Cách Trị Mụn Cóc Tại Nhà

Tác giả: Cập nhật: 11:29 am , 27/06/2024

Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách trị mụn cóc tại nhà để loại bỏ u nhú. Các biện pháp này chủ yếu tận dụng nguyên liệu sẵn có nên không tốn nhiều chi phí, an toàn và dễ thực hiện.

cách trị mụn cóc tại nhà
Các cách trị mụn cóc tại nhà chủ yếu tận dụng những nguyên liệu sẵn có nên ít tốn kém và khá an toàn

10 Cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, an toàn nhất

Mụn cóc là một trong những vấn đề da liễu phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Loại mụn này được hình thành sau khi nhiễm HPV – nhóm virus gây u nhú ở người. Virus khiến cho da tăng sản lành tính lớp thượng bì, kết quả là xuất hiện các đốm u nhú sần sùi và nổi cộm.

Mụn cóc thường không đau – trừ những trường hợp nổi ở vùng da bị tỳ đè và ma sát như mặt bàn tay, bàn chân. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng các nốt mụn cóc trên da làm mất đi sự tự tin, thoải mái khi giao tiếp và sinh hoạt. Hơn nữa, virus HPV có thể lây qua tiếp xúc nên không ít người ngại tiếp xúc với những người đang bị mụn cóc.

Đối với những trường hợp mụn cóc có kích thước nhỏ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện. Các biện pháp này thường tận dụng những nguyên liệu tự nhiên khá an toàn và lành tính. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cách trị mụn cóc tại nhà với các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng hiệu quả.

Dưới đây là 10 cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, an toàn bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Sử dụng tỏi

Tỏi không đơn thuần là một loại gia vị mà còn được sử dụng như một vị thuốc. Tỏi vị cay, mùi nồng, tính ấm, tác dụng sát khuẩn, hành khí và tiêu viêm nên thường được dùng để kích thích tiêu hóa, làm ấm cổ họng, trừ đờm, giảm ho,… Ngoài ra, thảo dược này còn được tận dụng để điều trị các bệnh ngoài da.

Nhờ chứa hoạt chất lưu huỳnh, diallyl disulfide và ajoene, tỏi có thể tiêu diệt virus và ngăn sự phát triển của mụn cóc. Ngoài ra, axit trong tỏi còn giúp bào mòn lớp tế bào thượng bì tăng sinh. Theo thời gian, mụn cóc sẽ bị loại bỏ hoàn toàn và trả lại làn da mịn màng, sáng khỏe.

Cách trị mụn cóc tại nhà thích hợp với mụn cóc ở chân, tay và thân mình. Tránh sử dụng lên vùng da mặt và các vùng da nhạy cảm khác bởi tỏi chứa khá nhiều axit và có vị cay nên có thể gây kích ứng, đỏ rát.

cách trị mụn cóc tại nhà
Dùng tỏi trị mụn cóc là cách khá đơn giản nhưng mang lại cải thiện rõ rệt nếu kiên trì áp dụng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị vài tép tỏi, đem bóc vỏ và giã nát
  • Sau đó, thêm vào một ít nước và hòa đều để tinh chất từ tỏi tiết ra hoàn toàn
  • Sử dụng nước ép tỏi thoa lên vùng da bị mụn cóc
  • Đợi nước ép tỏi khô hoàn toàn, thoa thêm vài lần và dùng băng keo băng kín lại
  • Sau đó vài giờ, ngâm rửa da và chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ u nhú
  • Kiên trì thực hiện cách này 1 lần/ ngày trong vài tuần cho đến khi u nhú biến mất hoàn toàn

Ngoài cách dùng nước ép tỏi, bạn cũng có thể đắp lát tỏi tươi và băng kín. Tinh chất từ tỏi sẽ giúp ức chế sự phát triển của virus, từ đó hỗ trợ loại bỏ mụn cóc và ngăn ngừa mụn cóc tái phát.

2. Chà xát vỏ chuối giúp loại bỏ mụn cóc

Ít người biết rằng, ngoài công dụng làm trắng răng, vỏ chuối còn có hiệu quả trong việc loại bỏ mụn cóc. Chà xát vỏ chuối lên mụn cóc giúp loại bỏ tế bào chết, từ đó giảm kích thước của u nhú và hỗ trợ điều trị mụn cóc.

Khác với tỏi, vỏ chuối không chứa axit nên không gây đau rát, khó chịu. Vì vậy, bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để chữa mụn cóc trên mặt và những vùng da nhạy cảm khác. Vỏ chuối chứa nhiều khoáng chất và vitamin có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da. Do đó, sử dụng vỏ chuối còn có thể nuôi dưỡng làn da mịn màng và ngăn ngừa thâm sẹo.

Trị mụn cóc tại nhà
Chà xát vỏ chuối lên da có thể loại bỏ u nhú và hỗ trợ điều trị mụn cóc hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng vỏ chuối trị mụn cóc tại nhà:

  • Chuẩn bị vỏ chuối tươi và đem cắt thành miếng nhỏ để tiện cho việc sử dụng
  • Rửa sạch vùng da cần điều trị, lau khô và dùng vỏ chuối chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ mụn cóc
  • Thực hiện nhiều lần, sau đó dùng băng keo cố định vỏ chuối để qua đêm
  • Rửa sạch với nước ấm vào sáng hôm sau

3. Dùng mầm khoai tây tươi

Khoai tây mọc mầm thường không thể sử dụng do tinh bột đã bị biến đổi và chuyển hóa thành chaconine alpha, solanine có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, thay vì bỏ đi, bạn có thể tận dụng để điều trị mụn cóc, mụn cơm và các bệnh da liễu thường gặp khác.

Mầm khoai tây tươi giúp loại bỏ tế bào chết và ngăn sự phát triển của virus HPV. Nếu kiên trì thực hiện, các u nhú sẽ bị loại bỏ nhanh chóng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, cách trị bằng mầm khoai tây tươi mang lại hiệu quả chỉ sau 2 tuần áp dụng. Tuy nhiên, nên áp dụng thêm 1 – 2 tuần để ngăn mụn cóc tái phát và loại bỏ triệt để u nhú trên da.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mầm khoai tây và vùng da cần điều trị
  • Sau đó, chà xát nhẹ nhàng để hoạt chất trong mầm khoai tây loại bỏ được tế bào thượng bì tăng sinh ở các u nhú
  • Thực hiện vài lần/ ngày, sau đó rửa lại bằng nước ấm
  • Nếu không có mầm khoai tây, bạn cũng có thể dùng khoai tây tươi

4. Cách trị mụn cóc tại nhà bằng lá tía tô

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Lá tía tô là loại rau ăn quen thuộc với người Việt. Ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, loại rau này còn có công năng và dược tính đa dạng.

Mặc dù cách trị mụn cóc bằng lá tía tô chưa được nghiên cứu nhiều trên cơ sở khoa học, thế nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, cách chữa này mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Sau một thời gian áp dụng, các u nhú trên da sẽ dần thuyên giảm, vùng da trở nên mịn màng và sáng khỏe hơn.

Trị mụn cóc tại nhà
Chà xát lá tía tô lên da là một trong những cách trị mụn cóc tại nhà được nhiều người áp dụng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá tía tô và vớt ra để cho ráo
  • Giã nát lá tía tô, đắp lên và chà xát nhẹ nhàng lên các nốt mụn cóc
  • Sau đó, đắp lá tía tô lên nốt mụn, dùng băng keo dán cố định trong vài giờ (tốt nhất nên thực hiện trước khi đi ngủ)
  • Sáng hôm sau, gỡ bỏ băng keo và lá tía tô, sau đó rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện 1 lần/ ngày hoặc vài lần/ tuần cho đến khi các u nhú thuyên giảm hoàn toàn

5. Tận dụng giấm táo trị mụn cóc

Trong giấm táo chứa hàm lượng axit acetic tương đối dồi dào. Loại axit này có tác dụng tẩy tế bào chết và bạt sừng nên có thể loại bỏ u nhú do mụn cóc, mụn cơm và hỗ trợ loại bỏ vết chai ở bàn tay/ bàn chân. Axit acetic cũng đã được chứng minh có hiệu quả tiêu diệt virus, nấm và vi khuẩn. Nhờ vậy, cách trị mụn cóc bằng giấm táo có thể ngăn virus phát triển và hỗ trợ phòng ngừa mụn cóc tái phát.

Giấm táo là một trong những nguyên liệu có độ axit cao. Vì vậy, không sử dụng giấm nguyên chất lên da mà bắt buộc phải pha loãng. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên dùng giấm táo lên những vùng da dày, cứng như da tay, chân và thân mình, tuyệt đối không thoa lên da vùng kín và da mặt.

mẹo trị mụn cóc tại nhà
Axit acetic trong giấm táo giúp loại bỏ tế bào chết và hỗ trợ làm sạch u nhú trên da

Hướng dẫn cách trị mụn cóc bằng giấm táo tại nhà:

  • Pha loãng giấm táo với nước lọc theo tỷ lệ 1:1
  • Dùng bông gòn thấm hỗn hợp thoa lên da
  • Sau đó, dùng băng keo dán cố định để trong vài giờ
  • Sau vài giờ, lột bỏ băng keo và rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện 1 lần/ ngày liên tục cho đến khi mụn cóc được loại bỏ hoàn toàn

6. Dùng băng keo chữa mụn cóc

Cách chữa mụn cóc bằng băng keo được khá nhiều người áp dụng. Băng keo có khả năng kết dính tốt nên có thể loại bỏ phần nào các tế bào thượng bì tăng sản. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nên ngâm nước ấm trước khi dùng băng keo. Như vậy, băng keo sẽ bám chặt lên mụn cóc và hỗ trợ loại bỏ u nhú theo thời gian.

Tuy nhiên, cách trị này chỉ thích hợp với những nốt mụn cóc nổi cộm trên bề mặt da. Với các nốt mụn cóc bằng phẳng, dày cứng và kích thước, cách chữa bằng băng keo có thể không mang lại hiệu quả.

Hướng dẫn cách dùng băng keo chữa mụn cóc:

  • Rửa sạch vùng da cần điều trị, lau khô hoặc có thể ngâm nước ấm, sau đó lau khô
  • Dán băng dính lên nốt mụn trong vòng 5 – 6 ngày
  • Trong thời gian dán băng dính, tuyệt đối không để vùng da này đổ nhiều mồ hôi và tiếp xúc với nước, bụi bẩn
  • Bóc băng dính và rửa sạch da với nước ấm pha thêm một chút muối
  • Để loại bỏ mụn cóc hoàn toàn, bạn nên dùng tay chà xát nhẹ

7. Dùng đá bọt chà lên mụn cóc

Trong trường hợp mụn cóc nổi ở tay, chân, bạn có thể dùng đá bọt chà lên da. Đá bọt thường được dùng để tẩy tế bào chết và làm sạch da. Bản chất của mụn cóc là sự tăng sinh lành tính của tế bào thượng bì (tế bào sừng). Do đó, có thể dùng đá bọt chà xát để loại bỏ u nhú và trả lại làn da mềm mại, mịn màng.

Khi tắm rửa, nên dùng đá bọt chà nhẹ nhàng lên nốt mụn cóc. Dần dần, nốt mụn sẽ giảm dần kích thước và thuyên giảm hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cách này với một số biện pháp tại nhà khác để tăng hiệu quả.

mẹo trị mụn cóc tại nhà
Dùng đá bọt chà xát nhẹ nhàng lên da giúp loại bỏ tế bào chết và làm sạch mụn cóc hiệu quả

Cách dùng đá bọt trị mụn cóc đơn giản ngay tại nhà:

  • Làm ẩm hoặc ngâm vùng da bị mụn cóc với nước để làm mềm các u nhú
  • Sau đó, dùng đá bọt chà xát nhẹ nhàng nhằm loại bỏ tế bào chết và u nhú trên da
  • Chà nhẹ nhàng trong vài phút và rửa lại với nước sạch
  • Kiên trì thực hiện 1 lần/ ngày cho đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn

8. Tận dụng mủ đu đủ trị mụn cóc tại nhà

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng cách trị mụn cóc bằng mủ đu đủ. Trong mủ đu đủ có chứa latex có khả năng loại bỏ tế bào chết và ức chế sự phát triển của virus. Bên cạnh đó, các enzyme tự nhiên trong nguyên liệu này cũng giúp tiêu hủy những tế bào thượng bì tăng sản lành tính.

Nên áp dụng cách trị mụn cóc bằng mủ đu đủ 1 lần/ ngày cho đến khi các u nhú được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung đu đủ vào chế độ ăn hằng ngày để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Bởi chế độ ăn hợp lý sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ tiêu diệt virus, ngăn không cho virus phát triển gây tái phát.

Hướng dẫn cách dùng mủ đu đủ trị mụn cóc đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, rửa sạch và gọt vỏ để mủ đu đủ chảy ra
  • Sau đó, rửa sạch vùng da cần điều trị và lau khô hoàn toàn
  • Dùng mủ đu đủ thoa trực tiếp lên nốt mụn cóc và cố định lại băng keo
  • Để trong vài giờ, sau đó lột bỏ băng keo cùng với mủ đu đủ và rửa lại với nước ấm
  • Để loại bỏ nhanh chóng nốt mụn cóc, bạn có thể thực hiện cách này 2 lần/ ngày (tối trước khi đi ngủ và sáng sau khi ngủ dậy)

9. Dùng hành tím loại bỏ mụn cóc

Tương tự như tỏi, hành tím cũng có tác dụng ức chế nấm, virus và kháng khuẩn tốt nhờ hàm lượng lưu huỳnh cao. Hàm lượng axit trong củ hành cũng giúp tẩy tế bào chết và thúc đẩy da tái tạo, phục hồi. Chính vì vậy, bạn có thể tận dụng củ hành tím trong bếp để loại bỏ mụn cóc, mụn cơm ngay tại nhà.

mẹo trị mụn cóc tại nhà
Axit trong hành tím có thể loại bỏ tế bào chết và ức chế sự phát triển của virus HPV

Cách dùng hành tím chữa mụn cóc đơn giản, dễ thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 củ hành tím, rửa sạch rồi giã nát hành tím
  • Rửa sạch da chân, lau khô và đắp hành tím lên da
  • Dùng băng keo cố định để tinh chất trong hành tím thẩm thấu sâu vào bên trong giúp tiêu diệt virus và loại bỏ u nhú
  • Sau vài giờ, lột bỏ băng keo và hành, rửa sạch vùng da lại bằng nước ấm
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn

10. Sử dụng thuốc không kê toa

Trong trường hợp mụn cóc có kích thước nhỏ và chỉ mới xuất hiện ở một vài vùng da, bạn có thể dùng thuốc không kê toa để cải thiện. Các loại thuốc này thường có tác dụng bạt sừng và kháng virus nên có thể loại bỏ u nhú trên da. Tuy nhiên, thuốc không kê toa gần như không có hiệu quả với trường hợp mụn cóc có kích thước lớn và mọc nhiều trên diện rộng.

Các loại thuốc không kê toa được sử dụng để điều trị mụn cóc:

  • Cồn BSI
  • Thuốc bôi chứa axit salicylic nồng độ 5 – 40%
  • Axit trichloacetic 80%

Khi dùng thuốc trị mụn cóc, bạn cần chú ý dùng đúng liều lượng và hạn chế để vùng da thoa thuốc tiếp xúc với những vùng da lành khác. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm với những biện pháp trên để đạt kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi chữa mụn cóc tại nhà

Mụn cóc là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng các u nhú do mụn cóc ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, thẩm mỹ và đôi khi gây ngứa ngáy, đau rát. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để cải thiện. Tuy nhiên trước khi áp dụng, nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các cách chữa mụn cóc tại nhà chỉ mang lại hiệu quả với mụn cóc có kích thước nhỏ. Trường hợp u nhú có kích thước lớn và nổi trên diện rộng nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.
  • Ưu điểm của các cách trị tại nhà là an toàn, lành tính, dễ thực hiện và không tốn kém. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có hạn chế là tác dụng chậm nên buộc phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài.
  • HPV – tác nhân gây mụn cóc có khả năng lây nhiễm cao. Virus có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây gián tiếp. Để tránh tình trạng tái đi tái lại, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh. Bên cạnh đó, nên giữ vệ sinh cá nhân và thường xuyên giặt giũ mền gối để hạn chế mụn cóc tái phát.
  • Nếu mụn cóc không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên cân nhắc các biện pháp xâm lấn như đốt điện, chấm nito lỏng, đốt laser,…
  • Virus HPV có thể phát triển mạnh và lây lan trên diện rộng khi hệ miễn dịch suy giảm. Vì vậy, ngoài các biện pháp điều trị, bạn nên tổ chức lại lối sống và ăn uống, sinh hoạt điều độ để nâng cao sức đề kháng.

Hy vọng qua 10 cách trị mụn cóc tại nhà được giới thiệu trong bài viết, bạn đọc có thể lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp. Kiên trì áp dụng các biện pháp này và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn loại bỏ u nhú, trả lại làn da mềm mại và mịn màng. Nếu cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ Da liễu, tránh trường hợp chủ quan khiến mụn cóc lây lan rộng.

Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Trị mụn cóc bằng nước miếng là phương pháp dân gian nghe có vẻ không hợp lý, nhưng quả thực nó mang lại những hiệu quả khá tuyệt vời. Để hiểu hơn về công dụng và cơ chế tác động...
    Hỏi: Mụn cóc có lây không và nguy hiểm như thế nào đối với người bị bệnh? Em bị mụn cóc ở tay mấy tháng nay, em làm rất nhiều cách nhưng mụn vẫn không hết. Nếu có thể lây...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan