Trẻ Sơ Sinh Nổi Rôm Sảy Trên Mặt

Tác giả: Cập nhật: 3:04 pm , 30/07/2024

Trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt là tình trạng phổ biến, có thể gây đau đớn, ngứa ngáy, thường xuất hiện khi thời tiết nóng hoặc ẩm ướt. Rôm sảy không nghiêm trọng tuy nhiên cần được chăm sóc đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ và bé.

trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt
Trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt thường xảy ra khi thời tiết oi bức và độ ẩm cao

Nguyên nhân gây rôm sảy trên mặt của trẻ sơ sinh

Rôm sảy có thể ảnh hưởng đến người lớn và trẻ nhỏ, thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng, ẩm ướt. Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc và mồ hôi bị giữ lại bên dưới da.

Da của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa và rôm sảy. Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến rôm sảy cũng như kích ứng da ở da mặt trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Ống mồ hôi chưa phát triển: Ở trẻ sơ sinh, ống mồ hôi chưa phát triển, khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài và tích tụ dưới da, dẫn đến rôm sảy. Ngoài ra, bụi bẩn, tế bào chết và các dị nguyên khác có thể tích tụ ở các lỗ chân lông, dẫn đến tắc nghẽn và gây rôm sảy.
  • Điều kiện khí hậu khắc nghiệt: Trẻ sơ sinh có làn da cực kỳ nhạy cảm và có phản ứng ngay lập tức khi thay đổi không khí cũng như môi trường xung quanh. Nếu không khí xung quanh quá nóng hoặc bật điều hòa nhiệt độ quá cao, da của bé có thể bị mất nước, dẫn đến tích tụ mồ hôi dưới da và dẫn đến rôm sảy.
  • Vệ sinh kém: Nếu bạn không thường xuyên rửa mặt hoặc lau mặt cho bé, vi khuẩn, bụi bẩn, nấm có thể phát sinh và dẫn đến rôm sảy. Ngoài ra, việc bế trẻ sơ sinh mà không rửa tay cũng có thể khiến vi khuẩn tiếp xúc với làn da nhạy cảm của trẻ, dẫn đến phản ứng, nổi mẩn ngứa, phát ban và rôm sảy.
  • Phản ứng hóa học: Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban, rôm sảy nếu quần áo, chăn màn và khăn không được giặt sạch sẽ. Các chất tẩy rửa hoặc dung dịch giặt quần áo có thể gây kích ứng và khiến trẻ sơ sinh nổi rôm sảy ở mặt. Tương tự, các loại dưỡng da, xà phòng hoặc nước hoa cũng có thể gây dị ứng và dẫn đến các phản ứng rôm sảy.

Trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt có tự khỏi không?

Về cơ bản, rôm sảy là bệnh lý xảy ra do nhiệt gây tắc các lỗ chân lông. Do đó, nếu thời tiết mát mẻ, môi trường thoáng khí và trẻ có phong cách ăn mặc phù hợp, rôm sảy có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể tái phát vào thời tiết nóng hoặc khi gặp các điều kiện thuận lợi.

Cách trị rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh
Thông thường rôm sảy có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế

Rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ phát triển thành rôm sảy sâu. Tái phát càng nhiều, mức độ bệnh càng nghiêm trọng và khó điều trị. So với các tổn thương ban đầu, trẻ bị rôm sảy nghiêm trọng có thể dẫn đến sẹo, vết thâm trên mặt và các tổn thương sâu bên trong da. Trong một số trường hợp khác, rôm sảy sâu có thể dẫn đến thiếu mồ hôi lan rộng, khiến trẻ dễ bị kiệt sức, yếu đuối, mệt mỏi, mạch đập nhanh và buồn nôn hoặc nôn liên tục.

Trẻ bị rôm sảy có thể tự khỏi nếu có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Do đó, điều quan trọng là có cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy nhiều ở mặt phải làm sao?

Như đã nói trên, rôm sảy ở trẻ sơ sinh không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Có nhiều cách điều trị rôm sảy ở mặt hiệu quả và an toàn, chẳng hạn như:

1. Thay đổi phong cách sống

Trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt có thể được điều trị bằng cách thay đổi phong cách và môi trường sống của trẻ, chẳng hạn như:

  • Lau mặt và tắm nước mát: Lau mặt và tắm có thể làm mát cơ thể, làm sạch các lỗ chân lông và ngăn ngừa rôm sảy. Ngoài ra, bạn nên da trẻ thông thoáng thay vì mặc nhiều quần áo và quấn chăn.
  • Tránh môi trường nóng: Quá nóng có thể dẫn đến rôm sảy. Tránh cái nóng và ở trong môi trường mát mẻ càng nhiều càng tốt. Nếu không có máy lạnh bạn có thể cho trẻ sử dụng quạt làm mát, đặc biệt là giữ phòng ngủ của trẻ luôn mát mẻ.
  • Không sử dụng sản phẩm chăm sóc da góc dầu: Kem dưỡng da, thuốc mỡ, dầu tắm có thể gây tắc nghẽn thêm các lỗ chân lông, khiến tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy tránh các sản phẩm chăm sóc da gốc dầu trong những ngày hè và tránh sử dụng cho đến khi da bé hồi phục hoàn toàn.
  • Chườm mát: Chườm mát có thể làm dịu da liên quan đến rôm sảy. Bạn có thể dùng khăn ướt, vắt ráo nước để chườm lên mặt trẻ.

2. Thoa sữa mẹ lên vùng da bệnh

Sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể có thể điều trị mề đay, mẩn ngứa và rôm sảy trên mặt của trẻ. Bên cạnh việc điều trị rôm sảy, sữa mẹ cũng ngăn ngừa dị ứng và điều trị nhiều tình trạng da tương tự.

Bạn có thể dùng sữa mẹ để thoa trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy trên mặt để cải thiện các triệu chứng.

3. Tắm nước lá trà xanh

Trong Y học cổ truyền, trà xanh có tính hàn, không độc, vị chát, thường được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn và làm lành vết thương. Bên cạnh đó, trà xanh cũng chứa hoạt chất EGCG có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch cho da. Nếu trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt, cha mẹ có thể sử dụng lá trà xanh để lau mặt hoặc tắm cho bé.

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà
Tắm nước lá trà xanh có tác dụng khử khuẩn, chống viêm và cải thiện các triệu chứng rôm sảy

Bạn có thể sử dụng một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch, sau đó đun sôi với một muỗng cà phê muối. Sau khi nước sôi thì lọc bỏ phần nước trà có chứa muối. Lại cho thêm một lượng vừa đủ, đun sôi trong 5 – 10 phút, đến khi nước trà chuyển sang màu nâu vàng, thì để nguội và dùng lau mặt hoặc tắm cho trẻ.

4. Nước lá khế chua chữa rôm sảy trên mặt

Lá khế chua theo Đông y có tính mát, vị chát thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, viêm da, rôm sảy, mề đay và nhiều bệnh lý ngoài da khác. Thành phần chính của lá khế là vitamin A, C và các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn, có thể giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và cải thiện các triệu chứng rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh.

Cách chữa rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh với lá khế như sau:

  • Sử dụng một nắm lá khế tươi, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước.
  • Giã nát lá khế với một lượng muối ăn vừa đủ, lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã.
  • Cho thêm một ít nước ấm vào phần nước lá khế, dùng khăn mặt hoặc bông gòn thấm nước và lau mặt cho bé. Có thể dùng nước này để tắm, giúp phòng ngừa nguy cơ rôm sảy.
  • Thực hiện biện pháp mỗi ngày một lần, sau 3 – 4 ngày tình trạng trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt sẽ được cải thiện đáng kể.

5. Rau sam chữa trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt

Theo Đông y, rau sam vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và kháng khuẩn. Do đó, rau sam thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da, bao gồm rôm sảy, phát ban, mề đay mẩn ngứa.

Cách dùng rau sam chữa rôm sảy bao gồm:

  • Sử dụng một nắm rau sam, cắt bỏ phần gốc, rễ, lá già và lá úa, rửa sạch. Ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ đất, bụi bẩn, vi khuẩn cũng cũng như các tạp chất khác, sau đó để ráo nước.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn rau sam với một ít muối, lọc lấy phần nước cốt.
  • Pha thêm một ít nước ấm cho hỗn hợp nước rau sam, dùng nước này để lau mặt hoặc tắm cho trẻ để điều trị rôm sảy.

6. Dầu dừa chữa rôm sảy trên mặt

Dầu dừa là một trong những cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt hiệu quả và an toàn nhất. Theo các nghiên cứu, dầu dừa nguyên chất có tác dụng dưỡng ẩm cho da, thúc đẩy quá trình chữa lành và tái tạo da. Dầu dừa có chứa chất chống oxy hóa và vitamin E, có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da.

Dầu dừa được chiết xuất từ dừa tự nhiên, do đó không chứa chất bảo quản, an toàn và phù hợp để sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Bạn có thể trộn dầu dừa và mật ong nguyên chất với tỷ lệ 1:1, sau đó thoa lên vùng da nổi rôm sảy của trẻ. Áp dụng biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

7. Nha đam chữa rôm sảy

Nha đam là một cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả. Theo các nghiên cứu, nha đam có thể làm giảm kích ứng da, chống ngứa, cải thiện tình trạng dị ứng và rôm sảy trên mặt. Nha đam có chứa các chất kháng nấm, kháng khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, nha đam cũng mang lại hiệu quả cao trong việc làm dịu da, giảm mẩn đỏ và ngứa.

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì
Nha đam có tác dụng làm dịu da, chống ngứa và cải thiện các triệu chứng rôm sảy hiệu quả

Trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt có thể được điều trị bằng cách sau:

  • Lấy một lá nha đam tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Cắt đôi lá nha đam để thu thập phần gel trắng bên trong.
  • Thoa gel nha đam lên vùng da bị rôm sảy, để yên trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch với nước.
  • Lặp lại quy trình này 3 lần mỗi ngày để có kết quả điều trị rôm sảy tốt nhất.

Nha đam được biết đến là một trong những phương pháp trị mẩn ngứa ở mặt và cổ tại nhà tốt nhất. Nha đam cũng an toàn, không gây kích ứng và phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

8. Tắm bột yến mạch

Tắm bằng bột yến mạch cũng là một trong những phương pháp trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn. Biện pháp này có tác dụng giảm viêm, kích thích da, làm dịu và chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, tắm bột yến mạch cũng có thể điều trị cháy nắng, thủy đậu, chàm cũng như các bệnh lý ngoài da khác.

Để sử dụng bột yến mạch để điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể sử dụng một chén bột yến mạch cho vào nước ấm, dùng để rửa mặt và tắm. Áp dụng biện pháp này mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.

9. Điều trị y tế

Có một số loại kem và thuốc mỡ, chẳng hạn như kem dưỡng da có chứa thành phần calamine, có tác dụng điều trị các triệu chứng rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh. Các loại kem dưỡng da này thường có chứa oxit kẽm, có tác dụng làm dịu da, chống ngứa và ngăn ngừa các phản ứng dị ứng thời tiết.

Các loại thuốc chữa rôm sảy trên mặt ở trẻ sơ sinh thường được sản xuất từ các thành phần an toàn, dịu nhẹ, không gây kích ứng và có thể sử dụng mà không cần kê toa của bác sĩ. Tuy nhiên nếu cần thiết, bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn cụ thể.

kem trị rôm sảy cho bé
Sử dụng các loại kem bôi và thuốc mỡ điều trị rôm sảy trên mặt cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Trong các trường hợp nghiêm trọng, nếu trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra và đề nghị các loại thuốc phù hợp, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng histamine (đường uống hoặc bôi) có thể làm giảm ngứa do rôm sảy.
  • Kem steroid có thể làm giảm các triệu chứng rôm sảy ở mặt và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan khác.

Các loại thuốc sử dụng cho trẻ sơ sinh cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc thoa ngoài da, để tránh các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

Phòng ngừa trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt

Có một số biện pháp phòng ngừa rôm sảy cũng như ngăn ngừa các triệu chứng tái phát, chẳng hạn như:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà và phòng ngủ của bé. Điều này có thể giúp không khí không bị khô và ngăn ngừa tình trạng mất nước trên da bé.
  • Nếu trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt, đừng chạm vào mặt bé. Ngay cả khi trẻ không phát ban, hãy đề nghị mọi người giữ khoảng cách an toàn và không chạm vào bé quá nhiều.
  • Rôm sảy trên mặt có thể nghiêm trọng hơn khi trẻ gãi vào mặt và làm tổn thương da. Do đó, hãy cắt ngắn móng tay và cho trẻ mang găng tay để bảo vệ da trẻ.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh có gốc dầu hoặc các thành phần gây kích ứng, bởi vì da trẻ rất nhạy cảm. Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ và dành riêng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng khăn mềm để mặt cho trẻ sơ sinh và để da khô tự nhiên.

Trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi, đặc biệt là khi có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp. Ngoài ra, thay đổi môi trường sống, tránh các yếu tố kích ứng, cũng có thể ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây lo lắng, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Một số thực phẩm có thể giúp hỗ trợ giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra. Vậy trẻ bị rôm sảy nên ăn gì? Cùng điểm qua danh sách những thực phẩm...
    Tắm nước lá là cách trị rôm sảy đơn giản, an toàn và ít tốn kém. Các loại lá tắm đa phần đều lành tính nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp...
    Rôm sảy là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nhưng thường...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 50 giường bệnh
    • Đường Nguyễn văn Linh - Phường Hương Sơ -Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Huế được biết đến là một trong những bệnh viện dẫn đầu trong cả nước về thăm khám chữa bệnh da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 15A, Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Trung ương (tên tiếng Anh: National Hospital of Dermatology and Venereology) là bệnh viện công lập chuyên khoa đầu ngành về da liễu tại nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 120 giường bệnh
    • số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện da liễu ở Thành phố Hồ Chí Minh hàng đầu trong khám, chữa các vấn đề về da.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan