Dùng Cây Sài Đất Trị Rôm Sảy

Tác giả: Cập nhật: 11:33 am , 27/06/2024

Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng một số thảo dược thanh nhiệt, tiêu viêm có thể cải thiện chứng rôm sảy. Trong đó, dùng cây sài đất trị rôm sảy là mẹo được áp dụng phổ biến nhất nhờ mang lại hiệu quả rõ rệt, an toàn và ít tốn kém.

cây sài đất trị rôm sảy
Cây sài đất thường được sử dụng để trị rôm sảy cho trẻ em và người lớn

Có nên dùng cây sài đất trị rôm sảy?

Rôm sảy là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ và đôi khi xảy ra ở người lớn. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè do thời tiết oi bức khiến tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Mồ hôi tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng bít tắc ống tuyến mồ hôi, kết quả là nổi các nốt rôm có màu đỏ, vùng da xung quanh có hiện phát ban nhẹ, đôi khi xuất hiện mụn mủ và mụn nước nhỏ.

Rôm sảy là bệnh ngoài da lành tính. Nếu giữ cơ thể mát mẻ và thông thoáng, các nốt rôm có thể biến mất chỉ sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cây sài đất để trị rôm sảy, tránh tình trạng ngứa ngáy và khó chịu. Qua đó giảm tình trạng trẻ quấy khóc, bỏ bú và bỏ ăn do khó chịu.

Sài đất (húng trám) là thảo dược mọc hoang nhiều ở ven đường và trên các vách núi. Cây có thân mềm, mọc bò, lá màu xanh và hoa có màu vàng. Từ lâu, sài đất đã được sử dụng để trị các bệnh da liễu và một số địa phương thường dùng để ăn sống.

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, sài đất có vị chua, ngọt nhẹ, tính mát, tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, thanh nhiệt, làm mát gan và cầm ho. Thảo dược này thường được dùng để trị các bệnh da liễu, cải thiện chứng nóng trong, nóng sốt do cảm nắng và các bệnh liên quan đến gan, thận.

cây sài đất trị rôm sảy
Hoạt chất trong cây sài đất có tác dụng làm dịu da và kháng khuẩn mạnh

Dùng cây sài đất trị rôm sảy là mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian và hiện nay vẫn được áp dụng rất phổ biến. Sài đất có tác dụng tiêu viêm và thanh nhiệt nên sẽ giúp làm mát da, hỗ trợ làm dịu các nốt rôm và giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.

Hiện nay sài đất đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Các chất tự nhiên trong thảo dược này hiệu quả với nhiều loại vi khuẩn. Do đó, dùng cây sài đất trị rôm sảy có thể giúp nốt rôm lành nhanh và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Sài đất là loài cây mọc hoang nhiều ở vùng đất ven hồ, vách núi hoặc mọc hoang trong vườn. Nếu có sẵn nguyên liệu này, bạn có thể sử dụng để trị rôm sảy. Sài đất là thảo dược lành tính có thể ăn được. Do đó, cách trị rôm sảy bằng cây sài đất an toàn với cả trẻ em và người lớn.

Hướng dẫn 5 cách dùng cây sài đất trị rôm sảy đơn giản

Có khá nhiều cách dùng cây sài đất trị rôm sảy. Trong đó, cách đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất là nấu nước tắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số cách khác để mang lại hiệu quả cao hơn.

Nếu đang gặp phải tình trạng rôm sảy, bạn có thể áp dụng một số cách trị rôm sảy bằng cây sài đất sau đây:

1. Nấu nước tắm từ cây sài đất

Dùng cây sài đất nấu nước tắm là mẹo trị rôm sảy được áp dụng rất phổ biến. Hầu hết những người có sẵn cây sài đất trong vườn nhà đều áp dụng cách này để giảm rôm, phát ban và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.

Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm, tắm nước lá sài đất giúp làm dịu da và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Áp dụng cách này 1 lần/ ngày trong vài ngày liên tục sẽ giúp giảm rôm sảy hữu hiệu. Ngoài ra, trẻ nhỏ bị nổi sởi, phát ban da do trời nóng cũng có thể tắm nước cây sài đất.

cây sài đất trị rôm sảy
Tắm nước lá sài đất giúp làm giảm các nốt rôm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát và khó chịu

Cách nấu nước tắm từ cây sài đất trị rôm sảy:

  • Chuẩn bị một nắm cây sài đất tươi, đem nhặt bỏ lá vàng, sâu và rửa sạch bằng nước muối pha loãng
  • Đun sôi với nước, sau đó hòa thêm nước lạnh vào để tắm
  • Khi tắm, dùng bã của cây sài đất chà xát nhẹ lên nốt rôm để giảm ngứa và phục hồi da
  • Tắm 1 lần/ ngày và không cần tắm lại bằng nước sạch

Tắm nước cây sài đất có thể giảm rôm sảy cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tuổi tháng, mẹ không nên tự ý áp dụng mẹo chữa này. Làn da và hệ miễn dịch của trẻ ở độ tuổi này thường khá nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng, dị ứng ngay cả với những nguyên liệu tự nhiên.

2. Giã đắp cây sài đất trị rôm sảy

Rôm sảy thường nổi lan tỏa ở những vùng da mỏng, ma sát nhiều và tăng tiết mồ hôi như mặt, cổ, lưng và bẹn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp rôm nổi dày từng đám, gây sưng đỏ và đau nhức. Với tình trạng này, bạn nên giã đắp cây sài đất để giảm làm dịu hiện tượng viêm đỏ da.

Giã đắp sài đất lên da giúp giảm hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy và nóng rát. Ngoài ra, chất kháng sinh trong thảo dược này còn có hiệu quả ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm. Nếu rôm sảy nổi thành đám trên diện rộng, nên kết hợp với tắm lá sài đất để giúp nốt rôm thuyên giảm nhanh.

cây sài đất trị rôm sảy
Nếu rôm sảy nổi thành từng đám, nên dùng bã sài đất giã đắp để làm dịu da và giảm đau rát

Hướng dẫn dùng sài đất giã đắp trị rôm sảy:

  • Chuẩn bị một nắm lá sài đất tươi, đem ngâm rửa với nước muối pha loãng và rửa lại thêm vài lần để làm sạch bụi bẩn
  • Để ráo cây sài đất, sau đó giã nát và thêm vào một ít muối
  • Dùng bã đắp lên nổi rôm để làm dịu da và giảm ngứa ngáy
  • Mỗi ngày đắp từ 1 – 2 lần sẽ thấy tình trạng nổi rôm và phát ban cải thiện rõ rệt

3. Uống nước sài đất

Rôm sảy thường có liên quan đến chứng nóng trong. Khi bị nóng trong người, tuyến mồ hôi thường hoạt động quá mức để điều hòa thân nhiệt. Lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều khiến cho ống tuyến mồ hôi bị bít tắc, từ đó làm xuất hiện các nốt rôm và đám phát ban trên da.

Uống nước sài đất giúp làm mát cơ thể và hỗ trợ giảm rôm sảy từ bên trong. Cách này vừa giúp cải thiện rôm sảy vừa hỗ trợ làm giảm các triệu chứng liên quan đến chứng nóng trong như nóng trong người, đau đầu, táo bón, bụng đầy trướng và khó tiêu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá sài đất, sau đó giã vắt lấy nước
  • Hòa thêm 100ml nước sôi để nguội và tiếp tục vắt cho thảo dược ra hết tinh chất
  • Chia nước cây sài đất thành 2 lần và uống hết trong ngày
  • Dùng đều đặn trong 3 – 5 ngày để giảm chứng nóng trong và rôm sảy
  • Có thể tận dụng bã để đắp lên đám rôm nhằm giảm nóng rát và ngứa ngáy

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 50g cây sài đất phơi khô đun với 500ml nước. Nước sài đất được chế biến theo cách này sẽ dễ uống hơn. Theo kinh nghiệm của một số người, có thể chủ động phòng ngừa các bệnh da liễu và chứng nóng trong bằng cách uống nước sài đất 2 – 3 lần/ tuần.

4. Ăn sống cây sài đất

Sài đất không chỉ là vị thuốc nam quý mà còn là loại rau ăn có hương vị đặc biệt. Ở một số địa phương, người ta dùng cây sài đất ăn kèm với thịt cá. Sài đất có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt và tiêu viêm nên có thể giải độc cho gan. Ăn sống cây sài đất có thể cải thiện chứng nóng trong, hỗ trợ giảm rôm sảy, phát ban, sởi và nóng sốt do cảm nắng.

5. Kết hợp sài đất với các loại thảo dược khác

Ngoài những mẹo dùng đơn độc, bạn cũng có thể kết hợp sài đất cùng với một số loại thảo dược có tác dụng giải độc, tiêu viêm khác như lá khế, trà xanh, rau má, khổ qua,…

Các loại thảo dược này đều có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa ngáy. Khi kết hợp với sài đất có thể giảm rôm sảy nhanh chóng, đồng thời giúp da hồi phục và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Lưu ý khi chữa rôm sảy bằng cây sài đất

Chữa rôm sảy bằng cây sài đất là mẹo dân gian nhưng đến nay vẫn được áp dụng rất phổ biến. Sài đất vừa là vị thuốc nam vừa là loại rau ăn lành tính nên có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

cây sài đất trị rôm sảy
Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc và kem bôi để điều trị rôm sảy dứt điểm

Mẹo trị rôm sảy bằng cây sài đất hầu như không có tác dụng phụ, cách thực hiện lại đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên để cải thiện rôm sảy triệt để, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau trước khi áp dụng:

  • Cây sài đất có thể trị rôm sảy ở mức độ nhẹ và vừa. Nếu rôm sảy nổi thành từng đám lớn, có nhiều mụn mủ và gây đau nhức nhiều, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
  • Các mẹo trị rôm sảy bằng sài đất đều mang lại cải thiện nhất định. Tuy nhiên, cần phải áp dụng đều đặn 1 lần/ ngày trong vài ngày liên tục để nhận thấy tác dụng rõ rệt.
  • Sài đất là thảo dược tự nhiên không chứa độc tính và an toàn, lành tính tuyệt đối. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị dị ứng với thảo dược này. Nếu áp dụng cho trẻ, nên thử một ít nước lên da và đánh giá phản ứng trước khi dùng trên diện rộng.
  • Ngoài lá sài đất, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược khác như trà xanh, rau má, diếp cá, lá khế,… Các loại thảo dược này đều có tác dụng tương tự sài đất và giúp cải thiện rôm sảy rõ rệt.
  • Nếu cần thiết, có thể dùng một số loại thuốc bôi trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và người lớn để giảm nốt rôm và làm dịu da. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
  • Bên cạnh các phương pháp điều trị, cần chú ý tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo thông thoáng để cải thiện rôm sảy hiệu quả. Ngoài ra, nên hạn chế các món ăn có tính nóng, rượu bia, cồn và tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống để cải thiện rôm sảy từ bên trong.

Dùng cây sài đất trị rôm sảy là mẹo đơn giản, an toàn và mang lại cải thiện khá rõ rệt. Tuy nhiên, nếu rôm sảy nổi thành từng đám dày và gây đau nhức nhiều, nên xem xét tìm gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, nên kết hợp thêm với các biện pháp chăm sóc để làm dịu da và hỗ trợ giảm rôm sảy hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Một số thực phẩm có thể giúp hỗ trợ giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra. Vậy trẻ bị rôm sảy nên ăn gì? Cùng điểm qua danh sách những thực phẩm...
    Tắm nước lá là cách trị rôm sảy đơn giản, an toàn và ít tốn kém. Các loại lá tắm đa phần đều lành tính nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp...
    Rôm sảy là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nhưng thường...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan