 lần uống mỗi ngày, sử dụng liên tục trong khoảng 2 tuần
4. Trị dứt điểm chứng đau đầu
Theo các lương y, loại rau rẻ tiền, dễ kiếm này là một trong những dược liệu điều trị bệnh đau đầu vô cùng hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị 100g ngải cứu, 100g lá tía tô, 100g lá tần dầy cùng 50g lá sả là mọi người có có ngay một công thức hoàn chỉnh giúp đánh bay những cơn đau đầu khó chịu.
Để dùng ngải cứu chữa đau đầu bằng các nguyên liệu trên, hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Rửa sạch nguyên liệu
- Cho tất cả vào một nồi nước 500ml và đun đến khi sôi
- Dùng nước này uống vào những lúc khát trong ngày
- Thực hiện trong vòng 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ ràng
5. Ngải cứu rang muối giảm mỡ bụng
Theo các chuyên gia, khi rau ngải cứu và muối kết hợp với nhau để rang, nó sẽ có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất và đốt cháy mỡ dư thừa trên cơ thể. Cách làm này mang lại hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo không gây nguy hại cho sức khỏe.
Chuẩn bị: 2kg muối hạt (trắng, sạch), 1 bó rau ngải cứu (loại càng già càng tốt), 4 củ gừng tươi, 2 củ nghệ
Cách làm muối ngải cứu quấn bụng giảm béo:
- Rửa sạch rau rồi cắt thành từng khúc nhỏ
- Gọt vỏ gừng, nghệ; thái nhỏ; xay nhuyễn
- Cho tất cả các nguyên liệu vào chảo rồi rang đến khi khô thì thôi
- Để nguội khoảng 1 phút rồi cho tất cả vào một miếng vải hoặc chiếc khăn
- Gói kín lại và chườm qua bụng
- Thực hiện mỗi ngày một lần trong thời gian khoảng 20-30 phút
- Sau khi làm xong, mọi người hãy cất hỗn hợp để hôm sau rang lại
- Chỗ muỗi này có thể dùng khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày thì bỏ đi và làm cái mới
- Kiên trì thực hiện để giảm mở bụng rất tốt
6. Chữa đau bụng kinh
Không ít người đã áp dụng mẹo dùng ngải cứu chữa đau bụng kinh và thấy hiệu quả rõ rệt. Một tuần trước khi “bà dì” đến, chị em hãy lấy khoảng 6-12g ngải cứu sắc với nước hoặc hãm nước sôi như trà. Lượng nước thu được, mọi người hãy chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hoặc chị em phụ nữ có thể chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt bằng cách dùng ngải cứu kết hợp với trứng gà và gừng tươi bằng cách:
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước đã chứa sẵn 400ml nước
- Đun nhỏ lửa cho đến khí sôi
- Trứng chín, lấy ra bóc vỏ rồi thả vào nồi đun thêm khoảng 10 phút nữa để trứng ngấm với nước thuốc
- Ăn trứng và uống nước thuốc khi còn nóng
7. Điều trị bệnh viêm xoang
Loại dược liệu này nổi tiếng có tính kháng khuẩn tốt nên thường được sử dụng trong bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh viêm xoang. Để sử dụng ngải cứu chữa viêm xoang, mọi người hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Chọn lá của những cây ngải cứu già, có hoa để mang về phơi khô
- Sau khi nguyên liệu đã phơi khô, hãy tán nhỏ ra thành vụn
- Loại bỏ gân lá, dùng giấy cuộn bột vụn lá ngải cứu để thành điếu thuốc. Có thể dùng keo dán giấy cho chặt để chúng không bị bung
- Khi sử dụng, hãy lấy điếu thuốc ngải cứu đốt rồi hơ lên các huyệt 1 (giữa đỉnh đầu), 2 + 3 (lần lượt nằm ở trước và sau huyệt 1 khoảng 2cm), 4 + 5 (nằm ở hai bên huyệt số 1, cách 2cm mỗi bên)
- Hơ ngải cứu cách vùng da khoảng 1.5cm để tránh bị bỏng
- Thực hiện 10-15 ngày rồi nghỉ 5-7 ngày
Lợi ích và cách làm trà ngải cứu giúp thanh lọc cơ thể
Có thể nhiều người không biết rằng, rau ngải cứu còn được sử dụng bằng cách chế thành trà. Tuy có vị đắng và tương đối khó uống nhưng theo các chuyên gia y tế, các thành phần có trong ngải điệp sau khi được chiết xuất thành trà sẽ có công dụng như một chất kích thích tiêu hóa. Các tình trạng sức khỏe như đau dạ dày, ợ nóng, đầy hơi… hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm bằng loại trà này.
Ngải cứu có tác dụng gì cho da? – Trên thực tế, nếu muốn điều trị bệnh chàm, ngoài việc bôi thuốc, người bệnh có thể uống trà ngải cứu. Nhiều ý kiến cho rằng trong loại thảo dược này có chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm ngứa và mang đến cho mọi người một làn da khỏe mạnh.
Không chỉ vậy, theo nhiều công trình nghiên cứu, trà ngải cứu còn chứa một thành phần hóa học là thujone có tác dụng tẩy giun vô cùng hiệu quả. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm loại trà này, các bạn hãy ghi chép lại để thực hiện khi cần nhé.
Chuẩn bị:
- 3-5g lá ngải điệp khô và đã được sao vàng
- 4 cốc nước lọc
- 1 muỗng cà phê mật ong hoặc đường nếu muốn
Cách làm:
- Đun sôi nồi nước
- Thả ngải cứu vào nồi
- Đun lửa nhỏ trong khoảng 5-10 phút rồi tắt bếp
- Dùng ray lọc lấy nước rồi uống
- Nếu quá đắng, mọi người có thể cho thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống
- Trà chỉ nên được uống theo từng đợt, tuyệt đối không sử dụng liên tục trong thời gian dài
Những trường hợp chống chỉ định dùng rau ngải cứu
Ngải cứu được coi là vị thuốc quý thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Hoặc nó chỉ đơn giản là một nguyên liệu nấu ăn quen thuộc đối với người Việt. Thế nhưng không phải ai cũng có thể dùng được loại rau này. Dưới đây là một số trường hợp được các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng ngải điệp.
1. Phụ nữ mang bầu ăn ngải cứu được không?
Phụ nữ ăn hoặc uống ngải cứu khi mang thai 3 tháng đầu không phải là hành động có lợi cho sức khỏe. Được biết, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều loại rau này, bởi nó sẽ khiến tử cung co bóp bất thường và có thể dẫn đến sảy thai.
2. Người bị viêm gan
Bên trong loại rau quen thuộc này có chứa một loại tinh dầu dễ bay hơi. Nó là một con dao hai lưỡi, vừa được sử dụng để chữa bệnh nhưng đồng thời cũng chứa độc tính nguy hiểm. Với người bị viêm gan, nếu ăn ngải điệp, tinh dầu kia sẽ đi vào gan và gây rối loạn chuyển hóa ở tế bào, từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện phẫu thuật nếu như thường xuyên ăn ngải cứu. Vì thế cho dù có thèm đến đâu, mọi người cũng nên tránh xa loại rau này ra nhé.
4. Người bị suy thận
Tinh dầu có trong ngải cứu có thể gây suy thận. Do đó với những người vốn đã mắc phải căn bệnh này cần nhớ rằng đây không phải là loại thực phẩm hay dược liệu thích hợp cho bản thân mình.
Một số lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này
- Ngải cứu có làm mất sữa không? – Hiện vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào khẳng định chắc chắn về vấn đề này nên các mẹ sau sinh cứ yên tâm ăn và không cần phải lo lắng quá nhiều
- Hoạt chất thujone có trong rau ngải cứu sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, chân tay run, co giật…. Chính vì thế, mỗi tuần mọi người không nên sử dụng nó quá nhiều, cụ thể là không quá 3 lần/tuần.
- Người bị dị ứng với các loại thực vật trong họ Asteraceae như cây cúc thì không nên ăn ngải cứu
- Trà ngải cứu chỉ nên được sử dụng khi cơ thể có một trong các bệnh kể trên. Điều đó đồng nghĩa với việc những người dang khỏe mạnh thì không nên uống ngải cứu như một thức uống thường xuyên giống như trà
Gợi ý một số món ăn ngon được chế biến kèm với ngải cứu
Chắc hẳn mọi người ai cũng đã từng ít nhất một lần sử dụng ngải điệp để nấu ăn, cụ thể là ngải cứu trứng gà. Tuy nhiên có rất nhiều cách để chế biến món ăn từ loại rau này, dưới đây là một số gợi ý cho mọi người:
– Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Thịt heo băm nhỏ, xào qua trong nồi, thêm chút gia vị. Cho nước vào nồi đun sôi rồi bỏ rau ngải cứu vào. Đến khi canh sôi đều, hãy nêm nếm lại sao cho vừa ăn. Món ăn này giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp phụ nữ sau sinh không bị lạnh bụng.
– Gà tần ngải cứu: Chuẩn bị 1 con gà đen khoảng 500g, 3 trái táo đỏ cùng với một ít kỷ tử, ý dĩ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất và các gia vị nấu ăn khác. Gà sau khi được làm đẹp và mổ phanh bụng, mọi người hãy nhét tất cả nguyên liệu vào đó rồi cho gà vào nồi. Đổ săm sắp nước, cho gia vị và tần cho đến khi gà mềm. Món ăn ngày thích hợp cho người thường xuyên bị đau đầu, hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh đồng thời giúp lưu thông máu.
– Cháo ngải cứu: Rửa sạch 50g rau ngải cứu rồi thái nhỏ để nấu thành cháo cùng với 100g gạo tẻ cùng một chút đường đỏ. Những người bị động thai hoặc đau thấp khớp nên ăn món này liên tục 3-5 ngày, mỗi ngày 2 lần vào bữa sáng và trưa.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thảo dược ngải cứu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mọi người hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ gửi lời giải đáp cho mọi người.
Chúc tất cả các bạn luôn khỏe mạnh!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thảo dược nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.