Trị Mụn Cóc Bằng Hành Tím

Tác giả: Cập nhật: 11:30 am , 27/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Trị mụn cóc bằng hành tím là một trong những cách chữa bệnh bằng nguyên liệu thiên nhiên đơn giản, tiết kiệm. Phương pháp này có thực sự xóa được mọi sẹo thâm do mụn cóc để lại và hiệu quả như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dùng cũng như cơ chế hoạt động của hành tím trong điều trị mụn cóc và xóa sẹo thâm.

Tại sao lại dùng hành tím để trị mụn cóc?

Mụn cóc là tình trạng bệnh lý ngoài da phổ biến, thường gặp. Biểu hiện của bệnh là những cục mụn màu xám, cứng, sần sùi trồi lên hoặc ẩn sâu dưới da. Mụn cóc ở chân, mụn cóc ở tay thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Nguyên nhân bị mụn cóc là do virus HPV gây ra. Mụn cóc có thể xuất hiện khi thường xuyên bị trầy xước chân tay, có sự tiếp xúc da với môi trường tồn tại virus HPV hoặc lây trực tiếp từ người có mầm mống bệnh…

Mụn cóc có thể lây lan ở bất kỳ đâu trên cơ thể con người
Mụn cóc có thể lây lan ở bất kỳ đâu trên cơ thể con người

Hiện nay, trong y học hiện đại và dân gian đều có nhiều phương pháp để điều trị mụn cóc. Chữa mụn cóc bằng dân gian được nhiều người lựa chọn, vì phù hợp để điều trị cho trẻ nhỏ và có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Trong số các nguyên liệu quen thuộc thì trị mụn cóc bằng hành tím là cách làm đơn giản, tiết kiệm mang lại hiệu quả vô cùng bất ngờ.

Hành tím là loại rau củ gia vị rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Ngoài tác dụng làm món ăn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn hành tím còn được sử dụng như một vị thuốc để chữa bệnh.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong hành tím có chứa nhiều chất chống oxy hóa, lưu huỳnh, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt khả năng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng tốt cho lợi tiểu và trị tiêu chảy, giảm đường huyết, hạ huyết áp.

Theo Đông y, hành tím có vị ngọt, cay nhẹ, hơi chát, tính ôn, có tác dụng nhuận tràng, lưu thông khí huyết dạ dày, tốt cho lá lách, thường được dùng để trừ phong hàn, có thể được sử dụng để giải độc, làm đẹp da. Nhờ vậy mà hành tím có tác dụng rất tốt với việc điều trị các bệnh về da, tình trạng mụn nhọt. 

Thành phần lưu huỳnh trong hành tím có tác dụng kiểm soát mức độ viêm nhiễm, cản trở sự phát triển của virus HPV gây bệnh, làm tăng miễn dịch cơ thể, không cho virus có cơ hội lây lan rộng. Từ đó giúp tiêu diệt tận gốc mầm mống gây bệnh.

Hướng dẫn cách trị mụn cóc bằng hành tím

Trị mụn cóc bằng củ hành tím khiến mụn cóc teo lại và rụng đi an toàn, nhanh chóng. Cách chữa này không gây ra bất kỳ đau đớn hay bỏng rát nào với da. Phương pháp này dễ chịu hơn nhiều so với việc làm tiểu phẫu cắt bỏ mụn cóc hay đốt điện hoặc chấm nito lỏng.

Trị mụn cóc bằng hành tím được nhiều người sử dụng, do trong hành tím có những thành phần giúp ức chế, tiêu diệt mụn cóc đáng ghét
Trị mụn cóc bằng hành tím được nhiều người sử dụng, do trong hành tím có những thành phần giúp ức chế, tiêu diệt mụn cóc đáng ghét

Để sử dụng hành tím trị mụn cóc bạn có thể làm theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách trị mụn cóc bằng hành tím được nhiều người áp dụng:

1. Giã nát hành tím và đắp trực tiếp vào mụn cóc

Chuẩn bị:

  • 1 đến 2 củ hành tím (tùy vào tình trạng bệnh mụn nhiều hay ít để chuẩn bị số lượng hành phù hợp).
  • Khăn bông mềm
  • Nước muối ấm pha loãng
  • Đá chà chân hoặc bàn chải
  • Băng gạc

Cách làm:

  • Đầu tiên bạn chỉ cần ngâm vùng da mụn cóc vào nước muối ấm đã được pha loãng trong thời gian từ 15 đến 20 phút.
  • Dùng khăn bông mềm lau khô vùng da có mụn xuất hiện, lấy bàn chải chà nhẹ tế bào chết trên da để giúp mụn cóc đỡ dày.
  • Giã nát hành tím rồi đắp lên mụn cóc. Dùng băng gạc cố định lại và để nguyên đến sáng hôm sau.
  • Thực hiện cách này liên tục hàng ngày trong khoảng 10 ngày để mang về hiệu quả.

2. Trị mụn cóc bằng hành tím trộn cùng thuốc aspirin

Aspirin là thuốc có tác dụng chính là hạ sốt, giảm đau, tiêu sưng đồng thời ngăn chặn một số virus không thể tiếp tục xâm nhập vào cơ thể con người. Chính vì thế ở cách trị mụn cóc bằng hành tím này, việc kết hợp cùng thuốc aspirin sẽ hỗ trợ tối đa giảm sưng viêm do virus HPV gây nên giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu: 

  • 1 củ hành tím
  • 1 viên thuốc aspirin
Trị mụn cóc bằng hành tím trộn aspirin
Trị mụn cóc bằng hành tím trộn aspirin

Cách dùng: 

  • Hành tím thái lát, thuốc aspirin nghiền thành bột mịn.
  • Trộn hành tím đã thái mỏng cùng bột thuốc, thêm một chút nước thành dạng hỗn hợp.
  • Rửa sạch vùng da bị mụn cóc để và bôi hỗn hợp lên vùng mụn cóc. Sử dụng băng gạc để cố định hành tím. Giữ nguyên trong vài giờ, sau đó rửa sạch lại vùng da bị mụn.

Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần vào buổi tối để cho hiệu quả đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Kiên trì thực hiện từ 7 đến 10 ngày để thấy được kết quả. Nếu như vùng mụn to hơn, mọc dày hơn thì cách trị mụn cóc bằng hành tím này có thể sẽ kéo dài hơn vài ngày tiếp theo.

3. Bôi nước ép hành tím vào vùng da mụn cóc

Một trong những cách trị mụn cóc bằng hành tím được nhiều người áp dụng đó là bôi nước ép hành tím lên vùng da bị mụn cóc. Cách làm này thường sẽ có tác dụng nhanh chóng nhưng khiến bạn có thể đau đớn và chảy máu.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn cần ép hành hoặc giã nhỏ hành và chắt lấy nước cốt.
  • Dùng dao đã được khử trùng tuyệt đối nạo bỏ đi lớp da bên ngoài của mụn cóc, cắt đi những vùng da bị bị biến đổi do virus HPV.
  • Dùng nước ép hành này thoa trực tiếp vào các vùng da hở có mụn cóc vừa được cắt nạo.
  • Rửa sạch lại bằng nước, tiếp tục cố định lại với hành tím thái lát nhỏ.

Trong 1 đến 2 ngày đầu, vùng mụn cóc sẽ nhức và đau hơn nhưng bạn không nên lo lắng bởi vì lúc này là do tính sát khuẩn và diệt khuẩn của hành tím đang phát huy tác dụng.

Mặc dù hành tím có tác dụng rất tốt, lành tính trong chữa bệnh mụn cóc. Nhưng để an toàn nhất bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để nghe lời khuyên từ bác sĩ, tránh tình trạng bội nhiễm và nhiễm trùng khi sử dụng hành không đúng cách.

Trị mụn cóc bằng hành tím và những lưu ý khi chữa bệnh

Mụn cóc là căn bệnh khá phổ biến và rất dễ tái phát lại nhiều lần nếu không được điều trị triệt để. Việc gặp lại bệnh khiến bạn đau đớn, khó chịu, ngại ngần khi phải đến các cơ sở y tế để khám và tiêu diệt mụn. Vì vậy để an toàn người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi trị mụn cóc bằng hành tím
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi trị mụn cóc bằng hành tím
  • Trước khi trị mụn cóc bằng hành tím người bệnh cần đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn khi điều trị bệnh bằng phương pháp này. Với cách rạch vết thương và thoa nước ép hành tím cần phải làm cẩn thận tuyệt đối. Nếu không rất dễ bị nhiễm trùng vết thương.
  • Để giảm nguy cơ bị nhiễm virus HPV và bệnh mụn cóc, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, mang dép thường xuyên thì cần chà rửa bàn chân, bàn tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Tuyệt đối không mang chung giầy dép với người đang bị mụn cóc.
  • Không tắm, bơi lội ở những bể bơi công cộng, vùng nước bẩn vì đây là những nơi tiềm ẩn nhiều bệnh về da liễu.

Như vậy, trên đây là những cách trị mụn cóc bằng hành tím mang lại những kết quả khả quan cho bạn. Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp này hay bất cứ cách chữa dân gian nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế để việc điều trị được an toàn hơn.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Tổng hợp các cách trị mụn cóc cho hiệu quả tốt hiện nay

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Trị mụn cóc bằng nước miếng là phương pháp dân gian nghe có vẻ không hợp lý, nhưng quả thực nó mang lại những hiệu quả khá tuyệt vời. Để hiểu hơn về công dụng và cơ chế tác động...
    Hỏi: Mụn cóc có lây không và nguy hiểm như thế nào đối với người bị bệnh? Em bị mụn cóc ở tay mấy tháng nay, em làm rất nhiều cách nhưng mụn vẫn không hết. Nếu có thể lây...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 479 - Đường Lương Ngọc Quyến - TP Thái Nguyên.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thái Nguyên hay Khoa Da liễu - Bệnh viện viện Đa khoa Thái Nguyên là một địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh da liễu chất lượng của tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 100 giường bệnh
    • 144 Quang Trung, P. Quang Trung, Thành phố Hải Dương, Hải Dương.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hải Dương, tên đầy đủ là Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương. Đây là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II về khám chữa da và mắt tại địa bàn tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan