Cách Trị Mụn Cóc Ở Chân Tại Nhà
Áp dụng các cách trị mụn cóc ở chân tại nhà có thể loại bỏ u nhú và ngăn ngừa tình trạng lây lan rộng. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả nếu áp dụng đúng cách và kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Có nên trị mụn cóc ở chân tại nhà?
Mụn cóc là một trong những bệnh da liễu lành tính. Bệnh lý này đặc trưng bởi các u nhú xuất hiện ở trên da do nhiễm HPV (Human Papilloma Virus). Thực tế, các u nhú do mụn cóc hầu như không gây ngứa ngáy và ít đau. Tuy nhiên, mụn cóc ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ, ngoại hình và có nguy cơ lây nhiễm cao. Chính vì vậy, cần phải điều trị mụn cóc dứt điểm để thoải mái và tự tin hơn khi sinh hoạt.
Mụn cóc ở chân thường mọc ở các ngón, vùng da xung quanh móng hoặc dưới lòng bàn chân. So với những vị trí khác, mụn cóc nổi ở chân thường gây đau và có thể bị chảy máu do áp lực từ trọng lượng cơ thể. Do đó, nên điều trị sớm, tránh để mụn cóc lớn dần lên gây tổn thương da, đau nhức và khó khăn khi đi lại.
Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng một số cách trị mụn cóc tại nhà. Ưu điểm của các biện pháp này là an toàn, ít tác dụng phụ, có thể loại bỏ virus cùng với các u nhú trên da.
Tuy nhiên, nếu mụn cóc đã lây lan và có kích thước lớn, các biện pháp tại nhà chỉ có vai trò hỗ trợ. Trong trường hợp này, phải sử dụng thuốc và can thiệp các thủ thuật xâm lấn để điều trị tình trạng dứt điểm. Dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mụn cóc dai dẳng sẽ trở nên khó điều trị và gây đau, chảy máu khi đi lại. Ngoài ra, một số trường hợp có thể bị nổi mụn cóc trên diện rộng khiến những người xung quanh ngại tiếp xúc và gần gũi.
10 Cách trị mụn cóc ở chân tại nhà hiệu quả, an toàn
Có khá nhiều cách trị mụn cóc ở chân tại nhà. Dưới đây là 10 cách thông dụng bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cho mình cách phù hợp:
1. Ngâm nước ấm
Khi mới xuất hiện mụn cóc ở lòng bàn chân, bạn có thể ngâm với nước ấm để làm mềm và loại bỏ các u nhú. Về bản chất, mụn cóc hình thành do sự tăng sinh lành tính của tế bào thượng bì. Do đó, nên ngâm nước ấm để làm mềm da chết, từ đó dễ dàng loại bỏ u nhú và các vết chai sần trên da.
Mỗi lần nên ngâm từ 30 – 45 phút, tuần ngâm đều đặn 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt. Khi ngâm, có thể cho thêm vào một ít muối biển nhằm sát trùng và kháng khuẩn. Sau khi u nhú mềm, có thể chà nhẹ để loại bỏ tế bào chết.
Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều người, ngâm nước ấm giúp loại bỏ u nhú khá nhanh. Tuy nhiên, nên kết hợp với sử dụng thuốc bôi ngoài để tiêu diệt virus. Có như vậy mới có thể loại bỏ u nhú hoàn toàn và hạn chế được tình trạng tái phát.
2. Dùng tỏi trị mụn cóc ở chân tại nhà
Dùng tỏi trị mụn cóc ở chân tại nhà là mẹo khá đơn giản và dễ thực hiện. Tỏi chứa hoạt chất lưu huỳnh có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn, từ đó ngăn chặn được tình trạng bội nhiễm ở vùng da nổi u nhú. Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật có trong tỏi như allicine, azone, diallyl-trisulfide, diallyl disulfide,… đã được chứng minh có hiệu quả loại bỏ tế bào sừng và hỗ trợ điều trị mụn cóc, hạt cơm.
Với khả năng kháng khuẩn và tẩy tế bào chết, cách trị từ tỏi được đánh giá mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị mụn cóc. Do đó, nếu mụn cóc chỉ mới xuất hiện, bạn có thể thử cách này trước khi can thiệp các phương pháp xâm lấn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Cắt mỏng tỏi và đắp trực tiếp lên mụn cóc. Sau đó, có thể dùng băng keo dán cố định để hoạt chất trong tỏi phát huy tác dụng tốt nhất. Nên thực hiện mỗi ngày hoặc thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
- Cách 2: Giã nát vài tép tỏi, sau đó lấy nước thoa trực tiếp lên các nốt mụn cóc. Nên đợi cho nước tỏi khô, sau đó thoa thêm vài lớp để tăng hiệu quả. Sau khoảng 30 phút, rửa lại với nước ấm và chà nhẹ nhàng để loại bỏ các u nhú, tế bào chết.
3. Chà xát lá tía tô – Cách trị mụn cóc ở chân tại nhà đơn giản
Chà xát lá tía tô là cách trị mụn cóc, mụn cơm tại nhà an toàn và dễ thực hiện. Mẹo chữa này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và hiện nay vẫn được áp dụng khá phổ biến. Lá tía tô mang lại hiệu quả trong việc trị mụn cóc là nhờ có chứa hoạt chất Perillaldehyde và Limonene có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus HPV.
Thông qua cơ chế này, lá tía tô giúp loại bỏ u nhú và ngăn mụn cóc lây lan. Tía tô là loại rau ăn nên có độ an toàn, lành tính cao. Trong trường hợp mụn cóc mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng cách chà xát lá tía tô trực tiếp lên da.
Hướng dẫn cách trị mụn cóc ở chân tại nhà bằng lá tía tô:
- Rửa sạch một nắm lá tía tô và giã nát
- Ngâm chân với nước ấm và dùng khăn sạch lau khô
- Sau đó, dùng tía tô đắp lên mụn cóc và dùng băng dính cố định chỗ đắp
- Nên làm trước khi đi ngủ và để qua đêm, sau đó rửa lại vào sáng hôm sau
- Thực hiện đều đặn hằng ngày cho đến khi mụn cóc se nhỏ và biến mất hoàn toàn
4. Loại bỏ mụn cóc bằng vỏ chuối
Ngoài cách dùng tỏi và lá tía tô, bạn có thể tận dụng vỏ chuối để đánh bay mụn cóc ở chân ngay tại nhà. Mủ trong vỏ chuối có tác dụng kháng virus, chống nấm và chống khuẩn nên có thể ngăn ngừa viêm nhiễm và làm teo mụn cóc dần theo thời gian.
Bên cạnh đó, vỏ chuối còn chứa nhiều khoáng chất có tác dụng phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo. Nếu kiên trì cách trị bằng vỏ chuối, các nốt mụn cóc ở lòng bàn chân sẽ thuyên giảm dần theo thời gian.
Cách thực hiện:
- Ngâm chân với nước ấm trong 20 phút để mụn cóc mềm
- Sau đó, dùng khăn lau khô và quấn hoặc đắp vỏ chuối lên da (đắp phần bên trong của vỏ chuối)
- Dùng băng keo cố định lại và giữ nguyên trong suốt thời gian ngủ
- Rửa lại vào sáng hôm sau và tiếp tục lặp lại 1 lần/ ngày trong thời gian dài để đạt kết quả tốt nhất
5. Dùng giấm táo
Tương tự như tỏi và lá tía tô, giấm táo là nguyên liệu có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn tốt. Chính vì vậy, không ít người tận dụng giấm táo để điều trị mụn cóc ở chân. Cách này sử dụng nguyên liệu tự nhiên, lành tính nên có thể thực hiện tại nhà và áp dụng hằng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Axit acetic trong giấm táo có tác dụng kháng virus nên có thể ngăn chặn sự phát triển của virus HPV. Ngoài ra, loại axit này cũng giúp tẩy tế bào chết và loại bỏ phần nào sự tăng sinh thượng bì ở các u nhú. Kết hợp cách trị mụn cóc bằng giấm táo với sử dụng thuốc sẽ mang lại kết quả tốt và hạn chế được tình trạng tái phát.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch chân và lau khô bằng khăn sạch
- Sau đó, dùng tăm bông chấm giấm táo và thoa lên mụn cóc
- Hoặc dùng tăm bông thấm giấm táo, sau đó dùng băng dính cố định lên mụn cóc để qua đêm. Tháo bỏ vào sáng hôm sau và rửa sạch chân
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để đạt kết quả tốt nhất
Trong trường hợp bị rát khi áp dụng cách này, bạn có thể hòa loãng giấm táo với nước ấm. Sau đó, dùng ngâm chân trong 20 – 30 phút để sát trùng và tẩy tế bào chết. Cách này có hiệu quả điều trị mụn cóc, đồng thời ngăn ngừa nhiễm nấm kẽ và nấm móng khá tốt.
6. Trị mụn cóc ở chân bằng gel nha đam
Gel nha đam thường được sử dụng để dưỡng ẩm và làm dịu da bị kích ứng, cháy nắng. Ít người biết ngoài tác dụng chăm sóc da, nha đam còn có hiệu quả điều trị mụn cóc. Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể thử cách trị mụn cóc ở chân bằng nha đam.
Axit malic trong nha đam có đặc tính tẩy tế bào chết và bào mòn. Chính vì vậy, kiên trì thoa gel nha đam lên vùng da bị mụn cóc sẽ giúp loại bỏ các u nhú. Ưu điểm của công thức từ nha đam là không gây kích ứng hay khô da. Ngược lại, nha đam còn cung cấp các thành phần dưỡng ẩm giúp làm mềm và dịu da hiệu quả.
Cách dùng nha đam trị mụn cóc ở chân đơn giản tại nhà:
- Sử dụng nha đam tươi, rửa sạch, sau đó gọt vỏ và lấy phần gel trong suốt
- Rửa sạch vùng da cần điều trị
- Thoa nha đam lên da và để cho gel nha đam thấm hoàn toàn
- Thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi mụn cóc thuyên giảm hoàn toàn
7. Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà thường được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu thường gặp như mụn trứng cá, bệnh ghẻ, côn trùng cắn, dị ứng da, mề đay và mụn cóc. Tinh dầu này có đặc tính kháng virus nên có thể ngăn chặn sự phát triển của virus HPV. Thông qua cơ chế trên, tinh dầu tràm trà có thể cải thiện tình trạng mụn cóc ở chân và ngăn ngừa tình trạng lây lan.
Ngoài ra, nhờ có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn mạnh nên sử dụng tinh dầu tràm trà còn giúp ngăn ngừa bội nhiễm vùng da nổi mụn cóc. Vì vậy, những người bị mụn cóc ở chân mức độ nhẹ có thể áp dụng thử cách này.
Hướng dẫn cách dùng tinh dầu tràm trà trị mụn cóc ở chân ngay tại nhà:
- Rửa sạch vùng da cần điều trị và dùng khăn sạch lau khô da
- Chấm trực tiếp tinh dầu tràm trà lên các nốt mụn cóc
- Để qua đêm và rửa lại với nước ấm vào sáng hôm sau
- Kiên trì thực hiện 1 lần/ ngày trong một thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt
Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa tinh dầu tràm trà với nước ấm và ngâm chân từ 15 – 20 phút hằng ngày. Cách này sẽ cho hiệu quả chậm hơn nhưng ít gây kích ứng và đỏ rát da.
8. Sử dụng khoai tây trị mụn cóc tại nhà
Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể tận dụng củ khoai tây có trong căn bếp để điều trị mụn cóc ở chân. Khoai tây chứa các thành phần có tác dụng làm mềm tế bào sừng và ức chế sự tăng sinh tế bào thượng bì. Thông qua cơ chế này, khoai tây giúp ngăn sự phát triển của mụn cóc và có thể loại bỏ các nốt mụn cóc có kích thước nhỏ.
Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất trong khoai tây còn giúp làm mềm da, dưỡng ẩm và ngăn ngừa thâm sẹo. Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều người, áp dụng cách trị bằng khoai tây sau khi ngâm nước ấm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch vùng da cần điều trị và lau khô
- Thái mỏng khoai tây, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da nổi mụn cóc
- Có thể dùng băng dính cố định rồi để qua đêm
- Gỡ bỏ vào sáng hôm sau và rửa lại với nước ấm
- Kiên trì thực hiện 1 lần/ ngày trong thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt
9. Dùng thuốc giảm đau Aspirin
Thuốc giảm đau Aspirin thường được dùng để điều trị đau đầu, sốt và đau do các bệnh cơ xương khớp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tận dụng loại thuốc giảm đau không kê toa này để điều trị mụn cóc.
Thành phần chính của Aspirin là axit salicylic – một loại BHA có tác dụng tẩy tế bào chết và bạt sừng. Do đó, nếu có sẵn loại thuốc này tại nhà, bạn có thể tận dụng để trị mụn cóc ở chân. Chỉ sau khoảng vài ngày, tình trạng u nhú ở chân sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cách dùng Aspirin trị mụn cóc ở chân ngay tại nhà:
- Chuẩn bị 1 viên Aspirin, sau đó đem nghiền nát và trộn với một ít nước
- Rửa sạch vùng da cần điều trị và thoa thuốc lên nốt mụn cóc
- Sử dụng băng keo để cố định, để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau
- Thực hiện 1 lần/ ngày để nhận thấy cải thiện rõ rệt
10. Sử dụng thuốc không kê toa
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh mụn cóc là do nhiễm virus HPV. Do đó, bắt buộc phải sử dụng thuốc để có thể loại bỏ virus và u nhú trên da một cách triệt để. Nếu chỉ áp dụng các biện pháp bằng nguyên liệu tự nhiên, u nhú có thể biến mất nhưng sau đó lại tái phát và lan rộng hơn.
Trong trường hợp mụn cóc ở chân có mức độ nhẹ, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê toa như:
- Cồn BSI: Cồn BSI chứa thành phần chính là Ethanol 96% cùng với Acid Benzoic và Acid salicylic. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhẹ, ngăn chặn sự phát triển của virus và loại bỏ u nhú thông qua cơ chế tẩy tế bào chết. Để trị mụn cóc ở chân, nên sử dụng cồn BSI 2 – 3 lần/ ngày.
- Axit Trichloroacetic: Ngoài cồn BSI, bạn cũng có thể dùng Axit Trichloroacetic để trị mụn cóc ở chân. Loại thuốc này có thể ức chế sự phát triển của virus HPV, qua đó cải thiện tình trạng u nhú và ngăn mụn cóc tái phát. Chấm thuốc trực tiếp lên nốt mụn cơm từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi tình trạng thuyên giảm hoàn toàn.
Ngoài các loại thuốc trên, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc trị mụn cóc ở chân khác. Hầu hết các loại thuốc này đều có thể dùng mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra và sử dụng các loại thuốc chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý khi trị mụn cóc ở chân tại nhà
Các cách trị mụn cóc ở chân tại nhà mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Ưu điểm của các biện pháp này là độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với khá nhiều đối tượng. Để đạt hiệu quả tối ưu khi áp dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ thực hiện cách trị mụn cóc ở chân tại nhà trong trường hợp mụn có mức độ nhẹ. Đối với những trường hợp mụn cóc có kích thước lớn hoặc đã lan rộng, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.
- Đối với các biện pháp tự nhiên, nên kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
- Virus HPV rất dễ lây nhiễm cho người khác và có thể tự lây lan sang những vùng da lành. Vì vậy, bạn nên dùng băng dính để dán mụn cóc nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với những người xung quanh. Ngoài ra, nên vệ sinh kỹ nhà tắm và các không gian sinh hoạt chung để hạn chế nguy cơ virus lây nhiễm. Tốt nhất, bạn nên đi giày dép riêng (cả trong nhà) để virus không lây sang người khỏe mạnh.
- Mụn cóc là bệnh lành tính nhưng khó điều trị và dễ tái phát. Vì tác nhân gây bệnh là do virus nên ngoài các biện pháp tại chỗ, bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cải thiện sức khỏe. Khi hệ miễn dịch được nâng cao, virus sẽ bị đào thải hoàn toàn sau 3 – 6 tháng, từ đó có thể trị dứt điểm và ngăn ngừa mụn cóc ở chân tái phát.
- Đối với mụn cóc có kích thước lớn, bạn nên xem xét đốt laser, áp lạnh hoặc tiểu phẫu để loại bỏ. Trong trường hợp này, sử dụng thuốc trị mụn cóc ở lòng bàn chân và các biện pháp tại nhà đôi khi không mang lại hiệu quả.
Các cách trị mụn cóc ở chân tại nhà giúp ích rất nhiều trong việc loại bỏ u nhú và ngăn ngừa lây nhiễm. Tuy nhiên, nên lưu ý những cách này chỉ có vai trò hỗ trợ. Để điều trị bệnh dứt điểm, nên sử dụng thuốc theo chỉ định và can thiệp các biện pháp xâm lấn trong trường hợp cần thiết.
Tham khảo thêm: