Chữa Mề Đay Bằng Đông Y

Tác giả: Cập nhật: 11:30 am , 27/06/2024

Chữa mề đay bằng Đông y là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn bên cạnh tân dược. Các bài thuốc Đông y kết hợp nhiều loại dược liệu nhằm cải thiện căn nguyên cho đến các triệu chứng thực thể và cơ năng. Dù cho hiệu quả khá chậm nhưng thuốc Đông y được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính.

chữa mề đay bằng đông y
Các bài thuốc chữa mề đay bằng Đông y có thể cải thiện căn nguyên và kiểm soát triệu chứng bệnh

Bệnh mề đay theo quan niệm Đông y

Mề đay (mày đay) là bệnh da liễu thường gặp nhất. Hầu hết mỗi người đều gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Mề đay có thể khởi phát cấp hoặc mãn tính nhưng đa phần là cấp tính. Bệnh khởi phát đột ngột, tiến triển rầm rộ và thường tự thuyên giảm sau 24 – 48 giờ đồng hồ.

Khi tiếp xúc với chất dị ứng hoặc kích ứng, hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể IgE. Sau đó, IgE làm giải phóng histamine cùng với các thành phần trung gian vào da, niêm mạc dẫn đến sự xuất hiện của các nốt, mảng màu hồng đỏ, nổi cộm kèm theo ngứa ngáy.

Trong quan niệm Đông y, mày đay thuộc chứng ẩn chẩn. Căn nguyên bệnh do huyết nhiệt (bên trong) và phong hàn (bên ngoài) xâm nhập vào mà thành. Ngoài ra, dùng thức ăn lạnh, tanh không hợp với cơ thể, vệ khí bất hòa, tạng phủ suy yếu, môi trường sống ô nhiễm, cơ địa dị ứng,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Đông y chia mề đay thành nhiều thể bệnh dựa trên căn nguyên và triệu chứng lâm sàng. Mỗi thế bệnh sẽ có phương pháp điều trị riêng để mang lại kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc chính vẫn là tiêu độc, trừ tà và chống dị ứng.

Nhìn chung, mề đay là bệnh lành tính. Bệnh chủ yếu gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình. Vì vậy, nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị theo Đông y để hạn chế tác dụng phụ. Các bài thuốc Đông y chữa mề đay sử dụng nhiều loại dược liệu có công năng, dược tính tương trợ nhau. Thuốc Đông y tác động toàn diện đến sức khỏe thay vì chỉ tập trung vào việc cải thiện triệu chứng như tân dược.

Các bài thuốc Đông y chữa mề đay được lưu truyền rộng rãi

Đông y là nền y học cổ truyền của các nước phương Đông. Trải qua hàng trăm năm, các bài thuốc chữa bệnh đã được thay đổi và cải tiến để phù hợp hơn. Ngày nay, Đông y được sử dụng phổ biến không thua kém tân dược. Vì vậy, không ít bệnh nhân lựa chọn các bài thuốc Đông y chữa mề đay thay cho các loại thuốc bôi và thuốc uống giảm ngứa.

Mề đay được chia thành nhiều thể bệnh. Do đó, bệnh nhân cần xác định được thể bệnh trước khi áp dụng bài thuốc. Ngoài ra, với trường hợp cụ thể, thầy thuốc sẽ gia giảm dược liệu để mang lại kết quả tốt nhất.

Dưới đây là những bài thuốc Đông y chữa mề đay được lưu truyền và áp dụng rộng rãi:

1. Bài thuốc Đông y trị mề đay thể phong nhiệt

Mề đay thể phong nhiệt là mề đay cấp với đặc điểm là bùng phát đột ngột, rầm rộ. Biểu hiện lâm sàng là các nốt hoặc mảng phát ban màu hồng sáng, nổi cộm, bờ tròn và lan nhanh. Tổn thương da xuất hiện chủ yếu ở vùng thân trên kèm theo nóng rát thoáng qua và ngứa ngáy nhiều.

Đối với mề đay thể phong nhiệt, cần sử dụng bài thuốc càng sớm càng tốt để dứt cơn ngứa và kiểm soát nhanh chóng các sẩn, mảng trên da. Với thể bệnh này, bệnh nhân nên lựa chọn các bài thuốc có tác dụng sơ phong thanh nhiệt.

Chữa mề đay bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa mề đay thể phong nhiệt có tác dụng chính là sơ phong thanh nhiệt

Các bài thuốc Đông y chữa mề đay thể phong nhiệt:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hoàng cầm, chi tử, liên kiều và kim ngân hoa mỗi thứ 12g, kinh giới, thương nhĩ, rau má, bồ công anh, thổ linh, cỏ mực, hoàng bá, cát căn và hạ khô thảo mỗi thứ 16g. Đem dược liệu sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
  • Bài thuốc 2: Dùng cỏ mần trầu, kim ngân, rau má và tang diệp mỗi thứ 20g, bạch thược, sài hồ, cam thảo, hoàng cầm mỗi thứ 12g, quả ké, xương bồ và tang ký sinh mỗi thứ 16g. Đem rửa sạch dược liệu, sắc đặc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi mề đay biến mất hoàn toàn.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị nam hoàng bá, cỏ mực, cam thảo đất và kinh giới mỗi thứ 16g, huyền sâm, đương quy, phòng phong và chi tử mỗi thứ 12g, kim ngân 20g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị đại thanh diệp, sinh địa, đan bì, liên kiều, bèo cái, ngưu bàng, lá đơn và kim ngân hoa mỗi thứ 10g, thuyền thoái, cam thảo, kinh giới và phòng phong mỗi thứ 6g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

2. Bài thuốc Đông y chữa mày đay thể phong hàn

Thể phong hàn thường bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa từ mùa nóng sang mùa lạnh. Mề đay thể phong hàn thuộc chứng dị ứng thời tiết.

Triệu chứng thường gặp là các đốm, mảng phát ban và mẩn ngứa nổi từ từ, màu da hoặc màu trắng, ít ngứa hơn so với thể phong nhiệt. Bên cạnh các triệu chứng ngoài da, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng sổ mũi, ngứa mũi và hắt hơi thường xuyên.

bài thuốc đông y trị mề đay
Bài thuốc Đông y chữa mày đay thể phong hàn thường sử dụng dược liệu có tác dụng sơ phong, tán hàn và giải độc

Khi gặp phải chứng mề đay thể phong hàn, bệnh nhân cần dùng các bài thuốc có tác dụng khu phong tán hàn:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị thiên niên kiện 10g, quế 8g, cam thảo đất, đơn mặt trời, bồ công anh, hạ khô thảo, tang ký sinh và ngải diệp mỗi thứ 16g, rau má 20g, ngân hoa và sài hồ mỗi thứ 12g. Sắc ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị quế 8g, bạch chỉ 10g, cam thảo, đương quy, trần bì, xuyên khung, cát cánh, thục địa và độc hoạt mỗi thứ 12g, xương bồ, thương nhĩ mỗi thứ 16g, tế tân 10g. Sắc ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Dùng tế tân, tất bát, độc hoạt, liên kiều, cam thảo và nam hoàng bá mỗi thứ 12g, xương bồ, kinh giới và thương nhĩ mỗi thứ 16g, kiện 10g, quế 8g. Sắc uống hằng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị đan sâm, tô tử và phòng phong mỗi thứ 12g, kinh giới, lá đơn và ké đầu ngựa mỗi thứ 16g, quế chi và bạch chỉ mỗi thứ 8g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

3. Thuốc Đông y chữa mề đay thể thực tích

Mề đay thể thực tích thường do dị ứng thức ăn hoặc dùng quá nhiều thức ăn có tính nóng, giàu đạm khiến cơ thể không tiêu hóa và chuyển hóa hết. Thể bệnh này đặc trưng bởi tình trạng sắc mặt đỏ hoặc trắng, da nổi mề đay kèm ngứa ngáy, đại tiện không đều, bụng cồn cào, buồn nôn, ợ chua, ăn uống kém,…

Đối với bệnh mề đay thể thực tích, bệnh nhân nên dùng bài thuốc có tác dụng sơ phong thanh nhiệt và hòa trung thông đạo. Bên cạnh đó, cần kiêng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng và món ăn có tính nóng, khó tiêu hóa.

bài thuốc đông y trị mề đay
Các bài thuốc Đông y chữa mề đay thể thực tích có công năng hòa trung thông đạo và sơ phong thanh nhiệt

Các bài thuốc Đông y chữa mày đay thể thực tích:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị kê nội kim, tiêu tân lang, phục linh, tiêu sơn tra, tiêu mạch nha, cúc hoa và xích thược mỗi thứ 10g, ngân hoa 12g, bạch tiễn bì 15g, sao chỉ xác 6g. Đem sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng tiêu tân lang, cúc hoa, bạch phục linh, kê nội kim, lúa mạch, bạch phục linh và địa phu tử mỗi thứ 10g, kim ngân hoa 12g, chỉ xác 6g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

4. Bài thuốc Đông y chữa mề đay thể thấp nhiệt

Mề đay thể thấp nhiệt có các biểu hiện như sắc mặt đỏ sạm, mề đay nổi khắp người và lan rộng khi trời nóng hoặc khi có gió nhiều. Bệnh nhân thường phát sốt khi về chiều, cơ thể mệt mỏi, khát nước, bứt rứt, tiểu tiện ít, đại tiện khó đi và rêu lưỡi vàng nhớt.

Đối với bệnh mày đay thể thấp nhiệt, bệnh nhân nên dùng bài thuốc có tác dụng phương hương hóa thấp. Trong đó, bài Hà thị phương hương sơ hóa phương là bài thuốc được dùng phổ biến nhất.

  • Chuẩn bị: Hoắc hương (bỏ sau), trần bì, cam thảo và hậu phác mỗi thứ 6g, bội lan (bỏ sau), linh bì, hoạt thạch, xích thước và hoàng cầm mỗi thứ 10g, bồ công anh và kim ngân hoa mỗi thứ 15g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi triệu chứng thì thuyên giảm.
  • Trường hợp nặng về phong tà nên gia thêm địa phu tử và bạch tiễn bì. Nếu đại tiện khó khăn có thể gia thêm phòng phong, chỉ thực, tân lang và sơn tra thán.

5. Bài thuốc Đông y trị mề đay thể huyết hư phong táo

Mề đay thể huyết hư phong táo có triệu chứng điển hình là tổn thương da màu trắng, nổi cộm và nặng khi hơn sau buổi trưa – đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài triệu chứng ngoài da, bệnh nhân còn gặp phải một số biểu hiện khác như cơ thể mệt mỏi, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng và hồng nhạt thiếu sức sống.

Thể bệnh này thường do bất nội ngoại nhân nên cần dùng bài thuốc có tác dụng giải độc và tư âm nhuận huyết. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp thêm một số bài thuốc dùng ngoài để giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da nhanh chóng.

bài thuốc đông y trị mề đay
Với mề đay thể huyết hư phong táo, bệnh nhân nên kết hợp thuốc uống với châm cứu để đạt kết quả tốt nhất

Các bài thuốc Đông y trị mề đay thể huyết hư phong táo:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị thuyền thoái 4g, cam thảo 6g, thương truật 8g, tri mẫu 10g, thạch cao, ngưu bàng tử, khổ sâm, thạch cao, đương quy, kinh giới, sinh địa và phòng phong mỗi thứ 12g. Đem sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang, chia thành 2 lần uống đến khi tình trạng thuyên giảm là được.
  • Bài thuốc 2: Dùng cam thảo 6g, kinh giới, lá huyết dụ, ké đầu ngựa, hà thủ ô, bạch thược và sinh địa mỗi thứ 12g. Sắc ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống và dùng cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị phục linh bì, thược dược, hoàng cầm, bội lan và hoạt thạch mỗi thứ 10g, song hoa, bồng anh mỗi thứ 15g, trần bì, hậu phác và quốc lão mỗi thứ 6g. Sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần dùng, mỗi ngày dùng 1 thang đến khi bệnh thuyên giảm thì ngưng.

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp với châm cứu để tăng hiệu quả.

6. Các bài thuốc dùng ngoài

Mề đay đặc trưng bởi các đốm, mảng sần đi kèm với hiện tượng nóng rát và ngứa ngáy. Vì căn nguyên bệnh liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch nên các bài thuốc uống vẫn là phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể kết hợp thêm với một số bài thuốc dùng ngoài để giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và làm thuyên giảm các đốm phát ban trên da trong thời gian sớm nhất.

bài thuốc đông y trị mề đay
Bên cạnh thuốc uống, bệnh nhân nên kết hợp thêm thuốc dùng ngoài để dứt nhanh cơn ngứa

Các bài thuốc dùng ngoài bệnh nhân mề đay có thể tham khảo và áp dụng:

  • Bài thuốc dùng ngoài 1: Sử dụng lá kinh giới hoặc lá khế, rửa sạch và giã nát. Sau đó, đắp lên vùng da nổi mề đay đã được làm sạch. Trường hợp nổi mề đay khắp người có thể nấu nước lá khế, kinh giới tắm hằng ngày để giảm ngứa ngáy.
  • Bài thuốc dùng ngoài 2: Chuẩn bị lá gấc và rau má mỗi thứ 50g. Đem rửa sạch, giã nát với vài hạt muối biển và đắp trực tiếp lên vùng da nổi mề đay. Sau khoảng vài phút, rửa sạch da với nước mát. Áp dụng 2 lần/ ngày sẽ nhận thấy mề đay thuyên giảm nhanh và tình trạng ngứa ngáy cũng giảm đi đáng kể.
  • Bài thuốc dùng ngoài 3: Chuẩn bị lá nam dương sâm, lá cây cù đèn, lá vông, lá kinh giới, cây ngũ sắc và lá dâu, mỗi loại dùng một ít. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi đun lấy nước. Pha loãng với nước mát tắm 1 lần/ ngày để giảm các đốm, mảng phát ban và ngứa ngáy do mề đay gây ra.

Các bài thuốc Đông y chữa mề đay có thể làm giảm tổn thương ngoài da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường cho tác dụng chậm hơn tân dược nên cần phải kiên trì dùng trong thời gian dài. Nếu dùng bài thuốc hợp với cơ địa, tình trạng phát ban, mẩn ngứa trên da sẽ thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau một liệu trình.

Lưu ý khi chữa mề đay bằng Đông y

Hiện nay, nhiều bệnh nhân lựa chọn chữa mề đay bằng Đông y để cải thiện từ căn nguyên bệnh – đặc biệt là những trường hợp mề đay mãn tính không có đáp ứng với thuốc tây. Mặc dù được đánh giá cao về độ an toàn nhưng để đảm bảo hiệu quả khi áp dụng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

bài thuốc đông y trị mề đay
Kết hợp dùng thuốc Đông y với châm cứu – bấm huyệt để cải thiện bệnh hiệu quả
  • Không tự ý áp dụng các bài thuốc Đông y nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc. Tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thầy thuốc bắt mạch và tư vấn bài thuốc cụ thể.
  • Mề đay là phản ứng da lành tính khi cơ thể bị dị ứng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Khi nhận thấy mề đay nổi rầm rộ, lan nhanh đi kèm với khó thở, thở khò khè và choáng váng, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để được xử trí. Tình trạng chủ quan có thể gây tử vong do trụy tim mạch.
  • Thuốc Đông y không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ nâng cao vệ khí và cải thiện công năng của các tạng. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y chỉ phát huy tác dụng khi sử dụng đúng cách và kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
  • Mề đay có thể bùng phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để kiểm soát bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần cách ly với các tác nhân dị ứng, kích ứng như phấn hoa, không khí lạnh, côn trùng, mủ thực vật, chất tẩy rửa, thức ăn gây dị ứng, cồn,…
  • Mề đay có thể lan rộng và gây ngứa ngáy dữ dội nếu thường xuyên gãi cào, ma sát lên da. Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên kiêng mặc trang phục chật, bó sát, hạn chế gãi lên vùng da nổi mẩn ngứa, vệ sinh cơ thể hằng ngày và ăn uống điều độ.
  • Ngoài sử dụng các bài thuốc Đông y, bệnh nhân có thể kết hợp thêm với châm cứu và bấm huyệt. Các phương pháp này giúp thông kinh hoạt lạc, tán phòng, giải huyết ứ nên có thể cải thiện bệnh – nhất là trong trường hợp mề đay mãn tính.
  • Mề đay thường tái đi tái lại ở những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm,… Do đó, nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý để nâng cao sức đề kháng.
  • Hiện nay, có không ít cơ sở kinh doanh dược liệu kém chất lượng. Vì vậy, bệnh nhân nên thận trọng khi tìm mua dược liệu để đảm bảo hiệu quả và phòng ngừa các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Nhìn chung, các bài thuốc Đông y chữa mề đay có thể cải thiện từ căn nguyên bệnh cho đến triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần gặp thầy thuốc để được bắt mạch, xác định thể bệnh và gia giảm dược liệu cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần có biện pháp chăm sóc hợp lý để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Nổi mề đay có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều bạn đọc. Được biết, mề đay là bệnh da liễu rất phổ biến và mỗi người sẽ gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời....
    Nổi mề đay có được tắm không là vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng. Dân gian thường cho rằng để da dính nước khi bị mề đay sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn và khó khỏi. Vậy thực...
    Bệnh mề đay có lây không là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bởi vì căn bệnh này làm tăng cảm giác khó chịu, khiến người bệnh khó tập trung trong cuộc sống và ảnh hưởng không...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 479 - Đường Lương Ngọc Quyến - TP Thái Nguyên.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thái Nguyên hay Khoa Da liễu - Bệnh viện viện Đa khoa Thái Nguyên là một địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh da liễu chất lượng của tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 100 giường bệnh
    • 144 Quang Trung, P. Quang Trung, Thành phố Hải Dương, Hải Dương.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hải Dương, tên đầy đủ là Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương. Đây là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II về khám chữa da và mắt tại địa bàn tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan