Cách Trị Nổi Mề Đay Dân Gian

Tác giả: Cập nhật: 11:30 am , 27/06/2024

Các cách trị nổi mề đay dân gian thường được áp dụng phổ biến do rất an toàn và lành tính. Một số mẹo còn có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý thận trọng và thực hiện đúng cách để nhận được kết quả tốt nhất.

cách trị nổi mề đay dân gian
Các cách trị nổi mề đay dân gian được đánh giá cao bởi sự an toàn, lành tính, dễ áp dụng

Có nên trị nổi mề đay bằng mẹo dân gian hay không?

Nổi mề đay (Hives) là thuật ngữ đề cập tới phản ứng cấp hoặc mãn tính của da sau khi tiếp xúc với mủ thực vật, nhiệt độ nóng – lạnh, thực phẩm, thuốc, nọc độc động vật,… Đây là bệnh da liễu xảy ra phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 20% dân số.

Nổi mề đay là bệnh da liễu lành tính, ảnh hưởng duy nhất của nó là gây ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, mề đay mãn tính có thể gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Trong các trường hợp bị nổi mề đay nhẹ, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện. Bên cạnh đó nên kết hợp áp dụng các cách trị nổi mề đay dân gian để khắc phục triệu chứng nhanh chóng hơn.

Trị nổi mề đay bằng mẹo dân gian có ưu điểm lớn nhất là rất lành tính, an toàn cho sức khỏe. Nhiều loại thảo dược được tận dụng để chữa bệnh có thể dễ dàng tìm thấy xung quanh vườn nhà. Hơn nữa, cách thực hiện cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian và phù hợp với nhiều đối tượng.

Tuy nhiên, hiệu quả của các mẹo dân gian thường đến chậm và phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như cơ địa mỗi người. Đối với các trường hợp bệnh nặng hay trên da xuất hiện nhiễm trùng thì mẹo dân gian thường không đáp ứng. Hơn nữa nếu lạm dụng còn khiến cho các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

11 Cách trị nổi mề đay dân gian rất hay, nhanh khỏi

Trên thực tế, có nhiều cách trị nổi mề đay dân gian được lưu truyền và áp dụng phổ biến cho đến tận ngày nay. Các mẹo chữa và bài thuốc dân gian đa phần sử dụng thảo dược và nguyên liệu tự nhiên. Do đó rất lành tính và có thể dùng cho nhiều đối tượng.

Dưới đây là 11 cách trị nổi mề đay dân gian được nhiều người tin dùng:

1. Sử dụng nha đam chữa nổi mề đay

Nha đam là nguyên liệu rất quen thuộc thường dùng để làm đẹp, chế biến món ăn hoặc nước uống giải nhiệt. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được tận dụng để khắc phục các tình trạng ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu do nổi mề đay gây ra.

Nha đam có tính mát giúp làm dịu da và giảm ngứa rất nhanh chóng. Ngoài ra thảo dược này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho da. Chẳng hạn như anthraquinone, vitamin A, C, E và B12, acid salicylic, lignin, flavonoid, saponin,…

nha đam chữa nổi mề đay
Nha đam chứa nhiều dưỡng chất giúp làm dịu da và làm giảm ngứa ngáy một cách nhanh chóng

Sử dụng nha đam là cách trị nổi mề đay dân gian được nhiều người đánh giá cao. Bởi nha đam ngoài tác dụng giữ ẩm, làm mềm và dịu da thì còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem gọt vỏ rồi rửa sạch phần nhựa mủ
  • Sau đó dùng thìa cạo lấy phần gel trắng bên trong
  • Thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và massage nhẹ nhàng
  • Để khoảng 15 phút rồi dùng nước ấm rửa lại cho sạch

2. Tắm nước lá khế

Tắm nước lá khế là mẹo trị nổi mề đay dân gian rất quen thuộc với nhiều người. Nhất là trong các trường hợp bị nổi mẩn ngứa khắp người thì đây là giải pháp giúp khắc phục triệu chứng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Theo Đông y, lá khế có vị chua nhẹ và tính bình với khả năng giảm ngứa và tiêu viêm rất tốt. Do đó có thể sử dụng để loại bỏ các triệu chứng ngoài da như sưng viêm, ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong lá khế có chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa. Chúng tham gia vào quá trình thúc đẩy tốc độ phục hồi mô da và làm lành vết thương hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi rửa sạch rồi ngâm vào nước muối loãng 10 phút
  • Sau đó cho vào nồi và đun sôi cùng 2 lít nước trong vòng 3 – 5 phút
  • Loại bỏ bã, lấy nước pha thêm với nước lạnh cho ấm
  • Sau đó dùng nước lá khế để tắm 1 lần/ ngày
  • Thực hiện 1 tuần liên tục sẽ thấy các triệu chứng nổi mề đay giảm hẳn

3. Cách trị nổi mề đay dân gian bằng gừng

Gừng là thảo dược có vị cay nồng và tính ấm với nhiều tác dụng tốt như tiêu viêm, sát trùng, giải biểu, tán phong hàn,… Do đó thảo được này được dùng phổ biến giúp nâng cao hệ miễn dịch và chống lại sự xâm hại của những tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài.

Y học hiện đại còn phân tích thấy trong gừng chứa nhiều hợp chất có dược tính cao, giúp khắc phục tình trạng nổi mề đay. Điển hình là hoạt chất Cineol có khả năng diệt vi khuẩn, tiêu viêm và thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da.

Cách trị nổi mề đay dân gian bằng gừng
Cách trị nổi mề đay dân gian bằng gừng được rất nhiều người tin tưởng áp dụng

Trên thực tế, có rất nhiều cách trị nổi mề đay dân gian bằng gừng cho hiệu quả tốt. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà có thể áp dụng ngâm rửa bằng gừng, dùng rượu gừng hay kết hợp gừng với các nguyên liệu khác. Trong đó cách ngâm rửa bằng gừng và muối biển vẫn được sử dụng phổ biến nhất.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g gừng tươi để nguyên vỏ, rửa cho thật sạch
  • Sau đó cắt thành lát mỏng hoặc cho vào cối giã hơi dập
  • Đun sôi 2 lít nước, thả gừng vào đun trên lửa nhỏ thêm 5 phút
  • Cho 2 thìa cà phê muối biển vào khuấy tan
  • Chờ nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da tổn thương 15 – 20 phút

4. Dùng lá đinh lăng chữa nổi mề đay

Sử dụng lá đinh lăng là một trong những cách trị nổi mề đay dân gian được áp dụng rất phổ biến. Đinh lăng là thảo dược có vị đắng và tính mát giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy lưu thông khí huyết hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại còn tìm thấy các hoạt chất có dược tính cao trong lá đinh lăng. Phải kể đến như saponin oleanane, vitamin nhóm B cùng nhiều loại acid amin khác. Chúng có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, sưng viêm và chống oxy hóa rất tốt.

Uống nước sắc lá đinh lăng sẽ giúp thanh nhiệt và giải độc, thúc đẩy làm giảm tình trạng nổi mề đay từ bên trong. Trong khi đó, ngâm rửa với nước lá đinh lăng lại giúp làm dịu da, giảm ngứa tức thì. Hơn nữa còn hỗ trợ quá trình chữa lành các tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Uống nước lá đinh lăng: Chuẩn bị 150g lá đinh lăng tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo rồi cho vào nồi đun sôi cùng 300ml nước trong 10 phút. Loại bỏ phần bã, chia nước sắc làm 2 lần uống trong ngày.
  • Ngâm rửa nước lá đinh lăng: Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước trong 10 phút. Pha thêm với nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Trường hợp bị nổi mề đay khắp người có thể dùng nước lá đinh lăng để tắm.

5. Sử dụng lá chè xanh

Chè xanh là thảo dược tự nhiên được dùng phổ biến trong cuộc sống. Nhiều gia đình Việt Nam thường xuyên nấu nước lá chè xanh để uống hằng ngày giúp thanh lọc cơ thể và giải nhiệt. Ngoài ra, thảo dược này còn được tận dụng để khắc phục các vấn đề da liễu thường gặp như nổi mề đay, chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…

Rất nhiều hợp chất thực vật trong lá chè xanh có tác dụng làm giảm ngứa ngáy và sưng đỏ trên da do chứng nổi mề đay gây ra. Chẳng hạn như tanin, flavonoid và tinh dầu. Ngoài ra, trong lá chè còn chứa hàm lượng lớn EGCG có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Đồng thời thúc đẩy tốc độ làm lành tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho da.

dùng lá chè xanh chữa nổi mề đay
Lá chè xanh là thảo dược lành tính có thể giúp làm giảm các triệu chứng nổi mề đay

Người bệnh có thể nấu nước chè xanh để tắm, giúp làm sạch da, giảm ngứa và nổi mẩn nhanh chóng. Bên cạnh đó nên kết hợp uống nước lá chè để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giúp loại bỏ các thành phần độc tố tích tụ dưới da.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi rửa sạch rồi ngâm nước muối 10 phút
  • Sau đó vớt ra để ráo rồi cho vào nồi
  • Thêm vào 3 lít nước đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Chắt lấy khoảng 300ml nước cho vào bình thủy tinh để uống dần trong ngày
  • Phần nước còn lại pha thêm với nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để tắm

6. Chữa nổi mề đay bằng mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) được sử dụng chủ yếu dưới dạng thực phẩm. Loại quả này có vị đắng hơi khó ăn nhưng lại chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu. Điển hình là các vitamin A, C và hàng loạt khoáng chất khác.

Lượng nước dồi dào trong mướp đắng có thể giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da và làm giảm ngứa ngáy. Các vitamin A, C trong mướp đắng lại giúp loại bỏ các tế bào hư tổn, thúc đẩy tốc độ phục hồi da và làm giảm thâm sẹo.

Bên cạnh đó, mướp đắng còn có tính mát với tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể rất hiệu quả. Do đó, nguyên liệu này được tận dụng phổ biến để khắc phục các triệu chứng nổi mề đay trên da.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nửa quả mướp đắng tươi
  • Rửa sạch nguyên liệu, cạo bỏ phần ruột rồi cắt nhỏ
  • Sau đó cho mướp đắng vào cối giã nát rồi chắt bỏ bớt nước
  • Đắp bã mướp đắng lên da trong khoảng 15 – 20 phút
  • Cuối cùng dùng nước sạch để rửa lại

Ngoài ra, sau khi giã đắp mướp đắng bạn có thể tận dụng dịch ép để làm đá viên và thoa lên da. Cách này sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn và sưng đỏ. Đồng thời làm mát vùng da tổn thương, ngăn ngừa bội nhiễm xảy ra.

7. Dùng bạc hà chữa nổi mề đay

Cách dùng lá bạc hà trị nổi mề đay là mẹo hay được áp dụng phổ biến trong dân gian. Đến nay, bài thuốc này vẫn còn được nhiều người tin tưởng áp dụng và nhận được kết quả như mong đợi.

Sở dĩ mẹo chữa này mang lại hiệu quả tốt vì lá bạc hà có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, khử khuẩn, sát trùng hiệu quả. Điển hình nhất là camphen và limonen. Ngoài ra, tinh chất menthol trong bạc hà còn giúp làm mát da và giảm ngứa rất tốt.

lá bạc hà chữa nổi mề đay
Đắp lá bạc hà lên da giúp làm mát da, giảm ngứa và thúc đẩy chữa lành tổn thương do nổi mề đay

Theo Đông y, bạc hà có vị cay tính mát, tinh dầu từ thảo dược này có tác dụng phong nhiệt, giải độc, thấu ban. Dùng bạc hà đúng cách sẽ giúp làm dịu các tình trạng da sưng phồng, ngứa ngáy, bỏng rát. Đặc biệt là làm tăng sức đề kháng cho da và ngăn ngừa bội nhiễm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà đem rửa sạch
  • Sau đó ngâm nước muối loãng 10 phút rồi để ráo
  • Cho vào cối giã nát lá bạc hà cùng 1 chút muối biển
  • Đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương khoảng 15 phút
  • Cuối cùng dùng nước ấm rửa lại cho sạch

Với các trường hợp bị nổi mề đay khắp người thì có thể chuẩn bị 500g lá bạc hà tươi rửa sạch. Sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 5 lít nước trong khoảng 10 phút. Chờ cho nước nguội bớt rồi dùng để tắm toàn thân.

8. Sử dụng dầu dừa – Cách trị nổi mề đay dân gian

Cách trị nổi mề đay dân gian bằng dầu dừa được rất nhiều người tin tưởng áp dụng. Bởi đây là mẹo hay có nguyên liệu dễ tìm, lành tính, ít gây kích ứng và chi phí phù hợp.

Dầu dừa là loại tinh dầu tự nhiên chứa nhiều thành phần có ích với làn da và cơ thể. Đặc biệt, nguyên liệu này có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Do đó sẽ làm dịu các nốt mẩn ngứa trên da và ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, dầu dừa còn chứa lượng vitamin E và các acid amin dồi dào. Những thành phần này có tác dụng dưỡng ẩm và củng cố hàng rào bảo vệ da. Hơn nữa còn giúp ổn định cấu trúc, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào da bị tổn thương.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Vệ sinh vùng da bị nổi mề đay rồi dùng khăn mềm thấm khô
  • Lấy 1 lượng dầu dừa vừa đủ rồi nhẹ nhàng thoa lên da
  • Đợi trong khoảng 10 phút và dùng nước sạch rửa lại
  • Nên massage theo hình xoắn ốc khi rửa để tránh dầu dừa ứ đọng trong nang lông

9. Mẹo trị nổi mề đay bằng rau má

Rau má là một loại thảo dược có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, đặc biệt là có thể tận dụng để trị chứng nổi mề đay. Theo Đông y, rau má có vị hơi đắng, tính mát với công dụng giải độc, tiêu viêm rất tốt. Do đó có thể giúp cải thiện các bệnh lý ngoài da một cách hiệu quả.

Các phân tích từ dược lý hiện đại cho thấy, tinh dầu từ rau má có chứa hàm lượng lớn các chất oxy hóa như kaempferol và quercetin. Chúng có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da và giảm sưng nóng. Hơn nữa còn có khả năng chống viêm và ngăn ngừa bội nhiễm khi bị nổi mề đay.

dùng rau má chữa nổi mề đay
Rau má là nguyên liệu quen thuộc có thể tận dụng để khắc phục các triệu chứng nổi mề đay

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá rau lá tươi đem rửa sạch
  • Sau đó ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất
  • Cho rau má vào máy xay nhuyễn cùng 1 ít muối hạt
  • Sử dụng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay
  • Sau 10 – 15 phút thì dùng nước rửa sạch
  • Với cách này nên thực hiện 2 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt nhất

Ngoài ra, người bệnh có thể tận dụng rau má để chế biến món ăn, nấu nước hoặc ép nước uống. Đây cũng là những giải pháp giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ cải thiện chứng nổi mề đay rất hữu hiệu.

10. Bài thuốc trị nổi mề đay từ lá tía tô

Tía tô là loại rau ăn quen thuộc có thể dùng ăn sống hay chế biến cùng các thực phẩm khác. Ngoài ra đây còn là thảo dược có thể tận dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Trong đó, cách dùng tía tô trị nổi mề đay theo dân gian đến nay vẫn còn được áp dụng phổ biến.

Theo Y học cổ truyền, tía tô có vị cay, thơm và tính ôn với các công dụng tán phong hàn, giải độc, tiêu đờm, lý khí,… Dùng lá tía tô đúng cách có thể giúp làm giảm ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm khi bị nổi mề đay.

Các nghiên cứu hiện đại cũng đã tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao trong tía tô. Phải kể đến như rosmarinic acid, quercetin, luteolin, acid alpha-lineclic. Đây là các thành phần có khả năng ức chế quá trình sản xuất histamin. Do đó làm giảm nhanh chóng các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đem rửa thật sạch
  • Sau đó ngâm nước muối loãng 10 phút rồi cho vào nồi
  • Thêm vào 3 lít nước đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút
  • Pha thêm với nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay
  • Trường hợp bị tổn thương trên diện rộng thì có thể tắm nước lá tía tô

11. Cách trị nổi mề đay dân gian bằng mật ong

Trường hợp chỉ bị nổi mề đay khu trú tại một số vùng da nhỏ thì bạn có thể dùng mật ong để điều trị. Đây là cách trị nổi mề đay dân gian rất hữu hiệu, lành tính, áp dụng được cho nhiều đối tượng.

Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và chống viêm hiệu quả. Khi thoa trực tiếp lên da sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho da và ngăn ngừa bội nhiễm.

Ngoài ra, một số thành phần trong mật ong như vitamin E, antioxidants và các acid amin cũng rất tốt với sức khỏe làn da. Đặc biệt là có tác dụng thúc đẩy tốc độ chữa lành các tế bào da bị tổn thương.

Cách trị nổi mề đay dân gian bằng mật ong
Cách trị nổi mề đay dân gian bằng mật ong thích hợp với các trường hợp tổn thương khu trú ở một số vị trí nhất định

Hướng dẫn thực hiện:

  • Làm sạch vùng da đang bị nổi mề đay
  • Lấy 1 lượng mật ong vừa đủ để xoa 1 lớp mỏng lên da
  • Đợi trong khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch
  • Không thoa trực tiếp mật ong lên vùng da có tổn thương thứ phát

Lưu ý khi áp dụng các cách trị nổi mề đay dân gian

Không thể phủ nhận về sự lành tính và những tác dụng của các mẹo dân gian chữa nổi mề đay. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, những bài thuốc từ thảo dược đã giúp nhiều người cải thiện chứng bệnh này một cách hiệu quả.

Tuy nhiên khi áp dụng các cách trị nổi mề đay dân gian thì người bệnh vẫn cần chú ý đến một số thông tin sau:

  • Các loại thảo dược cần được làm sạch kỹ càng trước khi sử dụng. Tốt nhất hãy ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc và tạp chất.
  • Một số loại thảo dược vẫn có khả năng gây kích ứng nếu cơ địa không hợp. Nếu có làn da quá nhạy cảm nên thử trước lên vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên diện rộng.
  • Chú ý vệ sinh da sạch sẽ trước khi thực hiện các bài thuốc đắp. Điều này vừa giúp tối ưu hiệu quả lại ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc đắp, bôi hay tắm nước sắc thảo dược khi trên da có tổn thương hở hay bị nhiễm trùng.

Các cách trị nổi mề đay dân gian thường rất dễ thực hiện và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, cần áp dụng đúng cách để nhận được hiệu quả tốt nhất. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, tổn thương da trở nên nghiêm trọng thì không nên tự chữa tại nhà. Lúc này hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Nổi mề đay có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều bạn đọc. Được biết, mề đay là bệnh da liễu rất phổ biến và mỗi người sẽ gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời....
    Nổi mề đay có được tắm không là vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng. Dân gian thường cho rằng để da dính nước khi bị mề đay sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn và khó khỏi. Vậy thực...
    Bệnh mề đay có lây không là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bởi vì căn bệnh này làm tăng cảm giác khó chịu, khiến người bệnh khó tập trung trong cuộc sống và ảnh hưởng không...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Cơ sở 1: số 278, đường Trần Thánh Tông, thành phố Thái Bình. Cơ sở 2: xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thái Bình là một bệnh viện da liễu ở Thái Bình uy tín được sáp nhập từ 2 đơn vị Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn Thái Bình và Trung tâm Da liễu Thái Bình.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 142 Lê Hồng Phong, Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Nghệ An hiện nay với tiền thân là Trạm Da liễu Nghệ An sau này được đổi tên thành Trung tâm chống Phong và Da liễu Nghệ An.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan