Mụn Cóc Ở Tay

Tác giả: Cập nhật: 3:04 pm , 30/07/2024

Mụn cóc ở tay là những nốt sần nổi trên da. Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nó tác động xấu đến tính thẩm mỹ và gây khó chịu cho người bệnh. Nguy hiểm nhất là bệnh dễ dàng lây lan và nhanh chóng tiến chuyển theo chiều hướng xấu. Vì vậy cần hiểu rõ những nguyên nhân gây ra mụn cóc ở tay để chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân gây mụn cóc ở tay

Mụn cóc ở tay là một trong những tình trạng bệnh da liễu rất phổ biến, thường gặp của vùng da tay. Bởi vì hàng ngày tay luôn phải tiếp xúc với nhiều nguy cơ gây nên bệnh mụn cóc như hóa chất, vi khuẩn, virus,… Bệnh là tình trạng trên da xuất hiện những triệu chứng ngứa ngáy, nổi cục mụn thịt bất thường, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân bị mụn cóc nói chúng và nguyên nhân chính dẫn đến mụn cóc ở tay nói riêng đó là sự hoạt động của virus HPV, Virus tác động vào da qua những vết trầy xước và sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn.

Không chỉ vậy nguyên nhân gây mụn cóc ở tay còn có thể là do di truyền. Khi người mẹ đang mang thai hoặc trong thời gian cho con bú bị mụn cóc, nguy cơ trẻ bị mắc bệnh là rất cao. Trong trường hợp này cần đến các bác sĩ chuyên khoa để xử lý ngay, tránh để bé bị quá nặng gây suy giảm hệ miễn dịch.

Ngoài ra những tác nhân từ môi trường xung quanh, tiếp xúc với người nhiễm bệnh, việc sử dụng chung đồ dùng hằng ngày, vệ sinh cơ thể kém cũng là nguồn gốc lây lan mụn cóc. Cụ thể

  • Tiếp xúc với người bị mụn cóc: Khi bạn tiếp xúc trực tiếp vớí người bị mụn cóc qua các hành động sờ, nắn, cào, cấu trên da người bệnh có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn cóc ở ngón tay.
Có nhiều nguyên nhân làm mụn cóc ở tay phát triển
Có nhiều nguyên nhân làm mụn cóc ở tay phát triển
  • Dùng chung đồ với người bệnh: Giống như việc tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ cũng có thể khiến bạn lây nhiễm nhanh chóng. Để hạn chế khả năng gây bệnh tốt nhất không nên dùng đồ của người khác. Hoặc nếu dùng cần phải tiệt trùng cẩn thận.
  • Quan hệ tình dục không an toàn:Thông thường sẽ bị lây nhiễm mụn cóc sinh dục mà ít bị lan ra ngón tay. Nhưng nếu chẳng may tay bạn tiếp xúc với vùng sinh dục bị nhiễm bệnh thì nguy cơ bị bệnh rất cao. Vì thế mà bạn không được chủ quan bởi mụn cóc có thời gian ủ bệnh rất dài từ 2 đến 10 tháng, ngay thời điểm đó chưa thể phát hiện ra cho đến khi mụn mọc hẳn lên các vùng của bàn tay.

Triệu chứng mụn cóc ở tay

Mụn cóc ở tay có rất nhiều dạng. Ở mỗi dạng khác nhau thì triệu chứng biểu hiện của bệnh cũng có sự thay đổi. Thông thường chúng sẽ có các dạng như:

  • Hình như bông súp lơ và sẽ tăng dần về kích thước, kèm với đó là bề mặt trở nên sần sùi và chai sạn, có màu sắc giống màu da. Nếu không chữa trị nhanh chóng và dứt điểm sẽ phát triển to dần tới 5mm đường kính, có thể tạo thành các vết nứt trên da tay gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tùy vào mức độ tổn thương cũng như kích thước của mụn sẽ gây ra những tác động khác nhau.
  • Mụn có ở tay thường xuất hiện ở mu bàn tay và các ngón, kẽ ngón. Mụn ít gặp ở lòng bàn tay. Vùng da bị virus xâm hại sẽ sùi ra trên bề mặt da có hình bán cầu hoặc dẹt, ở nhân mụn có thể bị lõm xuống.
  • Một số mụn cóc ở dạng phẳng, hay còn gọi là mụn cóc phẳng. Biểu hiện là những sần sùi nhỏ không mọc trồi hẳn lên, có màu vàng hoặc dạng chấm đen, bề mặt bóng, mảnh,thường tập trung thành dải hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa, đau nhức khi nhấn vào phần mụn.
  • Mụn cóc Mosaic: là một nhóm mụn cóc mọc lên trong một khu vực nhỏ trên bàn tay. Chúng thường xuất hiện khi mụn cóc cái không được điều trị tận gốc và sẽ lan rộng thành cụm mụn cóc.
Biểu hiện của mụn cóc ở tay là những nốt mụn sần sùi thô ráp
Biểu hiện của mụn cóc ở tay là những nốt mụn sần sùi thô ráp

Mụn cóc ngón tay không quá nguy hiểm nhưng gây ra tâm lý ngại ngần lo lắng người khác đánh giá về nhân cách và đạo đức không tốt. Chính vì vậy cần có hướng điều trị nhanh chóng để cuộc sống, tinh thần người bệnh không bị ảnh hưởng.

Cách điều trị mụn cóc ở tay nhanh chóng nhất

Điều trị mụn cóc ở tay không quá khó, nếu bệnh được chữa sớm và đúng cách. Ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu mụn cóc bất thường trên tay, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhằm mang lại hiệu quả đánh bay mụn khó chịu nhanh nhất.

Có nhiều phương pháp chữa mụn có bằng thuốc tây y, sử dụng biện pháp can thiệp bằng ngoại khoa, dân gian, mỗi cách sẽ mang lại những hiệu quả riêng và phù hợp với từng trường hợp mắc bệnh. Cụ thể:

Sử dụng Tây y để chữa trị nhanh chóng

Nếu chọn chữa theo Tây y thì bạn nên đến các bác sĩ da liễu để được tư vấn cách dùng thuốc đúng cách. Trường hợp bệnh không quá nặng thì có thể điều trị bằng cách dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống,… theo chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Bệnh nghiêm trọng hơn cần làm tiểu phẫu hoặc các cách áp lạnh, đốt laser mụn cóc…

Các loại thuốc tây y thường được bác sĩ kê đơn bôi ngoài da là Axit trichloacetic, Podophyllin paint, thuốc Curad mediplast, thuốc Doufilm, miếng dán Plasters, Imiquimod, Tretinoin… Đây đều là những thuốc giúp trị mụn cóc ở tay nhanh chóng, tiện lợi.

  • Thuốc Axit trichloacetic (Tri-Chlor) 50% được điều chế bởi thành phần Axit trichloacetic (Tri-Chlor) 50%. Khi điều trị mụn cóc ở ngón tay hay bàn tay, bác sĩ thường kết hợp cho bệnh nhân uống cùng kháng sinh tetracyclin để phát huy tối đa tác dụng của thuốc lên các mụn cóc vùng bàn tay.
  • Podophyllin 25% xuất xứ từ Thái Lan là loại thuốc dùng để đặc trị bệnh sùi mào gà, mụn cóc ở tay.  Thuốc mang lại hiệu quả rõ rệt, không đau, không tái phát bệnh.
  • Curad Mediplast: Đã được chứng minh là có tác dụng loại bỏ mụn cóc toàn thân, giúp ngăn ngừa sự lây lan, giảm đau khi sử dụng, điều trị tất cả các loại mụn cóc. Thuốc có thành phần chính là Salicylic acid BP 40%.
  • Thuốc Doufilm 15ml: Thuốc được phối hợp gồm 2 thành phần là acid salicylic và acid lactic. Acid salicylic có hoạt tính kiềm khuẩn và diệt nấm, tiêu sừng, tạo ra sự phá hủy mụn cóc từ từ không gây đau đớn cho biểu mô.
  • Miếng dán Plasters: Hoạt chất acid salicylic trong miếng dán Plasters làm mềm, phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh, tiêu tan phần nhân mụn cóc ngón tay và làm các lớp sừng dày tự bong tróc.
Mụn cóc ở ngón tay gây khó chịu cho người bệnh
Mụn cóc ở ngón tay gây khó chịu cho người bệnh
  • Kem imiquimod: được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy bề mặt trên cổ, cánh tay, bàn tay, chân, thân và mụn cóc trên da của cơ quan sinh dục.
  • Thuốc bôi Tretinoin có tác dụng trị mụn, trị mụn cóc, làm giảm, lành mụn, phục hồi da nhanh chóng. Tretinoin là thuốc có cơ chế hoạt động gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của những tế bào da. Đây chính là một trong những loại thuốc điều trị bệnh mụn cóc rất tốt.

Tuy nhiên nhược điểm của các loại thuốc này đó là giá thành cao, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt sau khi bôi thuốc. Bởi vì tay là nơi cần tiếp xúc và hoạt động nhiều, khi bôi thuốc dễ bị lau trôi, thời gian sử dụng thuốc lâu dài. Với những cơ địa không hợp thuốc còn có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ. Thuốc chỉ xử lý được mụn cóc ở tay phần bề mặt mà không làm hết tận gốc virus nên dễ bị tái phát trở lại.

Dùng nguyên liệu dân gian đơn giản, an toàn

Ngoài sự lựa chọn hướng điều trị từ Tây y thì dùng các nguyên liệu dân gian cũng là cách chữa mụn cóc hiệu quả được nhiều người áp dụng. Sử dụng các nguyên liệu có sẵn như nha đam ( lô hội), tỏi, húng quế, tía tô, mầm khoai tây tươi…cũng là sự lựa chọn tuyệt vời.

Hầu hết với nguyên liệu từ thiên nhiên bạn chỉ cần giã nhuyễn thảo dược hoặc để nguyên và đắp trực tiếp lên da. Kiên trì làm liên tục hàng ngày mụn cóc trên tay sẽ thuyên giảm bị triệt tiêu tận gốc. Công thức này khá an toàn và tiết kiệm kinh tế tối đa cho người bị bệnh.

Những loại thuốc và cách chữa dân gian đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Mỗi người cần có sự lựa chọn phù hợp để cho hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, đồng thời không gây nên những tác dụng phụ cho cơ thể.

Phòng tránh mụn cóc tay như thế nào?

Mụn cóc ở tay mặc dù dễ lây lan nhưng sẽ phòng chống được nếu bạn có những biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý. Để bệnh không quay trở lại và điều trị tận gốc, hãy cố gắng thực hiện những điều dưới đây:

Giữ vệ sinh bàn tay thật sạch sẽ để phòng chống mụn cóc
Giữ vệ sinh bàn tay thật sạch sẽ để phòng chống mụn cóc
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị mà cần có sự chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ. Thăm khám sức khỏe thường xuyên để được chẩn đoán và chỉ định đơn thuốc
  • Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng, quy định sử dụng theo đúng hướng dẫn của thuốc và bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị mụn cóc ngón tay không được gãi làm xước da khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng
  • Giữ bàn tay sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn thường xuyên, kết hợp cùng chế độ bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa bệnh mụn cóc và những bệnh liên quan đến hệ miễn dịch cơ thể.

Mụn cóc ở tay gây ảnh hưởng nhiều tới người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và đời sống tinh thần. Vì vậy cần phải điều trị thật sớm, dứt điểm hiệu quả. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp sự bất thường trong quá trình chăm sóc và chữa bệnh.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Trị mụn cóc bằng nước miếng là phương pháp dân gian nghe có vẻ không hợp lý, nhưng quả thực nó mang lại những hiệu quả khá tuyệt vời. Để hiểu hơn về công dụng và cơ chế tác động...
    Hỏi: Mụn cóc có lây không và nguy hiểm như thế nào đối với người bị bệnh? Em bị mụn cóc ở tay mấy tháng nay, em làm rất nhiều cách nhưng mụn vẫn không hết. Nếu có thể lây...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 479 - Đường Lương Ngọc Quyến - TP Thái Nguyên.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thái Nguyên hay Khoa Da liễu - Bệnh viện viện Đa khoa Thái Nguyên là một địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh da liễu chất lượng của tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 100 giường bệnh
    • 144 Quang Trung, P. Quang Trung, Thành phố Hải Dương, Hải Dương.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hải Dương, tên đầy đủ là Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương. Đây là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II về khám chữa da và mắt tại địa bàn tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan