Cách Trị Gai Cột Sống Tại Nhà

Tác giả: Cập nhật: 11:30 am , 27/06/2024

Các cách trị gai cột sống tại nhà thường được đánh giá cao bởi sự lành tính và dễ áp dụng. Một số giải pháp tại nhà có khả năng làm giảm đau, chống viêm, cải thiện vận động và thúc đẩy chữa lành tổn thương rất tốt. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng đúng cách.

cách trị gai cột sống tại nhà
Có thể áp dụng một số cách trị gai cột sống tại nhà để cải thiện triệu chứng và thúc đẩy chữa lành tổn thương

12 Cách trị gai cột sống tại nhà hiệu quả, được tin dùng

Gai cột sống là một dạng lâm sàng phổ biến của bệnh thoái hóa cột sống. Lúc này các tế bào xương có xu hướng phát triển bất thường, hình thành gai xương trên thân đốt sống, đĩa sụn và dây chằng quanh khớp. Từ đó gây chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống.

Người bệnh gai cột sống thường sẽ bị đau nhức âm ỉ rất khó chịu ở vùng gai xương phát triển. Ngoài ra cơn đau còn ảnh hưởng trên diện rộng do các rễ thần kinh bị chèn ép. Cảm giác tê cứng chi và hạn chế vận động cũng có thể xuất hiện.

Song song với chăm sóc y tế, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa gai cột sống tại nhà. Đây hầu hết là những giải pháp đơn giản, hiệu quả, lành tính và rất dễ áp dụng. Đặc biệt là có khả năng đáp ứng rất tốt với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc triệu chứng không quá nghiêm trọng.

Dưới đây là 12 cách trị gai cột sống tại nhà được áp dụng phổ biến:

1. Xoa bóp, massage

Xoa bóp, massage là liệu pháp đơn giản được áp dụng hầu hết với các chứng đau nhức xương khớp. Trong đó, khi nói đến các cách trị gai cột sống tại nhà thì không thể bỏ qua liệu pháp này.

Tác dụng lực vừa phải từ bàn và các ngón tay có thể giúp thư giãn và cải thiện tình trạng đau nhức. Thực hiện massage vào buổi tối sẽ giúp làm giảm khó chịu và hạn chế cơn đau kích hoạt khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, xoa bóp, massage còn có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu. Nhờ vậy sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy cho vùng cột sống đang bị tổn thương, hình thành gai xương. Từ đó sẽ thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương, tăng phạm vi chuyển động và giúp cột sống khỏe mạnh hơn.

xoa bóp chữa gai cột sống
Xoa bóp, massage là giải pháp trị gai cột sống tại nhà được áp dụng rất phổ biến

Có thể tiến hành massage theo các bước sau:

  • Người bệnh nằm sấp xuống nệm, cả tay và chân buông thoải mái dọc theo cơ thể
  • Người thực hiện đúng bên cạnh, dùng 2 bàn tay xoa vào nhau đến khi nóng lên
  • Sau đó tiến hành xoa bóp từ vùng cổ vai gáy dần xuống vùng lưng dưới
  • Nên kết hợp các động tác day, miết, ấn và lăn để tăng tác dụng
  • Thực hiện khoảng 15 – 20 phút/ lần, 1 – 2 lần/ ngày

Lưng là vùng khuất của cơ thể nên người bệnh thường không thể tự massage cho bản thân khi bị đau. Do đó nên chủ động nhờ đến sự giúp đỡ của người thân khi thực hiện liệu pháp này.

2. Cách tác dụng nhiệt trị gai cột sống tại nhà

Tác dụng nhiệt là phương pháp thường được áp dụng để khắc phục triệu chứng của các bệnh xương khớp. Trong đó rất hiệu quả với bệnh gai cột sống. Tuy nhiên cần căn cứ vào biểu hiện của triệu chứng để lựa chọn tác dụng nhiệt nóng hay nhiệt lạnh cho phù hợp.

  • Chườm lạnh: Được dùng nếu gai cột sống gây ra triệu chứng đau nhức kèm theo dấu hiệu sưng viêm. Nhiệt độ thấp có tác dụng gây tê tạm thời và ức chế nhanh cơn đau. Ngoài ra còn hạn chế cấp máu để hỗ trợ làm giảm sưng hiệu quả. Người bệnh có thể dùng vài viên đá lạnh bọc trong miếng vải dày. Sau đó chườm lên vùng bị đau 20 phút, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày. Đến khi tình trạng sưng giảm hẳn thì không áp dụng cách này nữa.
  • Chườm nóng: Áp dụng cho các trường hợp đau nhức kèm theo tê cứng cột sống. Tuyệt đối không chườm nóng khi khu vực tổn thương đang bị sưng. Sức nóng phù hợp từ túi chườm giúp giảm đau, thư giãn cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả. Từ đó tăng cường phạm vi chuyển động và hỗ trợ chữa lành tổn thương. Dùng 1 túi chườm nóng chườm lên vùng bị đau khoảng 15 – 20 phút. Có thể sử dụng chai nước ấm để thay thế nếu không có sẵn túi chườm.

3. Hoạt động thể chất phù hợp

Nhiều người có xu hướng quan ngại việc hoạt động thể chất khi xương khớp đang gặp vấn đề. Tuy nhiên tập thể dục với cường độ phù hợp thực sự mang lại nhiều lợi ích. Trên thực tế, hoạt động thể chất được xem như một cách trị gai cột sống tại nhà hữu hiệu.

Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cho vùng cột sống và hệ thống cơ bắp. Hơn nữa còn giúp cơ thể giải phóng nhiều endorphin hơn để tạo cảm giác thư giãn, chống lại các cơn đau. Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục có thể làm giảm cơn đau lưng do bệnh gai cột sống khoảng 10 – 15%.

tập thể dục chữa gai cột sống
Yoga là bộ môn vận động nhẹ đặc biệt phù hợp với những người bị gai cột sống

Tuy nhiên, khi đang bị gai cột sống thì người bệnh cần cẩn trọng khi tập thể dục. Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, không tác dụng lực quá mạnh lên cột sống. Chẳng hạn như bơi lội, đi bộ, yoga, thái cực quyền,… Tập luyện với cường độ và thời gian phù hợp, tuyệt đối không tập quá gắng sức.

4. Điều chỉnh tư thế

Một trong những nguyên nhân gây bệnh hoặc khiến triệu chứng gai cột sống tồi tệ hơn chính là duy trì tư thế sai trong thời gian dài. Do đó, việc điều chỉnh và duy trì các tư thế đúng cả khi làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi được cho là cách trị gai cột sống tại nhà hiệu quả.

Cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không ngồi hay đứng một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng nên chủ động rời khỏi vị trí và đi lại. Có thể kết hợp một vài động tác giãn cơ đơn giản để tạo cảm giác thoải mái.
  • Càn sử dụng bàn và ghế phù hợp với chiều cao của cơ thể để ngồi làm việc hay học tập. Khi ngồi hãy giữ cho cột sống được thẳng, không ngồi lệch người hay cúi đầu xuống.
  • Khi nằm ngủ nên ưu tiên tư thể ngửa, giữ cho lưng thẳng và thư giãn. Thỉnh thoảng có thể đổi sang tư thế nghiêng để tạo cảm giác thoải mái. Nên sử dụng nệm cứng để giữ cho đường cong sinh lý của cột sống được đảm bảo khi ngủ.
  • Đặc biệt chú ý đến tư thế lúc mang vác vật nặng, nhất là lúc cúi gập người. Bởi tư thế này rất dễ gây chấn thương cột sống và làm tăng nguy cơ hình thành gai xương sau đó.

5. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bên cạnh các giải pháp y tế, người bị gai cột sống được khuyến cáo là nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Đây được cho là cách trị gai cột sống tại nhà có thể giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và hạn chế bệnh tiến triển nặng.

Việc ăn uống lành mạnh có thể giúp duy trì cân nặng phù hợp và tăng cường sức khỏe xương khớp. Hơn nữa, rất nhiều loại thực phẩm còn chứa các thành phần dưỡng chất được chứng minh là có tác dụng giảm đau rất tốt.

chế độ ăn cho người bị gai cột sống
Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị bệnh gai cột sống

Các vấn đề cần chú ý bao gồm:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, C, canxi, Omega-3 và các chất chống oxy hóa
  • Nên thêm vào phẩu phần ăn nhiều rau xanh, quả mọng, thực phẩm gia vị, ngũ cốc nguyên hạt
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Nên chọn nước lọc và các loại thức uống lành mạnh như trà xanh, trà ô long, nước ép rau củ quả tươi,…
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thực phẩm chứa gluten hay nhiều muối đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Tránh uống rượu bia và các thức uống có cồn. Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm tự nhiên, tươi sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng luộc, hấp, nấu canh. Hạn chế dùng các món chiên, xào sử dụng nhiều dầu mỡ.

6. Cách trị gai cột sống tại nhà bằng cà gai leo

Cách trị gai cột sống bằng cà gai leo là mẹo đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Ngoài giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau nhức và khó chịu thì thảo dược hày còn tác động đến tiến triển của bệnh gai cột sống.

Nhiều phân tích từ dược lý hiện đại đã tìm thấy lượng lớn flavonoid và alkaloid có trong cà gai leo. Hai thành phần này đã được chứng minh là có khả năng kháng viêm và giảm đau tự nhiên rất hiệu quả.

Tuy nhiên, để nâng cao tác dụng điều trị thì người bệnh nên kết hợp thêm kê huyết đằng. Đây là vị thuốc có công dụng chỉ thống, hoạt lạc, bổ huyết và làm mạnh gân cốt hữu hiệu. Do đó sẽ giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

Cách chữa gai cột sống bằng cà gai leo:

  • Chuẩn bị 10 gram cà gai leo và 10 gram kê huyết đằng
  • Rửa sạch các vị thuốc trên rồi để ráo nước
  • Sau đó cho lên chảo nóng sao vàng hạ thổ rồi cho vào ấm
  • Thêm vào 1 lít nước đun sôi lên rồi sắc trên lửa nhỏ thêm 20 phút
  • Loại phần bã thuốc, chia phần nước sắc làm 3 lần uống/ ngày

7. Dùng lá lốt chữa gai cột sống

Lá lốt là một trong những thảo dược được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Điển hình như gai cột sống, thoái hóa khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,… Trong đó dùng lá lốt chữa gai cột sống là mẹo đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng.

Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm cùng mùi thơm rất đặc trưng do có chứa một lượng lớn tinh dầu. Theo Đông y, thảo dược này có tác dụng tiêu viêm, chỉ thống, tán phong hàn, cường gân, mạnh cốt và làm ấm cơ thể.

cách dùng lá lốt trị gai cột sống tại nhà
Lá lốt chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả

Phân tích cho thấy, hàm lượng các hoạt chất beta-caryophylen, ancaloit và benzyl axetat trong lá lốt đều rất dồi dào. Chúng đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Nhờ đó đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

Cách dùng lá lốt chữa gai cột sống:

  • Chuẩn bị 15 – 30 gram lá lốt tươi rửa thật sạch
  • Ngâm nước muối loãng thêm 5 phút rồi thái nhỏ
  • Cho vào ấm, thêm vào 300ml nước và sắc trên lửa nhỏ khoảng 10 phút
  • Loại bỏ phần bã, chia phần nước sắc thành 2 lần uống/ ngày

Không nên dùng lá lốt chữa gai cột sống cho những người bị nhiệt miệng, nóng trong người hoặc táo bón. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng cần tránh sử dụng loại thảo dược này.

8. Cách dùng ngải cứu trị gai cột sống tại nhà

Ngoài dùng lá lốt thì sử dụng ngải cứu cũng là một cách trị gai cột sống tại nhà được áp dụng phổ biến. Ngải cứu là thảo dược có vị đắng hơi cay, tính ấm với công năng rất đa dạng. Nổi bật là tiêu thũng, tán hàn, chỉ thống và hoạt huyết.

Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã tìm thấy nhiều thành phần có dược tính cao trong ngải cứu. Phải kể đến như sitosterol, cineol, atmose, dehydro matricaria ester, i-quebrachitol và i-inositol. Các hoạt chất này có tác dụng thư giãn cơ, chống viêm và giảm đau hiệu quả.

Cách dùng ngải cứu chữa gai cột sống:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi rửa thật sạch
  • Ngâm nước muối loãng thêm 5 phút rồi vớt ra để ráo
  • Cho vào cối giã nát rồi đem rang nóng cùng 2 thìa cà phê muối biển
  • Dùng miếng vải sạch bọc thuốc lại rồi chườm đắp lên vùng bị đau
  • Thực hiện 15 – 20 phút/ lần, 1 – 2 lần/ ngày

9. Bài thuốc chữa gai cột sống từ gừng

Trong một số trường hợp, các gai xương ở vùng cột sống lưng có thể gây chèn ép và dẫn tới đau thần kinh tọa. Người bệnh có thể gặp phải các cơn đau lan tỏa từ thắt lưng xuống mông, đùi và bàn chân. Lúc này, có thể sử dụng gừng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.

Gừng là thảo dược rất quen thuộc có vị cay nồng và tính ấm với công năng đa dạng. Nó có tác dụng chỉ thống, tán hàn, hạ khí, tiêu viêm và làm ấm xương khớp hiệu quả. Do đó sẽ giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

dùng gừng chữa gai cột sống
Dùng gừng chữa gai cột sống là mẹo hay giúp giảm đau, thư giãn gân cơ và hỗ trợ chữa lành tổn thương

Đặc biệt, các phân tích dược lý hiện đại còn tìm thấy lượng lớn curcumin, gingerol và flavonoids có trong gừng. Các hoạt chất này có tác dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Hơn nữa còn thúc đẩy tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi hơn.

Cách dùng gừng chữa gai cột sống:

  • Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, rửa thật sạch rồi để ráo
  • Sau đó cho vào cối giã nát với 1 chút muối biển
  • Trải 1 miếng vải bên ngoài khu vực bị đau
  • Sau đó đắp gừng giã nát lên trong khoảng 10 – 15 phút

Ngoài ra, người bệnh có thể nấu nước gừng để ngâm chân nếu cơn đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, dùng rượu gừng, kết hợp gừng với mật ong và muối biển hay với giấm ăn đều là những mẹo hay.

10. Dùng cây đinh lăng chữa gai cột sống

Cây đinh lăng là thảo dược tự nhiên rất quen thuộc. Đặc biệt, ở các vùng quê thì thảo dược này rất dễ tìm thấy ngay trong vườn nhà. Cách trị gai cột sống bằng cây đinh lăng là mẹo hay, đơn giản, được áp dụng phổ biến. Trong đó, phần rễ của thảo dược này là mang lại nhiều tác dụng nhất.

Rễ đinh lăng có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất saponin, vitamin và nhiều loại acid amin có tác dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Hơn nữa, thảo dược này có giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến cột sống và hỗ trợ chữa lành các tổn thương bên trong.

Cách dùng rễ đinh lăng chữa gai cột sống:

  • Chuẩn bị khoảng 20 gram rễ đinh lăng tươi
  • Rửa sạch nguyên liệu rồi ngâm trong nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại thêm lần nữa rồi cắt nhỏ và cho vào ấm
  • Thêm vào khoảng 500ml nước, sắc trên lửa nhỏ đến khi nước rút còn phân nửa
  • Loại bỏ phần bã, chia phần nước sắc làm 3 lần uống/ ngày
  • Cần duy trì liên tục 7 – 10 ngày để cảm nhận rõ hiệu quả

Trong rễ cây đinh lăng có chứa một lượng nhỏ độc tính. Do đó người bệnh tuyệt đối không lạm dụng hoặc dùng quá liều. Những người mắc bệnh gan mật và phụ nữ mang thai không nên dùng thảo dược này để chữa gai cột sống và các bệnh xương khớp khác.

11. Cách trị gai cột sống tại nhà bằng tinh dầu

Sử dụng tinh dầu là một trong những cách trị gai cột sống tại nhà được rất nhiều người áp dụng. Bởi một số loại tinh dầu đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đau, chống viêm và thư giãn tinh thần hiệu quả.

sử dụng tinh dầu chữa gai cột sống
Sử dụng tinh dầu là cách trị gai cột sống tại nhà hữu hiệu, rất dễ áp dụng

Người bị gai cột sống có thể sử dụng các tinh dầu như:

  • Tinh dầu bạch đàn
  • Tinh dầu gừng
  • Tinh dầu oải hương
  • Tinh dầu nhũ hương

Chỉ cần lấy một ít tinh dầu thoa lên khu vực bị đau nhức. Sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 20 – 30 phút. Có thể nhờ người thân giúp đỡ bởi lưng là vùng khuất nên người bệnh rất khó tự thực hiện.

Thực tế cho thấy, massage với tinh dầu 1 lần/ ngày trong 2 tuần liên tục có thể làm giảm cơn đau đáng kể. Hơn nữa giải pháp này còn giúp người bệnh thư giãn, cải thiện căng thẳng và ngủ ngon hơn. Bên cạnh việc massage với tinh dầu thì người bệnh có thể thêm tinh dầu vào nước ấm để tắm.

12. Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng của bệnh gai cột sống có thể kéo dài. Những cơn đau âm ỉ thường xuyên xuất hiện gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống của người bệnh. Lúc này, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ để cải thiện triệu chứng và làm giảm các vấn đề ảnh hưởng.

Thuốc giảm đau tại chỗ được dùng bằng cách rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần bôi hoặc xịt thuốc bên ngoài da là có thể nhận được hiệu quả tốt. Đa phần các loại thuốc này đều ít gây tác dụng phụ. Đặc biệt là có thể mua dùng mà không cần theo toa của bác sĩ.

Người bệnh có thể mua các chế phẩm thuốc giảm đau tại chỗ dạng kem, gel, thuốc xịt hoặc miếng dán. Các thuốc này thường chứa thành phần NSAID hoặc capsaicin nên phát huy tác dụng rất nhanh. Cần đảm bảo dùng đúng liều lượng được khuyến cáo để hạn chế các rủi ro không mong muốn.

Lưu ý khi áp dụng các cách trị gai cột sống tại nhà

Các mẹo tại nhà cho bệnh gai cột sống đa phần đều rất lành tính và dễ áp dụng. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên cẩn trọng để nhận được hiệu quả tốt, hạn chế gặp phải các rủi ro ngoại ý.

gai cột sống khi nào cần khám bác sĩ
Trường hợp các triệu chứng tiến triển nặng thì người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ

Cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Các mẹo tại nhà mặc dù an toàn nhưng thường cho tác dụng chậm. Do đó người bệnh cần có sự kiên trì. áp dụng đều đặn trong thời gian dài để nhận được kết quả tốt.
  • Việc ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất nên áp dụng trong suốt cuộc đời. Bởi ngoài giúp cải thiện các vấn đề xương khớp thì chúng còn đặc biệt hữu ích với sức khỏe tổng thể.
  • Các cách trị gai cột sống tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn cho chăm sóc y tế. Nhất là khi bệnh nặng, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ.
  • Một số loại thảo dược tự nhiên mặc dù lành tính nhưng vẫn có thể gây phản ứng phụ ở một số người. Nếu nhận thấy cái biểu hiện bất thường nên chủ động ngừng lại và báo cho bác sĩ được biết.
  • Với những người đang bị thừa cân – béo phì thì nên sớm xây dựng kế hoạch giảm cân khoa học.
  • Cần duy trì các tư thế đúng, không mang vác nặng hay xoay vặn người đột ngột. Điều này cần chú ý ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã giảm hẳn.

Trên đây là 12 cách trị gai cột sống tại nhà đơn giản, dễ áp dụng. Ngoài tác dụng giảm đau, chống viêm thì nhiều mẹo còn giúp cải thiện phạm vi vận động và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương. Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nặng thì việc thăm khám sớm để nhận được chăm sóc y tế kịp thời là rất cần thiết.

Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Bệnh gai cột sống ở mức độ nặng không chỉ mang lại các cơn đau dữ dội mà còn gây chèn ép vào thần kinh khiến cho bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bị tàn phế suốt đời....
Phẫu thuật gai cột sống được thực hiện trong trường hợp gai xương có kích thước lớn, gây đau dai dẳng và chèn ép các dây thần kinh xung quanh cột sống. Phẫu thuật giúp chấm dứt cơn đau triệt...
Bị gai cột sống có nên tập thể dục không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Có nhiều người cho rằng bị gai cột sống thì không nên tập thể dục, thể thao vì sẽ khiến cột sống phải...
Địa chỉ khám gai cột sống ở đâu uy tín là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều cơ sở y tế bao gồm cả hệ công và tư nhân....
Chữa bệnh gai cột sống cổ ở đâu tốt và chất lượng là mối quan tâm của rất nhiều người đang bị hành hạ bởi căn bệnh này. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những cơ sở y...
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. Hiện nay, độ tuổi mắc bệnh gai cột sống ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa do...
Chuyên gia
  • Tiến sĩ, Giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 50 năm
  • Bệnh viện E

Bác sĩ Trần Ngọc Ân là người luôn theo đuổi Ngành cơ xương khớp, đặc biệt là chuyên ngành thấp khớp tại Việt Nam. Đến nay ông đã có khoảng 50 năm kinh nghiệm trong ngành Cơ xương khớp và chữa trị cho rất nhiều người bệnh

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ, Phó giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 30 năm
  • Phòng khám bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy

PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy luôn được giới chuyên môn đánh giá là bác sĩ giỏi, có chuyên môn tốt trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Đến nay bác sĩ Thủy đã có hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh Xương khớp cho hàng nghìn bệnh nhân trong cả nước.

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ, Phó giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Gần 40 năm
  • Bệnh viện Bạch Mai

Với sự nghiêm cẩn trong quá trình học tập đào tạo và tu nghiệp, đến nay bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc đã trở thành bác sĩ có chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có thâm niên và khắc phục hiệu quả các bệnh lý:Bệnh về khớp (Gout, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai, đau vai gáy, đau khớp vai, lupus ban đỏ, đau xương khớp, đau thắt lưng, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…); Bệnh về xương (Loãng xương, đau nhức xương, viêm xương, vôi hóa cột sống, gai xương, chấn thương thể thao…); Bệnh về cơ (Viêm cơ, teo cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ, đau mỏi cơ…). Với chuyên môn được đánh giá cao, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc đã khám chữa và điều trị thành công cho nhiều người bệnh trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều bệnh nhân của bác sĩ Ngọc là những Bộ trưởng, Thứ trưởng, Lãnh đạo các tập đoàn, Doanh nhân…

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 20 năm
  • Bệnh viện E

Với những nỗ lực và cố gắng trong suốt thời gian hoạt động trong nghề, chuyên môn của bác sĩ Loan tốt lên từng ngày. Đến nay bác sĩ Loan được công nhận là bác sĩ Nội cơ xương khớp giỏi tại Hà Nội. Từ khi ra trường đến nay, bác sĩ Loan có cơ hội làm việc và gắn bó lâu dài với bệnh viện E Hà Nội, một trong những bệnh viện uy tín và chất lượng tại miền Bắc. Sau hơn 20 năm công tác, bác sĩ Loan đã khám, chữa khỏi nhiều bệnh lý về Cơ xương khớp:Bệnh về cơ: Đau mỏi cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ, viêm cơ, teo cơ…Bệnh về xương: Loãng xương, đau nhức xương, gai xương, viêm xương, vôi hóa cột sống, chấn thương thể thao… Bệnh về khớp: Viêm cột sống dính khớp, gout, thoái hóa khớp, đau khớp vai, đau vai gáy, viêm khoanh khớp vai, lupus ban đỏ, đau xương khớp, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm…

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Bác sĩ Võ Quốc Hưng được đào tạo bài bản về lĩnh vực Cơ xương khớp. Nhờ những nỗ lực liên tục trong quá trình đào tạo và hành nghề thực tế, bác sĩ Hưng đã tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng lâm sàng thực tế. Nhờ vậy, sau khi hoàn thành quá trình đào tạo, bác sĩ Hưng được bổ nhiệm về công tác tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và đảm nhiệm các vai trò chủ chốt tại bệnh viện.Trong thời gian làm việc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bác sĩ Hưng luôn cho thấy sự tận tâm, chuyên nghiệp của mình trong việc khám bệnh, nắn chỉnh xương bó bột, điều trị bảo tồn, phẫu thuật các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình như:Bệnh về Cơ; Đau mỏi cơTeo cơ, viêm cơ; Loạn dưỡng cơ, yếu cơ; Bệnh về Xương: Chấn thương thể thao, Gai xương, viêm xương, vôi hóa cuộc sốngĐau nhức xương, loãng xương; Bệnh về khớp: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, Đau vai gáy, đau khớp vai, đau thắt lưng, đau xương khớp, Lupus ban đỏViêm cột sống dính khớp, Gout, viêm khoanh khớp vai, thoái hóa khớp

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp

Bài viết liên quan