Trị Rôm Sảy Bằng Lá Khế

Tác giả: Cập nhật: 11:33 am , 27/06/2024

Trị rôm sảy bằng lá khế là mẹo đơn giản, dễ áp dụng và rất lành tính. Tuy nhiên mẹo chữa này chỉ nên dùng khi tổn thương da còn nhẹ, chưa có dấu hiệu lở loét hay nổi mụn nước. Cần tìm hiểu kỹ lưỡng và thực hiện đúng cách để nhận được hiệu quả tốt, tránh rủi ro không mong muốn xảy ra. Đặc biệt là khi dùng lá khế chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trị rôm sảy bằng lá khế
Trị rôm sảy bằng lá khế là mẹo dân gian dễ áp dụng, có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau

Tác dụng trị rôm sảy của lá khế

Lá khế là một vị thuốc nam cổ truyền gắn liền với người dân Việt Nam từ thời xa xưa. Loại thảo dược này được tận dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Phải kể đến như nổi mề đay, rôm sảy, dị ứng thời tiết, chàm, viêm da tiếp xúc,…

Trị rôm sảy bằng lá khế là mẹo dân gian đơn giản, lành tính, đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt thảo dược này rất quen thuộc, dễ kiếm lại không chứa độc tố nên nhiều bà mẹ còn yên tâm khi sử dụng trị rôm sảy cho bé.

Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, lá khế có tính bình và vị hơi chua nhẹ với rất nhiều công dụng hữu ích. Chẳng hạn như hỗ trợ tiêu viêm, giảm ngứa, lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Khi dùng trị rôm sảy có thể áp dụng cả các mẹo bên ngoài da và bên trong.

Một số nghiên cứu từ y học hiện đại còn cho thấy lá khế có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa. Đây đều là những thành phần có tác dụng thúc đẩy tốc độ phục hồi của các mô da bị tổn thương. Hơn nữa còn tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.

Hướng dẫn 4 cách trị rôm sảy bằng lá khế rất đơn giản

Nhiều người đã biết đến công dụng chữa rôm sảy của lá khế nhưng vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng thảo dược này. Bởi phải thực hiện đúng cách thì mới mang lại kết quả điều trị tốt và tránh được các vấn đề không mong muốn phát sinh.

Dưới đây là 4 cách trị rôm sảy bằng lá khế đến nay vẫn còn được tin dùng:

1. Tắm nước lá khế

Đây được đánh giá là cách chữa rôm sảy bằng lá khế được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là rất phù hợp với những người bị nổi rôm sảy khắp cả người gây ngứa ngáy, khó chịu.

tắm nước lá khế trị rôm sảy
Nếu trẻ bị nổi rôm sảy thì mẹ có thể nấu nước lá khế để nấu cho con

Tắm nước lá khế không chỉ dễ thực hiện mà còn rất an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Bao gồm cả trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai. Vì chỉ tắm ngoài da mà lá khế lại lành tính nên bạn hoàn toàn yên tâm khi áp dụng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi (khoảng 200g) ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn
  • Sau đó rửa lại với nước cho thật sạch rồi cho vào nồi cùng với 2 lít nước lọc
  • Đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp, chắt bỏ bã lấy nước
  • Hòa thêm với nước lạnh để thu được nước tắm lá khế có độ ấm phù hợp
  • Nên tắm nước lá khế đều đặn 1 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng rôm sảy giảm hẳn

Nếu dùng lá khế để tắm cho bé thì các mẹ nên chú ý nhẹ nhàng. Có thể dùng khăn xô mềm thấm vào nước lá khế rồi lau người cho bé, mẹo này đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh. Còn với trẻ lớn hơn thì mẹ có thể pha loãng nước lá khế rồi cho trẻ ngâm mình trong bồn tắm. Tuyệt đối không để trẻ ngâm nước quá lâu vì rất dễ bị cảm lạnh.

2. Xay hoặc giã nát lá khế

Bên cạnh cách nấu nước lá khế để tắm thì bạn cũng có thể dùng lá khế tươi đem xay hoặc giã nát để lấy nước cốt sử dụng. Đây cũng là mẹo trị rôm sảy bằng lá khế rất thông dụng, cho đến nay vẫn còn được nhiều người tin dùng.

Mẹo sử dụng nước cốt lá khế chấm lên tổn thương da bị rôm sảy phù hợp với những người chỉ gặp phải các tổn thương khu trú. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian của bạn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi ngâm vào nước muối loãng 15 phút
  • Rửa lại cho thật sạch rồi vớt ra để thật ráo nước
  • Cho lá khế vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn cùng 30ml nước
  • Loại bỏ phần bã, lọc phần nước qua rây để sử dụng
  • Vệ sinh vùng da bị nổi rôm sảy trước khi thoa nước cốt lá khế lên
  • Dùng khăn tay sạch thấm vào nước lá khế rồi thoa lên vùng da cần điều trị
  • Giữ nguyên khoảng 15 phút sau đó dùng nước ấm rửa lại
sử dụng nước cốt lá khế chữa rôm sảy
Có thể xay hoặc giã nát lá khế lấy nước cốt để trị rôm sảy

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy nước cốt lá khế đã chuẩn bị hòa vào thau nước ấm. Sau đó dùng nước này để tắm tương tự như cách đun nước lá khế. Tùy thuộc vào mong muốn mà bạn có thể lựa chọn giải pháp cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.

3. Xông hơi lá khế

Tình trạng nổi rôm sảy trong một số trường hợp có thể liên quan đến vấn đề tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Lúc này bạn có thể áp dụng trị rôm sảy bằng cách xông hơi nước sắc lá khế.

Cách này đặc biệt phù hợp với người lớn bị rôm sảy. Không nên áp dụng cho trẻ nhỏ vì làn da của trẻ còn quá non nớt, không phù hợp với sức nóng của nước xông. Việc xông hơi có thể khiến cho trẻ bị bỏng.

Xông hơi giúp cho các thành phần dược tính của lá khế đi nhanh hơn qua da. Từ đó giúp làm giảm ngứa ngáy cho người bệnh. Hơn nữa còn giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài và giúp làn da trở nên thông thoáng hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lớn lá khế đem ngâm nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại cho thật sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 5 phút
  • Đổ nước sắc lá khế ra thau để xông hơi
  • Chú ý dùng khăn lớn trùm kín người rồi ngồi xông khoảng 10 phút
  • Đến khi nước lá khế nguội thì bạn có thể tận dụng để tắm lại

4. Trị rôm sảy bằng cách uống nước lá khế

Một trong những cách trị rôm sảy bằng lá khế rất hiệu quả đó chính là uống nước lá khế. Nước lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích lợi tiểu cũng như điều hòa chức năng gan thận. Từ đó làm giảm tình trạng nóng trong người và hạn chế phát sinh các phản ứng tiêu cực qua da.

uống nước lá khế chữa rôm sảy
Bên cạnh các cách dùng ngoài da thì bạn có thể uống nước lá khế khi bị rôm sảy

Tuy nhiên cách uống nước lá khế chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cơ địa thường rất nhạy cảm nên tốt nhất là không thử nghiệm mẹo chữa này. Hoặc các mẹ muốn áp dụng cho bé thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để yên tâm hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 25g lá khế tươi đem ngâm với nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại thêm nhiều lần cho thật sạch rồi vớt ra để ráo nước
  • Sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 500ml nước trong khoảng 5 phút
  • Loại bỏ phần bã, chia phần nước thu được làm 2 – 3 lần uống trong ngày
  • Nên duy trì đều đặn hằng ngày trong khoảng 1 tuần để cảm nhận rõ hiệu quả

Lưu ý khi trị rôm sảy bằng lá khế

Lá khế là thảo dược lành tính, dễ kiếm và tiện dụng. Các mẹo trị rôm sảy bằng lá khế từ lâu đã được tin dùng trong phạm vi dân gian và nhận được những phản hồi tốt. Tuy nhiên khi áp dụng bạn cũng cần thận trọng. Điều này giúp đảm bảo an toàn và nhận được kết quả điều trị tốt nhất.

lưu ý khi trị rôm sảy bằng lá khế
Không nên áp dụng các mẹo chữa từ lá khế trong trường hợp tổn thương da có mủ hoặc lở loét

Khi trị rôm sảy bằng lá khế cần chú ý đến một số lời khuyên dưới đây:

  • Lá khế được sử dụng cần lựa chọn loại tươi, không có sâu bệnh. Đồng thời chú ý ngâm với nước muối loãng và rửa lại cho thật sạch để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn.
  • Mặc dù là thảo dược lành tính nhưng lá khế vẫn có khả năng gây kích ứng cho những người có làn da quá nhạy cảm. Tốt nhất nên thử trước với vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho vùng da lớn hoặc cho toàn thân.
  • Dùng lá khế chữa rôm sảy là mẹo dân gian nên thường cho tác dụng khá chậm. Bạn nên thực hiện đúng cách trong ít nhất 3 – 5 ngày để cảm nhận rõ hiệu quả. Nếu tổn thương da và các triệu chứng đi kèm không thuyên giảm thì nên sớm thăm khám bác sĩ.
  • Chỉ áp dụng các mẹo chữa từ lá khế cho những người bị nổi rôm sảy nhẹ hoặc trung bình. Tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc bên ngoài cho trường hợp da bị trầy xước, lở loét hay có mụn mủ.
  • Hiệu quả của việc chữa rôm sảy bằng lá khế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu sau 1 tuần thấy không khả quan thì bạn nên ngừng lại và sớm tìm kiếm giải pháp khác phù hợp hơn.

Trị rôm sảy bằng lá khế mặc dù là mẹo chữa an toàn và lành tính nhưng bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Tốt nhất không nên quá lạm dụng, đặc biệt là khi tổn thương da tiến triển nặng thì việc chủ động thăm khám bác sĩ da liễu là rất cần thiết.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Một số thực phẩm có thể giúp hỗ trợ giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra. Vậy trẻ bị rôm sảy nên ăn gì? Cùng điểm qua danh sách những thực phẩm...
    Tắm nước lá là cách trị rôm sảy đơn giản, an toàn và ít tốn kém. Các loại lá tắm đa phần đều lành tính nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp...
    Rôm sảy là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nhưng thường...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan