Rôm Sảy Ở Người Lớn
Rôm sảy ở người lớn xảy ra khi nhiệt độ nóng, ẩm làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, dẫn đến khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau nhẹ. Thông thường, tình trạng da này không nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài có thể cần điều trị y tế.
Rôm sảy ở người lớn là gì?
Rôm sảy là một tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, có thể gây ảnh hưởng đến người lớn và cả trẻ em trong thời tiết nóng và ẩm ướt. Thời tiết nóng ẩm sẽ khiến các lỗ chân lông bị tắc, mồ hôi không thể thoát ra được, gây tích tụ dưới da và hình thành các nốt rôm sảy.
Có nhiều loại rôm sảy khác ở nhau người lớn. Các tình trạng này có thể nhẹ, gây khó chịu hoặc trở nên nghiêm trọng và cần điều trị y tế. Các loại rôm sảy sẽ khác nhau về mức độ nghiêm trọng, biểu hiện và dấu hiệu nhận biết.
Các dạng rôm sảy ở người lớn phổ biến bao gồm:
- Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là dạng rôm sảy nhẹ và phổ biến nhất. Các nốt rôm sảy thường có dạng nốt mụn nhỏ, màu trắng hoặc trong, chứa đầy các chất lỏng trên bề mặt da. Những nốt mụn này là những bọt mồ hôi, sẽ vỡ ra sau một vài ngày
- Rôm sảy đỏ (còn gọi là rôm sảy gai): Dạng rôm sảy này phổ biến ở người lớn hơn trẻ em và trẻ sơ sinh. Rôm sảy ra gai dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, châm chích, thiếu mồ hôi ở khu vực bệnh, dẫn đến viêm và đa da do cơ thể không tiết mồ hôi đúng cách. Các nốt rôm sảy gai có thể chứa đầy mủ, viêm và gây ra các nốt mụn đỏ, sưng tấy trên da.
- Rôm sảy mủ: Đây là tình trạng viêm các nang mồ hôi và gây đau đớn.
- Rôm sảy sâu: Rôm sảy sâu là tình trạng ít phổ biến nhất, xảy ra ở lớp hạ bì sâu của da, tái phát thường xuyên và có xu hướng trở thành mãn tính, lâu dài. Rôm sảy sâu phổ biến ở người lớn sau một thời gian hoạt động thể chất liên tục. Bởi vì rôm sảy sâu ngăn mồ hôi thoát ra khỏi da, do đó có thể dẫn đến chóng mặt và buồn nôn.
Nguyên nhân gây rôm sảy ở người lớn
Thời tiết nóng, đặc biệt là nơi có độ ẩm cao, là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rôm sảy. Khi thời tiết nóng, cơ thể sẽ đổ mồ hôi để làm mát da.
Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, các ống dẫn mồ hôi có thể bị quá tải và tắc nghẽn. Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi khiến mồ hôi bị giữ lại bên dưới da. Đôi khi mồ hôi cũng có thể rò rỉ qua các lớp da ở gần biểu bì hoặc lớp trên cùng và bị kẹt lại ở đó, dẫn đến việc hình thành rôm sảy ở người lớn.
Các một số nguyên nhân dẫn đến tắc tuyến mồ hôi và rôm sảy ở người lớn, chẳng hạn như:
1. Đổ mồ hôi quá mức
Nếu bạn có chế độ tập luyện thể chất với các hoạt động mạnh, cường độ cao, cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn để làm mát. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn các lỗ chân lông, khiến mồ hôi bị tắc bị da và dẫn đến rôm sảy. Ngoài các hoạt động thể chất, các nguyên nhân khách quan khác có thể dẫn đến tiết nhiều mồ hôi bao gồm, thời tiết nóng bức, độ ẩm không khí cao, sống và sinh hoạt trong không gian hẹp, không thoáng khí.
Ngoài ra, những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi cũng dễ bị rôm sảy hơn những người khác. Lượng mồ hôi được xác định bởi các yếu tố di truyền. Đồ mồ hôi sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, loại bỏ vi khuẩn hoặc các vấn gây nhiễm khuẩn ra khỏi cơ thể.
Tăng lượng mồ hôi sản xuất có thể dẫn đến rôm sảy ở người lớn. Đổ nhiều mồ hôi có thể khiến cơ thể luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, khiến vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn tích lũy. Điều này dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành rôm sảy.
2. Quần áo chật
Mặc quần áo chật, bó sát vào cơ thể, có thể dẫn đến việc đổ nhiều mồ hôi. Mồ hôi cũng có thể khiến quần áo dính vào cơ thể, dẫn đến tình trạng ma sát và gây ra rôm sảy, phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa.
Quần áo có thể cọ xát với các nang lông. Điều này sẽ gây kích ứng da từ lớp thượng bì đến các khu vực sâu hơn, cho đến khi chạm đến các lỗ chân lông. Quần áo bó sát cũng ngăn không cho không khí lưu thông qua da và khiến mồ hôi không thể bay hơi. Khi quần áo không thoáng khí, mồ hôi sẽ bị giữ lại trong các lỗ chân lông, dẫn đến rôm sảy.
Quần áo cũng có thể thấm mồ hôi. Điều này khiến tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn, bởi vì bụi bẩn và vi khuẩn bám vào các lỗ chân lông, dẫn đến kích ứng, ngứa ngáy và cực kỳ khó chịu.
3. Dành nhiều thời gian trên giường
Những người bệnh dành nhiều thời gian ở trên giường, ít hoạt động thể chất và không thay đổi tư thế thường xuyên, có thể khiến các lỗ chân lông bị tắc. Da và tế bào chết, dầu thừa cũng như bụi bẩn có thể tích tụ ở lỗ chân lông, dẫn đến tắc nghẽn và rôm sảy.
Rôm sảy ở người lớn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm, tuy nhiên thường phổ biến vào mùa hè, khi thời tiết nóng và ẩm. Bên cạnh đó, những người sống ở khu vực thời tiết mát mẻ và đi du lịch đến nơi có thời tiết nóng ẩm hoặc vùng nhiệt đới, cũng có thể bị rôm sảy.
Cách điều trị rôm sảy ở người lớn hiệu quả
Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy thường tự khỏi mà không cần điều trị. Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để cải thiện các triệu chứng rôm sảy ở người lớn, chẳng hạn như:
1. Dầu dừa và dầu tràm trà chữa rôm sảy
Kết hợp dầu dừa và tinh dầu tràm trà có thể loại bỏ tình trạng rôm sảy, nổi mề đay, mẩn ngứa ở người lớn. Theo các nghiên cứu, hỗn hợp này có đặc tính kháng khuẩn, chống lại các loại nấm, hỗ trợ giảm viêm và giảm đau liên quan đến các bệnh lý ngoài da.
Tinh dầu tràm trà cũng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh lý phát ban ngoài da, bởi vì tinh dầu này có các đặc tính chống nấm. Các nghiên cứu đã cho thấy, tinh dầu tràm trà có thể giúp điều trị các bệnh viêm da khác nhau, bao gồm cả rôm sảy.
Cách chữa rôm sảy với dầu dừa và tinh dầu tràm trà như sau:
- Sử dụng bốn muỗng canh dầu dừa và 6 – 8 giọt tinh dầu tràm trà.
- Nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp, sau đó thoa lên vùng da bị ảnh hưởng để làm dịu mẩn ngứa và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
- Thực hiện biện pháp hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Bạn có thể làm ấm dầu dừa trước khi sử dụng để tăng hiệu quả điều trị. Dầu dừa cũng giúp phục hồi da sau tổn thương, do đó có tác dụng phòng ngừa nhiều vấn đề ngoài da khác, chẳng hạn như bệnh chàm.
2. Tinh dầu chữa rôm sảy
Có nhiều loại tinh dầu có thể làm dịu da, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị tình trạng rôm sảy ở người lớn hiệu quả. Tuy nhiên không được sử dụng tinh dầu trực tiếp lên da, điều này có thể gây kích ứng. Luôn luôn trộn tinh dầu với các lợi dầu vận chuyển, như dầu dừa hoặc dầu ô liu.
Nói chung, bạn nên kết hợp một muỗng canh dầu dừa hoặc dầu ô liu với 2 – 3 giọt tinh dầu, sau đó thoa lên vùng da bệnh bằng một miếng bông.
Dưới đây là một số loại tinh dầu có tác dụng điều trị rôm sảy ở người lớn.
- Tinh dầu oải hương: Hoa oải hương là một loại tinh dầu tốt cho da, có thể điều trị rôm sảy, mề đay và các bệnh viêm da khác. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, khử trùng, kháng nấm, tinh dầu oải hương có thể giảm viêm, làm dịu da và hỗ trợ dưỡng ẩm.
- Tinh dầu hoa cúc: Hoa cúc là một loại thảo mộc được ứng dụng để làm trà thư giãn và hỗ trợ điều hóa. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa cúc có tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng, chống viêm, điều trị rôm sảy và nhiều dạng rối loạn da khác.
- Tinh dầu Calendula: Dầu Calendula có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng khuẩn và điều trị các triệu chứng liên quan đến rôm sảy ở người lớn. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại kem có chứa ít nhất 10 % calendula để điều trị rôm sảy.
3. Nha đam trị rôm sảy ở người lớn
Nha đam là một cách điều trị rôm sảy ở bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ em an toàn và hiệu quả. Phương pháp này có thể giảm ngứa, chống viêm và hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Cách dùng nha đam chữa rôm sảy như sau:
- Sử dụng một lá nha đam tươi, rửa sạch, cắt bỏ phần gai ở hai bên rìa lá. Sau đó cắt đôi lá nha đam để chiết xuất phần gel màu trắng bên trong.
- Thoa gel nha đam lên vùng da bị rôm sảy, để yên trong vài giờ sau đó rửa sạch với nước mát.
- Áp dụng biện pháp mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục trong vài ngày để cải thiện các triệu chứng.
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trộn một ít bột nghệ với gel nha đam. Chất curcumin trong nghệ có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành da.
4. Tắm với bột yến mạch
Bột yến mạch có thể giúp giảm viêm và làm sạch da. Bên cạnh đó, tắm với bột yến mạch cũng có thể điều trị phát ban, viêm da và đóng vảy trên da.
Cách tắm bột yến mạch cải thiện các triệu chứng rôm sảy ở người lớn như sau:
- Đổ nước ấm vào bồn tắm, thêm 1 – 2 cốc bột yến mạch.
- Khuấy đều nước và để yên trong vài phút.
- Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 20 phút.
- Trong khi tắm, có thể sử dụng bột yến mạch để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da rôm sảy.
- Tắm sạch lại với nước và vỗ nhẹ cho da khô.
5. Tắm lá đinh lăng chữa rôm sảy
Lá đinh lăng là một loại thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh lý ngoài da, chẳng hạn như rôm sảy, nổi mề đay mẩn ngứa hoặc viêm da cơ địa. Tắm nước lá đinh lăng có thể cải thiện tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp mồ hôi thoát ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa các triệu chứng rôm sảy.
Cách tắm nước lá đinh lăng điều trị rôm sảy ở người lớn như sau:
- Sử dụng một nắm lá đinh lăng, rửa sạch với nước, ngâm trong nước muối loãng với 15 phút.
- Cho lá đinh lăng vào ấm với khoảng 2 lít nước, đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
- Pha loãng nước đinh lăng, dùng tắm. Có thể dùng xác lá chà xác lên khu vực rôm sảy để tăng hiệu quả điều trị.
6. Thoa kem oxit kẽm
Kem oxit kém là một khoáng chất được sử dụng trong nhiều loại kem dưỡng da, kem chống nắng và sản phẩm trang điểm. Đặc tính của oxit kém có khả năng kháng khuẩn, khiến thành phần này được ứng dụng để điều trị các vấn đề kích ứng da, chẳng hạn như thuốc mỡ hoặc kem sát trùng.
Các loại kem thoa có chứa oxit kẽm được sử dụng để điều rôm sảy, phát ban, nổi mề đay, bỏng nhẹ hoặc nứt nẻ da. Kẽm oxit có thể làm dịu da, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây kích ứng, do đó có thể điều trị rôm sảy ở người lớn.
Kẽm oxit có sẵn ở dạng kem, kem dưỡng da, thuốc mỡ và nhiều dạng bào chế khác. Các sản phẩm này có thể tìm thấy ở các nhà thuốc mà không cần kê toa của bác sĩ.
7. Thuốc không kê đơn
Trong các trường hợp cần thiết, chẳng hạn như rôm sảy gây ngứa ngáy dữ dội hoặc đau đớn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để làm dịu da và điều trị rôm sảy. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Corticosteroid không kê đơn, chẳng hạn như kem hydrocortisone với liều lượng thấp.
- Thuốc mỡ có chứa lanolin khan.
- Thuốc kháng histamine dạng bôi hoặc uống.
Nếu bị nổi rôm sảy kèm sốt, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc hạ sốt như ibuprofen hoặc acetaminophen. Trao đổi với bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Phòng ngừa rôm sảy ở người lớn
Cách tốt nhất để phòng ngừa rôm sảy là giữ cơ thể thoáng mát, tránh khỏi các môi trường nóng ẩm và ra nhiều mô hôi. Có một số mẹo và lưu ý để phòng ngừa rôm sảy bao gồm:
- Mặc quần áo làm từ vải cotton hoặc các loại vải thoáng khí khác.
- Thường xuyên tắm nước mát nếu bạn sống ở khu vực có thời tiết nóng ẩm, nhiệt đới.
- Nếu môi trường sống quá nóng, hãy dành thời gian để ở nơi mát mẻ như trong máy lạnh hoặc trước quạt.
- Chọn khăn trải giường làm từ chất liệu mát mẻ như cotton hoặc vải lanh.
- Nếu tập thể dục ngoài trời, hãy chọn các loại quần áo có thể hút ẩm cũng như giúp da luôn thoáng khí.
- Đảm bảo thay quần áo ngay khi quần áo ướt hoặc đẫm mồ hôi.
- Uống đủ nước và uống nhiều hơn khi thời tiết nóng.
Rôm sảy ở người lớn có thể tự khỏi trong vài ngày đến một tuần. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc tồi tệ hơn, như nhiễm trùng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Lưu ý đến các dấu hiệu của cơ thể, chẳng hạn như nóng hoặc châm chích. Do chuyển đến nơi có nhiệt độ phù hợp hơn, mát mẻ hơn để tránh tình trạng rôm sảy cũng như kiệt sức do nhiệt. Đảm bảo luôn uống đủ nước, ngay khi sống ở khu vực mát mẻ.
Tham khảo thêm: