Gai Cột Sống
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. Hiện nay, độ tuổi mắc bệnh gai cột sống ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa do thói quen ngồi máy tính nhiều và ít vận động của lối sống hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Gai cột sống là bệnh gì? Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?
Gai cột sống là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên từ sau 40 tuổi, đặc biệt là với nam giới. Tại vị trí xương và sụn bị thoái hóa hoặc các khớp sụn bị ăn mòn khi vận động nhiều theo thời gian sẽ xuất hiện gai xương. Đối với người cao tuổi bệnh gai xương thường là do hiện tượng lắng đọng canxi ở các dây chằng.
Ngoài ra, sau những chấn thương hoặc sau một thời gian dài làm việc nặng nhọc, sai tư thế cũng sẽ khiến xương khớp bị hư hại, cơ thể sẽ có phản ứng tự sửa chữa những tổn thương và dẫn đến hình thành mỏm gai xương.
Vậy bị gai cột sống có nguy hiểm không? Nhìn chung, gai cột sống không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng.
Thông thường, gai cột sống sẽ mọc ở vị trí phía trước hoặc trên cạnh của thân cột sống. Khi phát triển, gai sẽ gây ra những cơn đau nhức ban đầu từ âm ỉ cho đến dai dẳng và dữ dội. Với những trường hợp này thì gai cột sống ít gây biến chứng nguy hiểm và sẽ được điều trị bằng các phương pháp Tây y, Đông y hoặc vật lí trị liệu tùy từng mức độ.
Trong một số trường hợp nếu xảy ra hiện tượng gai gãy và chạy vào trong các khớp xương thì sẽ khiến việc co duỗi khớp trở nên khó khăn. Hoặc nếu gai xương mọc gần rễ dây thần kinh, trong hoặc gần ống tủy sẽ gây chèn ép, cọ xát, tắc nghẽn các dây thần kinh bên trong.
Những hiện tượng này rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như khiến người bệnh mất cảm giác, tê liệt tay, chân hoặc rối loạn đại tiểu tiện. Nếu duy trì tình trạng này quá lâu mà không có biện pháp giải quyết kịp thời sẽ khiến các dây thần kinh và tủy bị tổn thương trầm trọng, dẫn đến việc bị liệt cột sống vĩnh viễn.
Với các trường hợp cá biệt này thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật gai cột sống. Vậy mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Với sự phát triển của y học hiện đại, việc thực hiện phẫu thuật gai cột sống khá đảm bảo và không có nhiều nguy hiểm.
Tuy nhiên, mọi loại phẫu thuật vẫn sẽ tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng vết mổ, đau hơn sau phẫu thuật,… Hơn nữa, việc phẫu thuật ngoại khoa vừa tốn kém, vừa không giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn nên đây chỉ là biện pháp cuối cùng trong trường hợp bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Các giải pháp điều trị gai cột sống phổ biến
Như vậy, bệnh gai cột sống có nguy hiểm không câu trả lời đã có – đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm cho tính mạng nếu người bệnh điều trị tích cực ngay từ ban đầu. Càng để bệnh phát triển lâu thì càng dễ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm. Hiện nay, để chữa bệnh gai cột sống mà không dùng đến phẫu thuật, người ta thường sử dụng những phương pháp sau:
- Chữa bằng thuốc Tây:
Ưu điểm nổi bật của thuốc Tây đó là có tác dụng nhanh chóng và rất tiện dụng. Tuy nhiên, dùng thuốc Tây chỉ là giải pháp khắc phục triệu chứng tạm thời chứ không chữa được căn nguyên gây bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ cho sức khỏe.
- Chữa bằng Đông y:
Phương pháp Đông y sẽ kết hợp đồng thời hai hướng điều trị là dùng thuốc và thực hiện xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt. Với ưu điểm lành tính và có hiệu quả lâu dài, đây là phương pháp được khá nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, việc dùng Đông y còn tồn tại nhược điểm là thiếu tính tiện dụng và mất khá nhiều thời gian để phát huy tác dụng.
- Chữa bằng thuốc nam:
Các vị thuốc nam đều rất quen thuộc và dễ kiếm, bài thuốc thực hiện cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, lượng dược tính trong cây thuốc nam thấp nên phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh gai cột sống ở giai đoạn đầu.
- Chữa bằng vật lí trị liệu:
Bằng việc sử dụng những trang thiết bị và kĩ thuật hiện đại, đây là phương pháp được đánh giá là tối ưu và hiệu quả nhất hiện tại. Các loại vật lí trị liệu thường được sử dụng là kéo giãn xương cột sống, kích thích điện, sóng ngắn, siêu âm, laser,…
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bệnh gai cột sống có nguy hiểm không cũng như biết được về những giải pháp điều trị bệnh. Để tìm được phương pháp chữa trị phù hợp nhất, hãy đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của bạn.