Triệu Chứng Gai Cột Sống Điển Hình

Tác giả: Cập nhật: 2:01 pm , 27/06/2024 Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh

Nhận biết sớm các triệu chứng gai cột sống là một điều kiện rất quan trọng để có thể chẩn đoán bệnh kịp thời. Bệnh gai cột sống càng để diễn tiến lâu dài thì càng khó chữa và có nhiều biến chứng. Việc phát hiện bệnh từ sớm, điều trị đúng cách chính là “chìa khóa vàng” trong điều trị căn bệnh này.

Những triệu chứng gai cột sống điển hình

Gai cột sống là một bệnh lý thuộc những biến chứng của căn bệnh thoái hóa xương. Nguyên nhân chính của căn bệnh là do những đốt sống, dây chằng quanh khớp bị hư hại, thoái hóa làm ảnh hưởng đến chức năng của xương cột sống. Khi đó cơ thể sẽ hình thành phản ứng tự sửa chữa bằng việc tăng cường sản sinh thêm tế bào xương. Hậu quả của quá trình này chính là sự xuất hiện của các gai xương cột sống.

Tìm hiểu bệnh gai cột sống
Tìm hiểu bệnh gai cột sống

Các mỏm xương này thường mọc ở phía trên và hai bên của cột sống, ban đầu chỉ cao khoảng 2mm nên gần như không tạo ra biểu hiện gai cột sống nào rõ ràng. Có đến khoảng 56% người bệnh gai cột sống không bị hành hạ bởi những  triệu chứng của gai cột sống và có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này. Tuy nhiên, với khoảng 42% còn lại, khi gai xương phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến phần mô cơ xung quanh, ma sát vào xương hoặc thậm chí chèn áp vào rễ dây thần kinh, ống tủy, … và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Để nhận biết được bệnh từ sớm, phòng ngừa bệnh diễn tiến lâu dài sẽ gây ra biến chứng, bạn có thể dựa vào những triệu chứng gai cột sống điển hình sau đây:

1.Đau thắt lưng

Cột sống là bộ phận phải chịu nhiều áp lực nhất trong hệ xương. Vì vậy, thường đây sẽ là bộ phận bị thoái hóa, tích tụ canxi sớm và nhiều nhất. Khi mỏm xương phát triển dài hơn, người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng.

Ban đầu những cơn đau chỉ hơi âm ỉ và dai dẳng, có cảm giác cứng mỏi ở cột sống. Càng về sau càng đau buốt nhiều hơn và xuất hiện thường xuyên. Đặc biệt, cơn đau tăng lên dữ dội khi người bệnh cúi người hoặc di chuyển. Những cơn đau hành hạ gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt của người bệnh.

2. Hiện tượng cứng cột sống

Bên cạnh hiện tượng đau nhức thì một dấu hiệu gai cột sống thường gặp khác là cứng cột sống. Triệu chứng này khiến cho người bệnh lười vận động hơn, làm cho khí huyết trong cơ thể kém lưu thông và càng làm dẫn đến đau nhức dữ dội hơn nữa. Khi ngủ dậy vào buổi sáng hoặc ngồi trong một tư thế quá lâu, người bệnh thường gặp phải hiện tượng co cứng cột sống tạm thời, mất cân bằng cơ thể và khó khăn khi cử động. Để giảm bớt triệu chứng này, người bệnh cần massage, nghỉ ngơi nhằm giải phóng cơ thể tạm thời.

3. Đau lan sang các vùng khác

Nếu gai xương xuất hiện ở vùng cột sống lưng thì cơn đau sẽ lan xuống vùng hông và hai chi dưới. Nếu gai xương mọc ở vị trí cột sống cổ thì cơn đau sẽ lan sang hai tay và đau lên đầu. Tay chân có cảm giác tê bì, khó cử động, chân không đứng vững và mất cảm giác. Các cơ bắp cũng trở nên yếu đi, đặc biệt là ở vùng tay, cổ.

4. Xuất hiện một số biểu hiện lâm sàng

Những cơn đau nhức thường xuyên sẽ kéo theo triệu chứng mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, sút cân và mất ngủ,… Do đó, khi xuất hiện nhưng cơn đau lưng đi kèm với các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như trên thì rất có khả năng là bạn đã bị gai cột sống.

Các triệu chứng gai cột sống điển hình
Các triệu chứng gai cột sống điển hình

5. Mất kiểm soát đại tiểu tiện

Triệu chứng bệnh gai cột sống này xuất hiện khi bệnh đã diễn tiến nặng và dần trở nên nghiêm trọng. Trong trường hợp gai xương phát triển dẫn đến chèn ép vào ống tủy hoặc dây thần kinh, người bệnh sẽ mất khả năng tự kiểm soát được việc đi vệ sinh, có thể bị đái dắt, đái dầm dề,…

6. Rối loạn thần kinh thực vật

Khi bệnh trở nặng, ngoài mất kiểm soát đại tiểu tiện thì sẽ có một số triệu chứng gai cột sống khác thường xuất hiện như rối loạn phản xạ tự động, biến chứng hô hấp, hạ huyết áp, tăng tiết mồ hôi, …

7. Gây liệt

Đây là triệu chứng gai cột sống xảy ra khi bệnh đã đến giai đoạn có biến chứng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, gai xương sẽ ngày càng phát triển xâm lấn hơn, làm rễ dây thần kinh và ống tủy bị tổn thương. Khi đó, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu bị gù, vẹo cột sống hoặc thậm chí là liệt vĩnh viễn.

Bệnh gai cột sống hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Các biện pháp hiện nay chỉ nhằm giúp cải thiện và ức chế bệnh. Vì vậy, phát hiện bệnh và điều trị càng sớm thì phần trăm cải thiện bệnh càng cao. Khi nhận thấy những triệu chứng gai cột sống đặc trưng trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chụp chiếu X-Quang hoặc MRI ngay để được chẩn đoán kịp thời và chính xác nhất.

Các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống

Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu mang ý nghĩa điều trị bảo tồn, tức là nhằm giúp giảm thiểu triệu chứng, phục hồi chức năng cột sống và ức chế sự phát triển của bệnh. Tùy theo từng thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Các phương pháp điều trị gai cột sống hiện nay được chia làm hai hướng:

Điều trị theo phương pháp hiện đại

Việc ứng dụng y học hiện đại giúp các triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh chóng. Phương pháp hiện đại gồm có dùng thuốc Tây, vật lí trị liệu và phẫu thuật ngoại khoa. Mỗi phương pháp lại sở hữu những ưu khuyết điểm riêng và phù hợp với những mức độ bệnh khác nhau.

Dùng thuốc Tây: Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thuốc ở dạng nước, dạng viên nén, viêm nhộng, tiêm,… Các loại thuốc thường được chỉ định là nhóm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm steroid celecoxib, melocicam và nhóm thuốc giãn cơ. Ưu điểm của phương pháp này là có tác dụng nhanh. Nhược điểm của nó là chỉ có hiệu quả tức thời và có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài.

Vật lí trị liệu: Trong các phương pháp điều trị bệnh bằng y học hiện đại thì đây là liệu pháp toàn diện và tối ưu nhất. Bằng các tác động vật lí của sóng ngắn, nhiệt, điện, máy kéo giãn cột sống, laser, siêu âm,… phương pháp vật lí trị liệu giúp giảm đau, tiêu sưng, viêm và phục hồi hiệu quả chức năng của cột sống.

Chữa bệnh gai cột sống bằng vật lí trị liệu
Chữa bệnh gai cột sống bằng vật lí trị liệu

Phẫu thuật ngoại khoa: Phương pháp này sẽ trực tiếp loại bỏ phần gai xương thừa nhưng chúng vẫn có nguy cơ mọc trở lại. Bên cạnh đó, việc phẫu thuật còn rất tốn kém và phức tạp nên đây chỉ là liệu pháp cuối cùng được lựa chọn trong trường hợp bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm mà các phương pháp khác không còn tác dụng.

Điều trị theo y học cổ truyền

Cách chữa bệnh từ y học cổ truyền có nhiều ưu điểm nổi bật như chi phí rẻ, lành tính, an toàn và hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, nó vẫn có một số hạn chế như thời gian tác dụng chậm và kém sự tiện dụng.

Dùng thuốc nam: Các bài thuốc nam đều lấy nguyên liệu từ những loài cây quen thuộc trong đời sống như cây xương rồng, rau dền gai, hạt đu đủ, cây lá lốt,… Những bài thuốc nam thực hiện rất đơn giản nhưng chỉ thích hợp áp dụng cho bệnh gai cột sống ở giai đoạn đầu.

Dùng Đông y: Phương pháp Đông y trị gai cột sống có hai cách điều trị là dùng bài thuốc uống hoặc châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… Cơ chế tác động của liệu pháp này là kích thích lưu thông khí huyết, giúp giảm đau và tăng cường sức khỏe xương khớp. Tuy thời gian tác dụng tương đối chậm nhưng đây là phương pháp giúp mang lại hiệu quả từ sâu bên trong, có tính bền vững và lâu dài.

Việc nhận biết sớm những triệu chứng gai cột sống để chẩn đoán bệnh kịp thời là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Càng để lâu bệnh gai cột sống càng khó chữa. Vậy nên, bạn cần luôn quan tâm đến sức khỏe bản thân để phát hiện ra những dấu hiệu của gai cột sống càng sớm càng tốt.

 

Đánh giá bài viết
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo

Bài viết liên quan