Đau Thần Kinh Tọa Có Quan Hệ Được Không
Đôi khi các tư thế ngủ không phù hợp hoặc các hoạt động tình dục có thể khiến tình trạng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến chất lượng nghỉ ngơi. Vậy đau thần kinh tọa có quan hệ được không và quan hệ như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Đau thần kinh tọa có quan hệ được không?
Đau thần kinh tọa là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những cơn đau chân bắt nguồn từ các dây thần kinh ở cột sống thắt lưng. Cơn đau thường có cảm giác nóng rát liên tục hoặc đau nhức bắt đầu từ lưng dưới hoặc mông, sau đó lan đến mặt trước hoặc sau của đùi và cẳng chân hoặc bàn chân.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến tình trạng đau thần kinh tọa, chẳng hạn như:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Bệnh hẹp ống sống thắt lưng
- Bệnh lý thoái hóa đĩa đệm
- Thoái hóa cột sống
- Co thắt cơ, viêm cơ thắt lưng hoặc viêm vùng chậu
- Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac
Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa không nghiêm trọng và phục hồi tốt với các biện pháp chăm sóc nội khoa, không phẫu thuật. Ngoại trừ các triệu chứng chính bao gồm đau đớn, tê ngứa, mất cảm giác, đau thần kinh tọa không gây ảnh hưởng đến các chức năng tình dục. Do đó, về vấn đề đau thần kinh tọa có quan hệ được không, các bác sĩ cho biết người bệnh có thể quan hệ bình thường, miễn là các hoạt động tình dục không gây đau đớn.
Đôi khi, đau thần kinh tọa có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như gây rối loạn cương dương hoặc suy giảm ham muốn tình dục. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 37% người bệnh đau thần kinh tọa gặp một số khó khăn nhỏ khi quan hệ tình dục, trong đó có khoảng 7% người bệnh không thể quan hệ tình dục do các cơn đau ở thắt lưng, hông và đùi. Ngoài ra, các áp lực khi quan hệ cũng gây ảnh hưởng đến cấu trúc hông, thắt lưng và đùi. Nếu việc quan hệ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, người bệnh có thể gặp các cơn đau dữ dội, nghiêm trọng đến mức không thể di chuyển.
Tóm lại đau thần kinh tọa không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và người bệnh có thể quan hệ bình thường nếu các hoạt động này không gây đau đớn. Trong trường hợp quan hệ gây đau hoặc suy giảm ham muốn tình dục, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý gì khi quan hệ tình dục ở người đau thần kinh tọa?
Đau thần kinh tọa đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến ham muốn và các hoạt động tình dục. Mặc dù về lý thuyết người bệnh có thể quan hệ tình dục bình thường, tuy nhiên đau đớn, khó chịu có thể gây mất hứng thú cũng như ảnh hưởng đến cảm xúc khi quan hệ. Do đó, để đảm bảo hoạt động tình dục thú vị và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
1. Trò chuyện với bạn tình
Đối với người bệnh đau thần kinh tọa và có những khó khăn nhất định trong hoạt động tình dục, người bệnh nên trao đổi với bạn tình để có giải pháp hiệu quả nhất. Trò chuyện giúp bạn tình hiểu hơn về cơn đau, những khó khăn và có kế hoạch xử lý phù hợp, chẳng hạn như thay đổi tư thế hoặc vị trí khi quan hệ.
Đau thần kinh tọa mãn tính có thể dẫn đến chán nản và trầm cảm. Khi chán nản, ham muốn tình dục rất thấp và có thể làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương ở nam giới hoặc khô âm đạo ở nữ giới. Khi tần suất quan hệ tình dục trở nên ít hơn mà không có bất cứ cuộc trò chuyện hoặc trao đổi nào, có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ và làm giảm sự tin tưởng.
Ngược lại, khi cởi mở hơn về cơn đau cũng như các khó khăn gặp phải, người bệnh và bạn tình có thể tìm ra những giải pháp phù hợp nhất.
2. Đánh giá mức độ cơn đau
Đau thần kinh tọa có thể dẫn đến cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Cơn đau cũng tăng lên khi thực hiện các hoạt động cúi người, uốn cong hoặc vặn cột sống. Do đó, các tư thế quan hệ tình dục uốn cong hoặc tăng sự mở rộng của lưng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, khi lập kế hoạch quan hệ tình dục với cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần xác định mức độ có thể uốn cong cột sống mà không bị đau. Điều này có thể giúp người bệnh xác định được tư thế và vị trí quan hệ tốt nhất.
- Nếu bị đau ở một hoặc cả hai bên cơ thể, người bệnh nên tập trung vào các tư thế quan hệ giúp ổn định lưng.
- Nếu có thể uốn cong cột sống nhẹ mà không bị đau dữ dội, người bệnh có thể tập trung vào việc di chuyển xương chậu và vẫn giữ thẳng thắt lưng khi quan hệ.
- Nếu người bệnh không thể chuyển động linh hoạt, người bệnh nên chọn tư thế thư giãn và để bạn tình quan hệ bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
Đau thần kinh tọa có quan hệ được không phụ thuộc vào mức độ của cơn đau và phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cần tránh căng thẳng, lo lắng, bởi vì điều này có thể gây co thắt cơ bắp và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Giảm đau trước khi quan hệ
Người đau thần kinh tọa có thể lập một kế hoạch phù hợp để quan hệ tình dục an toàn và thoải mái hơn. Nếu bị đau lưng, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau trước khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa cơn đau. Các loại thuốc được khuyến cáo bao gồm NSAID và các loại thuốc giảm đau không gây nghiện khác.
Nếu bị co thắt ở lưng dưới, đau hông hoặc đùi, người bệnh có thể tắm nước nóng trước khi quan hệ tình dục. Điều này có thể giúp tăng cường lưu lượng máu lưu thông, làm nóng cơ thể, thư giãn cơ bắp và chuẩn bị cho hoạt động tình dục hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc tắm thư giãn khi quan hệ tình dục, người bệnh có thể chườm lạnh vào thắt lưng. Điều này có thể cải thiện tình trạng căng cơ quá mức, hỗ trợ giảm đau, làm tê các dây thần kinh tạm thời và giúp các chuyển động tình dục thoải mái hơn.
4. Thử các tư thế quan hệ phù hợp
Có một số tư thế phù hợp và có thể giảm thiểu cơn đau lưng khi quan hệ tình dục ở người bị đau thần kinh tọa. Ngoài ra, có một số tư thế quan hệ có thể gây đau đớn và khiến tình trạng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về việc đau thần kinh tọa có quan hệ được không để được hướng dẫn cụ thể về các tư thế, thời gian cũng như cường độ khi quan hệ.
Các tư thế quan hệ phù hợp khi đau thần kinh tọa bao gồm:
- Tư thế truyền thống: Ở tư thế truyền thống, người đau thần kinh tọa nên ở tư thế phía dưới (tiếp nhận). Người bệnh có thể hỗ trợ thắt lưng bằng cách đặt một chiếc gối nhỏ hoặc khăn mỏng bên dưới thắt lưng. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên cột sống và ngăn ngừa các tổn thương liên quan. Duy trì đường cong ở thắt lưng là điều cần thiết để tránh các vấn đề sức khỏe cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc xẹp đĩa đệm.
- Tư thế ngồi và quỳ: Nếu người bệnh là người tiếp nhận, người bệnh có thể giảm đau thần kinh tọa bằng cách ngồi vào lòng của bạn tình. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được vị trí của lưng, hông và ngăn ngừa các cơn đau có thể xảy ra. Khi quỳ gối, người bệnh có thể sử dụng khuỷu tay để chống đỡ cơ thể và giảm áp lực lên cột sống.
- Quan hệ tình dục bằng miệng: Quan hệ tình dục bằng miệng là hoạt động tình dục sử dụng miệng và lưỡi để đưa hoặc nhận kích thích tình dục. Tình dục bằng miệng có thể là một bước dạo đầu khi trước quan hệ tình dục xâm nhập. Tuy nhiên đối với người đau thần kinh tọa hoặc đau thắt lưng nghiêm trọng, quan hệ tình dục bằng miệng có thể giúp hạn chế cơn đau cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
5. Ngừng quan hệ khi cần thiết
Hầu hết người bệnh đều khi đau đớn khi quan hệ tình dục, tuy nhiên cơn đau có thể xảy ra ngay sau đó. Do đó, người bệnh được khuyến khích hoạt động tình dục chậm rãi, nhẹ nhàng và cường độ phù hợp để ngăn ngừa cơn đau.
Trong trường hợp hoạt động tình dục gây đau, người bệnh nên ngừng quan hệ, dành thời gian nghỉ ngơi để tránh gây áp lực lên dây thần kinh tọa. Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau khi nghỉ ngơi, người bệnh nên đến bệnh viện để được chăm sóc sức khoẻ phù hợp.
Lời khuyên cho người đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có quan hệ được không được hướng dẫn bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh có thể hỗ trợ giảm đau và phục hồi sinh hoạt bình thường thông qua một số lưu ý như:
- Khi quan hệ tình dục, người bệnh nên kê một chiếc gối nhỏ ở bên dưới thắt lưng, tránh giường quá mềm và các tư thế có thể gây uốn hoặc xoắn cột sống.
- Bắt đầu một thói quen tập luyện hàng ngày, chẳng hạn như sử dụng thang bộ thay vì thang máy, đứng dậy khỏi bàn làm việc sau mỗi 30 phút và đi bộ trong khoảng 5 phút mỗi lần.
- Cân nhắc thay đổi sang bàn làm việc đứng hoặc bàn có thể điều chỉnh để linh hoạt các hoạt động khi cơn đau thần kinh tọa xuất hiện.
- Thực hiện các động tác kéo giãn cơ đơn giản mỗi ngày để tăng cường sức khỏe của dây thần kinh tọa.
- Đi bộ thường xuyên hơn, ngắn vào buổi sáng hoặc buổi tối để tăng cường sức khỏe cơ bắp.
- Thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, chẳng hạn như trái cây, rau, quả hạch, các béo như cá hồi, chất xơ. Các loại thảo mộc như nghệ, gừng, trà xanh và trà đen cũng cung cấp các chất chống viêm và cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa.
- Massage, xoa bóp trước và sau khi quan hệ tình dục. Điều này có thể giúp giải phóng endorphin, giúp thư giãn, cải thiện lưu thông máu và làm dịu các cơ bị đau.
Đau thần kinh tọa có quan hệ được không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như tê, mất cảm giác, rối loạn cương dương hoặc rối loạn cảm giác. Nếu các tư thế quan hệ không gây đau, người bệnh có thể sinh hoạt dục trong cường độ vừa phải. Tuy nhiên, nếu cơn đau thần kinh tọa nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: