Bệnh Gai Cột Sống Có Chữa Được Không
Bệnh gai cột sống ở mức độ nặng không chỉ mang lại các cơn đau dữ dội mà còn gây chèn ép vào thần kinh khiến cho bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bị tàn phế suốt đời. Chính vì vậy, khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này, bất kỳ ai cũng muốn biết bệnh gai cột sống có chữa được không và chữa bằng cách nào cho hiệu quả nhanh. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống được xác định khi có sự phát triển của các mấu gai có kích thước to nhỏ khác nhau ở phía ngoài hoặc hai bên đốt sống. Vị trí có gai xương thường là khu vực từng bị chấn thương hoặc bị thoái hóa cột sống, viêm cột sống. Bản chất của sự hình thành gai xương chính là do quá trình lắng đọng canxi được cơ thể tăng cường để bù đắp, sửa chữa tổn thương ở cột sống.
Bất kì vị trí nên trên xương sống cũng có thể hình thành gai cột sống. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là gai cột sống thắt lưng và gai đốt sống cổ. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến các đối tượng từ 60 tuổi trở lên, nữ giới mắc nhiều hơn nam.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống bao gồm:
- Tình trạng lão hóa xương cột sống theo sự gia tăng của tuổi tác.
- Đứng, ngồi hay nằm sai tư thế khiến cho cột sống bị tổn thương.
- Thường xuyên khuân vác vật nặng làm gia tăng áp lực lên cột sống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây chấn thương cho xương và các mô mềm xung quanh, từ đó kích thích sự tích tụ của canxi.
- Chấn thương cột sống cho chơi thể thao, vận động quá mức hoặc do bị tai nạn xe cộ, tai nạn lao động.
- Thừa cân, béo phì
- Lạm dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá
- Có tiền sử mắc bệnh gai cột sống trong gia đình.
- Bị thoái hóa cột sống, viêm cột sống mãn tính, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…
Ban đầu, các gai xương chỉ dài khoảng vài mm nên không gây ra nhiều triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, càng về sau, các mấu gai càng phát triển dài hơn và có khuynh hướng chèn ép, cọ sát vào các mô, mềm, cơ, gân và dây thần kinh quanh cột sống dẫn đến đau nhức dữ dội. Kèm theo các cơn đau lưng là những dấu hiệu bất thường khác như cứng cột sống, mất cảm giác, đau và tê yếu các chi, teo cơ, cơ thể mất thăng bằng. Bệnh nặng thậm chí còn gây tàn phế, mất khả năng vận động tay, chân.
Để tránh những mối nguy tiềm ẩn mà bệnh gai cột sống mang lại, việc chẩn đoán và điều trị bệnh nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, liệu bệnh gai cột sống có chữa được không? Đây là thắc mắc chung được đông đảo bệnh nhân quan tâm.
Bệnh gai cột sống có chữa được không?
Người bị gai cột sống thường xuyên phải gánh chịu những cơn đau nhức khó chịu. Ở mức độ nặng, bệnh không chỉ gây suy giảm chất lượng sống, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể mà còn gây nguy cơ tàn phế cao.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gai cột sống có bản chất là quá trình thoái hóa tự nhiên của xương khớp nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Các phương pháp điều trị hiện nay có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát được sự phát triển của gai xương, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Việc lo lắng, căng thẳng quá mức có thể làm tăng nặng cơn đau và các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh gai cột sống. Chính vì vậy, người bệnh nên giữ vững tinh thần lạc quan, tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ để có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Chữa gai cột sống như thế nào hiệu quả?
Để điều trị các bệnh xương khớp nói chung, gai đốt cột sống nói riêng cần kiên trì trong thời gian dài và kết hợp nhiều phương pháp để cho hiệu quả tốt nhất. Tùy vào từng tình trạng, mức độ và cơ địa mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp và áp dụng phương pháp chữa trị nhằm ngăn ngừa các cơn đau khó chịu của bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay, có hai hướng điều trị bệnh gai cột sống đang được áp dụng là điều trị bảo tồn và phẫu thuật ngoại khoa. Cụ thể như sau:
1. Điều trị gai cột sống bằng phương pháp bảo tồn
Phương pháp điều trị bảo tồn ( nội khoa ) được áp dụng cho các trường hợp bị gai cột sống ở mức độ nhẹ đến trung bình. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kết hợp với một số phương pháp khác như châm cứu, vật lý trị liệu hay các mẹo tự nhiên nhằm mục đích giảm nhẹ cơn đau, làm chậm quá trình tiến triển của gai xương và phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân.
Điều trị gai cột sống bằng bảo tồn là sự lựa chọn đầu tiên cho hầu hết các trường hợp mắc bệnh. Dưới đây là một số phương pháp đang được áp dụng:
– Sử dụng thuốc trị gai cột sống:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol hay Acetaminophen là những thuốc giảm đau không kê toa đáp ứng tốt với các cơn đau lưng, nhức mỏi cột sống ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tránh lạm dụng thuốc quá mức dẫn đến đau dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận.
- Thuốc chống viêm không steroid: Bao gồm Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen… Nhóm thuốc này được chỉ định khi có biểu hiện sưng viêm các mô mềm quanh cột sống. Ngoài ra, thuốc kháng viêm không steroid còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt được dùng thay thế cho các thuốc giảm đau thông thường.
- Các loại thuốc khác: Thuốc giảm đau dây thần kinh, thuốc giãn cơ, chế phẩm bổ sung vitamin D, canxi và các chất khác…
– Trị gai cột sống bằng châm cứu:
Châm cứu là phương pháp chữa gai cột sống không dùng thuốc đang được y học cổ truyền ứng dụng rộng rãi. Sự tác động của kim châm vào các huyệt đạo mang đến tác dụng giảm đau, làm giãn cơ, tăng cường lưu thông khí huyết và giảm chèn ép cho dây thần kinh.
Các huyệt được châm cứu bao gồm huyệt A thị và một số huyệt vị lân cận khu vực bị đau, chẳng hạn như huyệt Hoa đà giáp tích, Thận du hay Can du… Một liệu trình điều trị gai cột sống bằng châm cứu kéo dài từ 15 – 30 ngày với thời gian lưu kim mỗi lần khoảng 30 phút.
Chống chỉ định châm cứu cho các trường hợp có khối u hoặc vị trí châm cứu bị viêm, chấn thương… Bệnh nhân nên tìm đến sự giúp đỡ của các thầy thuốc y học cổ truyền có kinh nghiệm chuyên môn để được trị liệu một cách an toàn.
– Vật lý trị liệu:
Phương pháp vật lý trị liệu sử dụng các tác nhân vật lý như nước, nhiệt độ nóng lạnh, tia X hay tia hồng ngoại… nhằm mục đích giảm đau, kéo giãn cơ, cải thiện tính linh hoạt cho cột sống và phục hồi chức năng vận động.
Các kỹ thuật vật lý trị liệu thường được chỉ định cho bệnh nhân bao gồm:
- Chiếu sóng ngắn
- Siêu âm trị liệu
- Chiếu đèn hồng ngoại
- Kích thích điện
- Thủy trị liệu
- Laser…
Ngoài ra, bệnh nhân còn được hướng dẫn thực hành các bài tập phục hồi chức năng, giúp bảo tồn chức năng vận động cho cột sống.
– Mẹo hỗ trợ điều trị gai cột sống tại nhà:
- Chườm nóng, chườm lạnh giảm đau lưng
- Xoa bóp, bấm huyệt giúp làm thư giãn thần kinh và các cơ, giảm đau, tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng, chữa lành tổn thương trong cột sống.
- Dùng nẹp cổ hay đeo đai để hạn chế tác động lên vùng cột sống bị bệnh, giúp bệnh nhân bớt đau đớn.
- Áp dụng những cách chữa gai cột sống bằng thuốc Nam, chẳng hạn như dùng ngải cứu, lá lốt, cây xấu hổ…
2. Phẫu thuật chữa gai cột sống
Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa là sự lựa chọn cuối cùng được chỉ định cho bệnh nhân bị gai cột sống nếu điều trị bảo tồn không có hiệu quả. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ ngay lập tức những gai xương gây đau đớn.
Tuy nhiên, do không điều trị được từ nguyên nhân nên các gai xương vẫn sẽ có thể mọc lại ở đốt xương khác hoặc ở ngay đốt xương cũ. Phương pháp phẫu thuật khá tốn kém, tiềm ẩn nhiều biến chứng nhưng cũng không giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Chăm sóc đúng cách cho bệnh nhân bị gai cột sống
Ngoài việc tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân bị gai cột sống cần được chăm sóc đúng cách để kiểm soát sự tiến triển của bệnh và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Liên quan đến vấn đề này, bệnh nhân cần lưu ý:
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi phù hợp. Trong những ngày bệnh gây đau nhiều, cần chú trọng nghỉ ngơi tại chỗ trong 1 – 2 ngày để bớt đau đớn. Tranh bưng bê, khuân vác đồ nặng. Không cúi lên cúi xuống hay vặn mình liên tục khiến cột sống bị tổn thương và đau nhức dữ dội hơn. Tuy nhiên, bạn nên hoạt động nhẹ nhàng trở lại khi cơn đau đã thuyên giảm. Nằm bất động quá lâu sẽ khiến các cơ bị teo lại.
- Lên kế hoạch giảm cân đối với những bệnh nhân đang bị béo phì. Giảm cân để giải phóng áp lực cho cột sống. Điều này cũng góp phần kiểm soát được bệnh tốt hơn.
- Tăng cường rèn luyện thể chất. Lên kế hoạch tập thể dục, thể thao mỗi ngày để cột sống không bị cứng và có khả năng vận động linh hoạt hơn. Người bệnh nên tập trung thực hành các bài tập chữa gai cột sống, tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, đi bộ, đạp xe, tập aerobic, yoga, bơi lội hay các môn thể thao tốt bệnh. Tập thể dục đúng cách cũng giúp xoa dịu cơn đau, giảm căng thẳng và tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng để cột sống chắc khỏe hơn.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp. Bổ sung các thực phẩm giàu magie, canxi, sắt, protein, vitamin D3, vitamin C vào trong thực đơn. Chúng giúp làm tăng mật độ xương, ức chế phản ứng viêm, làm nhanh lành tổn thương và củng cố sức mạnh cho xương cột sống. Hạn chế ăn đồ béo, đường, muối, thức ăn chế biến sẵn.
- Kiêng sử dụng các chất kích thích có hại cho cột sống và làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu. Chẳng hạn như thuốc lá, đồ uống chứa cồn.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Khi làm việc ở văn phòng, người bệnh nên đi lại, vận động nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc để khí huyết được lưu thông và làm thư giãn cột sống.
- Sử dụng các thiết bị như đai/nẹp lưng, khung tập đi hay gậy để hỗ trợ mỗi khi di chuyển.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “bệnh gai cột sống có chữa được không?”. Bệnh càng sớm được chữa trị thì hiệu quả cải thiện càng cao và giúp ức chế sự phát triển của gai xương hiệu quả hơn. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị thì lối sống, việc ăn uống lành mạnh, khoa học cũng là một yếu tố hỗ trợ quan trọng mà người bệnh không nên xem nhẹ.
Có thể bạn quan tâm