Mụn Cóc Trên Mặt

Tác giả: Cập nhật: 3:50 pm , 30/07/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Mụn cóc trên mặt tuy không nguy hiểm nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ trên khuôn mặt của bạn. Chính vì vậy ai ai cũng đều muốn loại bỏ chúng nhanh chóng nhất. Hiểu rõ những triệu chứng bất thường, nguyên nhân gây ra mụn mọc để tìm ra cách chữa bệnh phù hợp là vấn đề vô cùng cấp thiết mà bạn cần quan tâm.

Mụn cóc trên mặt là gì?

Mụn cóc nói chung và mụn cóc trên mặt nói riêng là tình trạng mụn do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Virus HPV xâm nhập vào các vùng da trên mặt như má, cổ, mi mắt, trán, môi… thông qua những vết trầy xước bên ngoài.

Những virus này có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tháng rồi mới phát thành những nốt mụn trên da. Chính vì vậy chúng ta sẽ không thể biết được bị nhiễm nguồn bệnh từ lúc nào cho đến khi mụn đã mọc.

Hiện nay, có rất nhiều người bị mụn cóc ở mặt kể cả nam giới hay nữ giới. Những nốt mụn này tuy không gây nguy hiểm nhưng khiến gương mặt mất tính thẩm mỹ, làn da thô ráp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần người bệnh. Vì vậy cần phải chữa trị thật sớm.

Mụn cóc trên mặt có thể gặp ở cả nam và nữ giới
Mụn cóc trên mặt có thể gặp ở cả nam và nữ giới

Để có cách phòng chống và điều trị hiệu quả hơn, hãy tiếp tục tìm hiểu thêm thông tin về các triệu chứng đầu tiên của mụn cóc trên mặt.

Triệu chứng mụn cóc trên mặt

Mụn cóc trên mặt làm mất tính thẩm mỹ và giảm sự tự tin của bạn rất nhiều. Nhất là đối với những người có tính chất công việc đặc thù cần chú ý tới ngoại hình thì mụn cóc giống như “một cái gai trong mắt” cần phải loại bỏ ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ những triệu chứng đặc thù của mụn cóc để tránh nhầm lẫn với các loại mụn thông thường khác.

Để phân biệt được chính xác nhất bạn hãy chú ý một vài điểm sau:

  • Mụn thịt hay mụn trứng cá gần như không màu hoặc trắng, trong khi đó mụn cóc có màu xám hoặc nâu đậm.
  • Mụn cóc thường có bề mặt thô ráp, sần sùi, không mịn và có xu hướng lan rộng.
  • Khi ấn vào mụn cóc sẽ thấy đau, còn các mụn khác thì hầu như là không.

Biểu hiện của mụn cóc trên mặt có hình dạng rất đặc biệt, chúng thường mọc trồi hẳn lên trên da, dài và hẹp. Những nơi mụn xuất hiện là môi, mí mắt, cổ, trán… Chúng có thể lây lan nhanh chóng đến bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể của bạn. Thông thường các dạng mụn cóc trên mặt được chia thành 3 nhóm chính, mỗi một nhóm khác nhau sẽ có biểu hiện triệu chứng đi kèm khác biệt.

Nhóm 1: Mụn cóc dạng thường: Ở nhóm mụn này biểu hiện của chúng là những đầu tròn nhô hẳn lên trên da có màu nâu xám hoặc nâu nhạt, hiếm gặp trên mặt nhưng không phải là không có, nếu có thì thường xuất hiện ở vùng môi, các bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn sang nốt ruồi hoặc mụn thịt.

Nhóm 2: Mụn cóc phẳng: Có bề mặt mịn màng, màu nâu nhạt hoặc hồng, dạng này xuất hiện trên mặt nhiều nhất, hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Nhóm 3: Mụn cóc Fillform: Mụn cóc tạo thành từ những vùng da dài và mỏng, thường xuất hiện ở quanh mắt và môi,  có hình dạng giống sườn núi, nhô cao từ 1-4mm, gây đau và dễ thương tổn trên da.

Làn da trở nên xấu xí do lây nhiễm mụn cóc
Làn da trở nên xấu xí do lây nhiễm mụn cóc

Tóm lại, triệu chứng chung nhất của mụn cóc ở mặt là mụn mọc trồi lên trên da có cảm giác thô ráp khi sờ vào, có kích thước từ 1 đến 2mm màu nâu hồng, trơn láng, nổi nhiều giống như da cóc, tốc độ lây lan cực nhanh chóng có thể lên đến hàng trăm mụn trên khắp cơ thể.

Nguyên nhân gây mụn cóc trên mặt

Mụn cóc là một bệnh lý về da hết sức phổ biến nhưng đôi khi lại không được quan tâm đúng mức dẫn đến việc gia tăng khả năng lây nhiễm bệnh nhanh chóng. Mụn cóc tuy không nguy hiểm cho bạn nhưng chúng cũng không hoàn toàn vô hại như suy nghĩ của nhiều người bởi vì chúng có khả năng lây nhiễm lên tới 90%.

Nếu không tìm ra được chính xác nguyên nhân bị mụn cóc để có cách phòng ngừa hợp lý thì tình trạng bệnh sẽ không thể chấm dứt, và có thể người bệnh phải sống cả đời với mụn cóc dai dẳng.

Một số lý do thường gặp khiến mụn cóc mọc trên mặt đó là:

  • Mụn cóc ở mặt do virus HPV

Virus HPV xâm nhập vào các vùng da ở mặt qua những vết trầy xước bên ngoài hoặc virus có trong móng tay, vô tình chúng ta dùng tay đưa lên mặt để gãi ngứa hoặc thói quen cắn móng tay cũng khiến virus lây lan lên vùng mặt, môi nhanh chóng.

  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch

Những người suy dinh dưỡng, sức khỏe yếu, nhiễm HIV/AID thường rất dễ bị mụn cóc ở mặt.

  • Môi trường xung quanh

Không khí ô nhiễm, bụi bẩn, ra đường nắng gió nhưng bạn không có biện pháp phù hợp để che chắn, bảo vệ làn da mặt sẽ là điều kiện thuận lợi để vi rút HPV dính vào trên da và làm tổ trú ngụ.

Tác động xấu từ môi trường khiến bạn bị mụn cóc trên mặt
Tác động xấu từ môi trường khiến bạn bị mụn cóc trên mặt
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên mụn cóc trên mặt mà nhiều người không hề hay biết. Thói quen mặc chung quần áo với người khác, sử dụng chung khăn tắm, khăn rửa mặt để lau, kỳ cọ, vệ sinh cơ thể là tác nhân gây ra mụn cóc ở mặt.

Mụn cóc trên mặt gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, khiến làn da sần sùi không còn nhẵn nhụi, đôi khi còn gây chảy máu viêm nhiễm, vậy nên cần tìm ra biện pháp để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Cách điều trị mụn cóc trên mặt

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị mụn cóc ở mặt đơn giản, an toàn mà vẫn giữ được vẻ đẹp cho làn da, không gây ra tác dụng phụ đối với người bệnh. Trong đó điển hình là các cách sau:

1. Chữa mụn cóc trên mặt bằng Tây y

Khi phát hiện ra những biểu hiện đầu tiên của mụn cóc trên mặt, bạn có thể sử dụng dung dịch axit Salicylic và Lactic, chấm nitơ lỏng sẽ làm bong tróc các tế bào sừng cùng với virus HPV ở mụn cóc. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì có thể đốt điện, tiểu phẫu.

Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể kê đơn các dạng thuốc bôi như Podophyllin, Curad mediplast, thuốc Doufilm, miếng dán Plasters, Imiquimod, Tretinoin… Đây đều là những loại thuốc có công dụng điều trị mụn cóc ở mặt hay mụn cóc mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên sử dụng thêm cả nghệ tươi bôi trực tiếp vào vùng mụn mọc để giúp da không bị thâm đen do sẹo và có được làn da trắng sáng mịn màng.

2. Chữa mụn cóc bằng dược liệu thiên nhiên

Cùng với cách trị mụn cóc ở mặt như bằng Tây y thì các phương pháp dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên cũng được người bệnh “ưu ái” bởi tính an toàn, dễ sử dụng.

Để chữa mụn cóc bằng thiên thiên, bạn hãy dùng tỏi, mầm khoai tây, quả sung tươi, lá tía tô, vôi ăn trầu, nghệ… Những “tiên dược” này đều hỗ trợ trị mụn cóc trên mặt hiệu quả mà không hề gây nên bất kỳ một tác dụng phụ nào.

Tuy nhiên, cách chữa bằng dược liệu thiên nhiên phụ thuộc phần nhiều vào cơ địa của mỗi người. Do vậy, tính hiệu quả của nó không cao và mang tính “ăn may”.

Cách phòng tránh mụn cóc trên mặt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị mụn cóc ở mặt và có cả những trường hợp không thể tìm ra căn nguyên gây bệnh là do đâu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh mụn cóc phẳng trên mặt bằng các cách sau đây:

Cần chú ý bảo vệ làn da trên mặt khỏi mụn cóc
Cần chú ý bảo vệ làn da trên mặt khỏi mụn cóc
  • Hạn chế tiếp xúc da – da với người đã bị bệnh mụn cóc.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, không bơi lội, tắm rửa ở những nơi công cộng, nguồn nước thiếu đảm bảo.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa những nguyên nhân, tiền tố gây mụn cóc ở mặt liên quan đến vấn đề bệnh lý hoặc hệ miễn dịch cơ thể.
  • Không sử dụng chung đụng đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn với bất kỳ ai đặc biệt là người mắc bệnh mụn cóc.

Mụn cóc trên mặt thường không quá nguy hiểm tuy nhiên gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống tinh thần, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy hãy đến các trung tâm y tế hoặc các bệnh viện lớn để được kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Tổng hợp các cách trị mụn cóc cho hiệu quả tốt hiện nay

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Trị mụn cóc bằng nước miếng là phương pháp dân gian nghe có vẻ không hợp lý, nhưng quả thực nó mang lại những hiệu quả khá tuyệt vời. Để hiểu hơn về công dụng và cơ chế tác động...
    Hỏi: Mụn cóc có lây không và nguy hiểm như thế nào đối với người bị bệnh? Em bị mụn cóc ở tay mấy tháng nay, em làm rất nhiều cách nhưng mụn vẫn không hết. Nếu có thể lây...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Phù Nghĩa, Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu tỉnh Nam Định là bệnh viện chuyên khoa da liễu được nâng cấp từ Trung tâm Da liễu Nam Định.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 229 đường Nguyễn Khuyến, phường Vĩnh Hải, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Nha Trang Khánh Hòa là bệnh viện chuyên khoa da liễu được thành lập từ rất lâu tại Khánh Hòa.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 50 giường bệnh
    • Đường Nguyễn văn Linh - Phường Hương Sơ -Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Huế được biết đến là một trong những bệnh viện dẫn đầu trong cả nước về thăm khám chữa bệnh da liễu.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan