Trẻ bị rôm sảy là hiện tượng thường gặp khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Mặc dù vậy, tình trạng này có thể được điều trị khỏi trong thời gian ngắn nếu cha mẹ biết cách xử lý, chăm sóc da cho bé đúng cách.
Rôm sảy ở trẻ em là gì?
Rôm sảy là hiện tượng viêm và nổi nhiều nốt mẩn nhỏ màu hồng trên làn da của trẻ. Tình trạng này ảnh hưởng đến hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trong những ngày thời tiết nóng nực.
Trẻ bị rôm sảy thường xuyên phải chịu đựng những cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bé khó chịu, hay quấy khóc và ngủ không yên giấc. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, việc tìm ra cách điều trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả là mối bận tung chung của nhiều phụ huynh có con nhỏ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy
Tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rôm sảy ở trẻ em. Khi thời tiết nóng nực quá mức, nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Mồ hôi tiết ra nhiều kết hợp với bụi bẩn hay vi khuẩn khiến cho tuyến bị tắc nghẽn và vỡ ra, từ đó dẫn đến rôm sảy.
Ngoài ra, độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy. Bởi trong thời tiết như vậy, làn da khó bài tiết nên tuyến mồ hôi phải hoạt động quá sức dẫn đến rôm sảy.
Bên cạnh điều kiện thời tiết, một số yếu tố khác cũng có thể khiến tuyến mồ hôi của trẻ bị bít tắc. Bao gồm:
Đường dẫn ống mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị vỡ ra và làm mồ hôi bị tích tụ dưới da không thoát ra ngoài được.
Vệ sinh da bé không sạch sẽ, đúng cách khiến vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ nhiều gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi.
Cha mẹ ủ ấm con quá mức bằng cách mặc nhiều quần áo cho bé hoặc trẻ được mặc đồ bó sát. Điều này khiến da bị bí bách và tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra được.
Trẻ hiếu động, chạy nhảy liên tục khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi ứ đọng dưới da dẫn đến rôm sảy.
Triệu chứng nhận biết trẻ bị rôm sảy
Tình trạng rôm sảy ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề da liễu khác như viêm da cơ địa, dị ứng da… Cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây để nhận biết tình trạng rôm sảy khi còn mình gặp phải.
Da nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước nhỏ: Chúng có kích thước nhỏ li ti như đầu đinh, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Khu vực da bị nổi rôm sảy nhiều nhất là các nếp gấp ở cổ, khuỷu tay, đầu, ngực hay lưng… Nốt mẩn màu đỏ, hồng hoặc màu trắng sữa.
Đỏ da: Rôm sảy có thể mọc thành từng đám trên nền da đỏ. Một số trường hợp còn bị lở loét, làm mẻ trên da do nhiễm trùng.
Ngứa: Trẻ bị rôm sảy thường có cảm giác ngứa ngáy dữ dội ở khu vực bị ảnh hưởng. Điều này khiến bé khó chịu và có thể phản ứng lại bằng cách dùng tay cào gãi lên da, quấy khóc, khó ngủ, hay tỉnh giấc khi ngủ, mất ngủ hoặc không chịu ăn.
Bên cạnh các triệu chứng trên, trẻ bị rôm sảy còn xuất hiện các dấu hiệu khác tùy theo thể bệnh mắc phải.
Các loại rôm sảy ở trẻ
Chứng rôm sảy ở trẻ được chia thành các dạng chính như sau:
Rôm sảy dạng gai (Miliaria Ruba)
Đây là loại phổ biến nhất.
Ống dẫn mồ hôi có dấu hiệu viêm đỏ
Da xuất hiện các nốt sưng nhỏ, xung quanh có quầng đỏ
Khu vực chịu ảnh hưởng chủ yếu là những vùng da có nếp gấp.
Rôm sảy tinh thể (Miliaria Crystallina)
Các triệu chứng xuất hiện khi ống mồ hôi bị tắc, vỡ.
Tuyến mồ hôi không bị viêm
Nổi mụn nước nhưng không đỏ. Chúng xuất hiện chủ yếu ở vùng cổ, đầu hay ngực.
Rôm sảy mủ (Miliaria Pustulosa):
Trẻ bị rôm sảy kèm theo tình trạng nhiễm trùng ngoài ban nhiệt.
Da nổi nhiều nốt sưng được bao quanh bởi vùng da đỏ. Nốt sưng có thể chảy mủ vàng.
Sốt hoặc không sốt.
Rôm sảy sâu (Miliaria Profunda):
Rôm sảy sâu ít gặp hơn so với các loại khác
Các nốt ban nhiệt ăn sâu vào da do ảnh hưởng đến lớp hạ bì.
Trẻ bị rôm sảy tái phát ban nhiệt thường bị dạng này.
Trẻ bị rôm sảy có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, hiện tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên khi các bé bị rôm sảy, cảm giác ngứa ngáy khó chịu sẽ khiến trẻ hay quấy khóc và ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần và sức khỏe của các bé.
Đối với trường hợp rôm sảy ở trẻ lớn hơn, cảm giác ngứa ngáy sẽ khiến bé không thể tự chủ mà thường xuyên dùng tay cào gãi mạnh vào da để thỏa mãn cơn ngứa. Điều này làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, lở loét và để lại sẹo sâu trên da.
Nghiêm trọng hơn, trẻ bị rôm sảy nặng còn có thể phải đối mặt với các biến chứng khác như:
Chính vì vậy, nếu bố mẹ nhận thấy những dấu hiệu rôm sảy ở con mình thì cần tìm cách xử trí từ sớm để bé cảm thấy dễ chịu và không gặp phải các di chứng xấu.
Cách điều trị rôm sảy cho trẻ em an toàn
Đa phần các triệu chứng rôm sảy ở trẻ em sẽ tự hết sau vài ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ cần được điều trị. Cha mẹ có thể trị rôm sảy cho con bằng những cách sau:
1. Vệ sinh da cho bé sạch sẽ, đúng cách
Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc da đúng cách để giảm nhẹ cơn ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu liên quan, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của những nốt rôm mới trên da. Theo đó mẹ nên giữ gìn vệ sinh da cho bé bằng cách tắm rửa cho con thường xuyên. Sử dụng nước mát hoặc nước ấm có nhiệt độ vừa phải để tắm cho trẻ. Tránh tắm bằng nước quá nóng khiến da bị mất nước và ngứa ngáy nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, cần chú ý các vấn đề sau:
Lau khô da và thay quần áo cho bé khi trẻ ra nhiều mồ hôi
Lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ, chứa chiết xuất từ thiên nhiên và không chứa chất tẩy để vệ sinh da cho trẻ.
Khi tắm cho bé chỉ nên dùng khăn mềm kỳ rửa nhẹ nhàng.
Không để trẻ dùng tay gãi ngứa nhiều khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng.
Cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, chất liệu mỏng nhẹ và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Mặc quần áo bó sát hoặc có chất liệu thô, cứng sẽ làm khiến da bé bị có sát, bí bách và tăng tiết mồ hôi, từ đó khiến tình trạng rôm sảy càng trở nên nghiêm trọng.
Tránh thoa kem dưỡng hay các sản phẩm chăm sóc da cho bé khi các nốt rôm sảy lặn hoàn toàn.
2. Chườm khăn mát chữa rôm sảy cho trẻ
Chườm khăn mát là một cách trị rôm sảy cho trẻ tại nhà đơn giản. Nước mát có tác dụng xoa dịu kích ứng, giảm ngứa rát da và cải thiện tình trạng viêm đỏ trên da, giúp bé dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
Nhúng một cái khăn sữa hoặc khăn mềm vào trong nước lạnh
Vắt khăn cho ráo nước rồi đắp lên vùng da trẻ bị rôm sảy.
Lặp lại vài lần trong ngày, mỗi lần để từ 5 – 10 phút. Chườm lạnh sẽ giúp cơn ngứa trên da bé được xoa dịu tức thì.
3. Mẹo trị rôm sảy cho trẻ nhỏ bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có hàm lượng EGCG cao. Chất này hoạt động bằng cách chống oxy hóa, diệt khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa. Ngoài ra, các thành phần vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong lá trà còn có tác dụng làm mát và kích thích tái tạo các tế bào da mới thay thế cho các mô bị tổn thương trên da.
Cách sử dụng:
Dùng 1 nắm lá trà tươi rửa sạch, vò nát
Đun sôi 2 lít nước và cho lá trà cùng với 1 thìa muối ăn vào
Nấu thêm khoảng 5 phút cho các hoạt chất trong lá trà tiết hết ra nước.
Chờ cho nước nguội, lấy tắm rửa hoặc vệ sinh da cho bé
Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi rôm sảy lặn hết.
4. Bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ bằng lá khế
Trong dân gian, lá khế cũng được sử dụng rộng rãi để làm thuốc điều trị cho trẻ bị rôm sảy. Trong lá chứa nhiều hoạt chất quý có đặc tính sát trùng, tiêu viêm tự nhiên. Sử dụng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra, giúp làn da của trẻ khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, một ít muối
Rửa sạch lá, để ráo nước
Tiếp theo, mẹ bắc nồi lên bếp, đun sôi 2 lít nước rồi cho lá khế và muối vào
Đun nước cho sôi trở lại khoảng 5 phút là được
Đổ nước lá khế vừa nấu ra chậu, pha thêm vào một ít nước lạnh cho hơi âm ấm là được.
Dùng khăn sữa thấm nước lá lau rửa vùng da bị rôm sảy của bé mỗi ngày 3 – 4 lần. Trường hợp bé bị nổi rôm ở nhiều vị trí hoặc bị rôm sảy toàn thân, mẹ hãy lấy nước vừa nấu tắm gội cho con.
5. Điều trị rôm sảy cho bé bằng rau sam
Rau sam là loại cây mọc hoang ở các khu đất trống hay ven đường đi. Cây vừa được dùng làm thực phẩm, vừa là phương thuốc tự nhiên giúp chữa rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, tiêu chảy, ho lâu ngày và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Khi sử dụng, các hoạt chất trong cây rau sam sẽ phát huy tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, tiêu độc, giảm ngứa và làm mát da. Chính vì vậy, khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ có thể tận dụng ngay loại cây này để khắc phục các dấu hiệu khó chịu cho con yêu của mình.
Cách sử dụng:
Mẹ hái 1 nắm rau về rửa sạch. Ngâm rau vào nước muối pha loãng để tiêu diệt hết vi khuẩn và ký sinh trùng nếu có.
Bỏ rau vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt rồi pha vào nước ấm tắm rửa cho bé.
Áp dụng cách này mỗi ngày cho đến khi trẻ hết rôm sảy.
6. Cây cỏ mần trầu trị rôm sảy cho trẻ
Cỏ mần trầu được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Thảo dược này có tác dụng giảm ho, hạ sốt, ngứa da, đái dầm, nổi mẩn ngứa khắp người và cả chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Cách sử dụng:
Rửa sạch cây cỏ mần trầu
Bỏ vào nồi nấu sôi với 2 – 3 lít nước trong 10 phút.
Sau đó mẹ lấy nước vừa nấu pha loãng với một ít nước lạnh hoặc chờ cho nguội bớt rồi dùng tắm cho trẻ mỗi ngày.
Trẻ bị rôm sảy khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng rôm sảy của trẻ ngày càng nghiêm trọng, da bé có dấu hiệu nhiễm trùng và không đáp ứng được với các mẹo trị bệnh tự nhiên, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Việc điều trị đúng cách và khoa học sẽ giúp tránh được nhiều di chứng nặng nề cho làn da của bé.
Các loại thuốc trị rôm sảy cho trẻ em thường được sử dụng chủ yếu là kem bôi có tác dụng tại chỗ. Chẳng hạn như:
Calamine
Anhydrous lanolin
Bepanthen
Hydrocortisone…
Thuốc trị rôm sảy cho bé được sử dụng nhằm mục đích làm dịu da, giảm ngứa, kháng khuẩn, dưỡng ẩm và kích thích tái tạo da… Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ càng trước khi kê đơn thuốc điều trị cho trẻ. Cha mẹ cần tránh lạm dụng các loại thuốc chứa corticoid bừa bãi dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho con.
Cách phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em
Trẻ bị rôm sảy có thể được điều trị khỏi nhưng tình trạng này rất dễ tái phát trở lại, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng nực hoặc da bé đổ nhiều mồ hôi. Để phòng ngừa rôm sảy cho bé, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, phù hợp với thời tiết. Vào mùa nóng, mẹ nên lựa chọn trang phục có chất liệu bằng cotton mát mẻ và có khả năng thấm hút mồ hôi cao để da bé được thoáng khí, qua đó ngăn ngừa hiện tượng bít tắc tuyến mồ hôi – nguyên nhân dẫn đến rôm sảy.
Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có gốc dầu cho bé khiến lỗ chân lông cũng như tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.
Lựa chọn các loại sữa tắm chứa thành phần thiên nhiên lành tính và an toàn, không gây kích ứng cho da trẻ và giúp hàng rào bảo vệ da luôn hoạt động hiệu quả.
Tăng lượng chất lỏng bổ sung cho bé để thanh lọc, giải độc cho da và ổn định hoạt động của tuyến mồ hôi.
Đối với các trẻ trong độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho bé dùng thêm rau xanh, nước ép trái cây, nhất là các thực phẩm giàu vitamin C. Chúng có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho da, ngăn ngừa và đẩy nhanh hiệu quả điều trị khi trẻ bị rôm sảy.
Một số thực phẩm có thể giúp hỗ trợ giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra. Vậy trẻ bị rôm sảy nên ăn gì? Cùng điểm qua danh sách những thực phẩm...
Tắm nước lá là cách trị rôm sảy đơn giản, an toàn và ít tốn kém. Các loại lá tắm đa phần đều lành tính nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp...
Rôm sảy là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nhưng thường...
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…
Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.
Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám, điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.
Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...
Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.
Nhờ có chuyên môn vững vàng, bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng có cơ hội làm việc ở nhiều đơn vị y tế uy tín theo đúng chuyên ngành mà ông mong muốn như: Bệnh viện Quân y 7A thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện FV…Đến nay bác sĩ Hoàng đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Da liễu. Bác sĩ thường xuyên đảm nhận khám và các vấn đề da liễu như:Nhiễm nấm ngoài da, nấm da đầu; Bệnh nấm móng, móng tay dễ gãy; Bệnh viêm lỗ chân lông, lông mọc ngược; Bệnh rụng tóc, tóc bạc sớm; Các bệnh lý ở niêm mạc miệng, lưỡi; Trị mụn thịt, mụn cóc; Chữa tàn nhang, nám da, sạm da; Các bệnh có khả năng lây truyền cho người khác khi quan hệ tình dục như: Bệnh lậu, giang mang, nhiễm Herpes sinh dục, sùi mào gà..Điều trị mụn trứng cá và sẹo thâm sau mụn; Làm mờ sẹo lồi do tai nạn, bỏng hay do sinh mổ; Điều trị bệnh Eczema; Bên cạnh đó bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng còn có chuyên môn sâu trong phẫu thuật tạo hình & thẩm mỹ- Dị ứng; Miễn dịch – Da liễu Nhi – Bệnh học Da liễu.
Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
Da liễu
Bệnh viện công lập
Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.