Nám Mảng
“Phiền phức”, “vô duyên” và “lì lợm” chính là những gì mà nhiều chị em nghĩ về nám mảng. Vậy, vì sao bạn bị nám mảng trong khi những người khác thì không, nám mảng là gì, có chữa được không và điều trị như thế nào? Câu trả lời cho mọi thắc mắc của bạn sẽ có ngay trong biết viết này!
Nám mảng là gì? Nhận diện nám mảng và nám chân sâu
Nám hay sạm là một dạng tăng sắc tố da phổ biến ở nữ giới. Bạn có thể nhận diện nám thông qua việc phát hiện trên da có những mảng màu bất thường, từ nâu nhạt, nâu sẫm, xám xanh tới đen. Các mảng màu sẫm này phẳng lì và không gồ ghề.
Nám mảng là trong 3 loại nám thường gặp, có thể dễ dàng xác định thông qua đèn Wood (thiết bị thẩm mỹ ứng dụng tia tử ngoại xuyên sâu vào các lớp da để xác định độ sâu của melanin và phân loại chúng).
Nám mảng còn gọi là nám nông hay nám biểu bì hoặc nám thượng bì (Epidermal). Giống như cái tên, nám nông là khi các melamin nằm ở lớp biểu bì (lớp trên cùng của làn da), có viền rõ ràng và tương phản rõ nét giữa vùng da bị nám và không bị nám.
Nhìn chung, nám mảng có những đặc điểm sau:
- Nám mảng mọc thành từng mảng hoặc từng đám, diện tích từ 2 – 4cm
- Xuất hiện chủ yếu ở gò má, mũi, cằm, môi trên hoặc toàn khuôn mặt
- Màu nâu nhạt, nâu sẫm hoặc hơi thâm vàng
Trong khi đó, nám chân sâu (nám chân đinh hay nám đốm – Dermal) nằm ở lớp da cuối cùng (hạ bì), có màu nâu nhạt hoặc hơi xanh, viền mờ hơn, sự tương phản ít rõ ràng hơn so với nám mảng. Trên da xuất hiện đồng thời nám mảng và nám chân sâu được gọi là nám hỗn hợp (Mixed melasma).
Nguyên nhân bị nám mảng
Nám mảng và nám nói chung là sự phối hợp của 4 yếu tố chủ yếu:
- Tỷ lệ lượng melanin (hắc tố) tích tụ trên da
- Tăng sinh nội mô mạch máu liên quan tới ánh sáng mặt trời hoặc các sản phẩm chăm sóc da
- Tỷ lệ collagen dưới da
- Sự ứ đọng, dư thừa các sắc tố khác (carotene, lycopene, hemosiderin…)
Trong đó, melanin là yếu tố cần chú ý hơn cả. Giới Tây y cho rằng sự trục trặc của tế bào tạo hắc tố/melanocytes (tế bào lưu trữ và tạo ra sắc tố melanin) chính là nguồn cơn gây ra nám mảng, nám đốm hay sạm, đồi mồi. Kết quả là, những người có tông màu da sẫm hơn sẽ có nhiều khả năng bị nám hơn, bởi họ có nhiều tế bào melanocytes hơn những người sở hữu làn da sáng.
Các tác nhân tiềm ẩn gây ra nám bao gồm:
- Những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ, điều trị hormone hoặc trong khi uống ngừa thai thuốc
- Tiếp xúc nhiều với tia UV từ ánh nắng mặt trời
- hơi nắng
- Một số sản phẩm chăm sóc da nhất định có thể gây kích ứng da
Ngoài ra, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao phát triển nám mảng và các dạng tăng sắc tố da khác:
- Là phụ nữ (chỉ có 10% số người bị nám là nam giới)
- Những người có cùng quan hệ huyết thống đã từng bị nám
- Sử dụng thuốc khiến da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc lợi tiểu, retinoid, thuốc chống loạn thần, thuốc hạ đường huyết…
Cách điều trị nám mảng
Với thắc mắc nám mảng có chữa được không, theo đó nám mảng đáp ứng với các phương pháp điều trị tốt hơn nám đốm. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan. Phát hiện sớm, điều trị đúng cách là ‘chìa khóa’ giúp điều trị nám mảng dứt điểm.
Đối với một số người, tình trạng nám da có thể kéo dài hàng năm thậm chí là suốt đời. Nếu nám không mờ dần theo thời gian, bạn nên tìm cách điều trị để giúp loại bỏ hoặc làm mờ các mảng nám. Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp điều trị nám đều hiệu quả với tất cả mọi người và nám vẫn có thể quay trở lại ngay cả khi đã điều trị thành công.
Trị nám mảng hiệu quả tại nhà
Nếu tình trạng nám mảng của bạn bị kích hoạt do thai kỳ hoặc dùng thuốc tránh thai, nám sẽ tự mờ đi sau khi sinh hoặc sau khi bạn ngừng uống thuốc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên áp dụng các cách điều trị nám tại nhà để nhanh chóng lấy lại làn da rạng rỡ.
Dưới đây là một số mẹo trị nám tại nhà đơn giản và hiệu quả cao:
- Trị nám da bằng lá tía tô
- Rửa sạch 1 năm lá tía tô tươi rồi cho vào cối giã hoặc xay xay nhuyễn
- Rửa sạch da mặt bằng nước ấm
- Thoa trực tiếp nước ép lá tía tô lên vùng da bị nám
- Rửa sạch sau 10 phút
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần và kiên trì sử dụng trong vài tháng
- Bạn cũng có thể uống nước ép lá tía tô để tăng thêm hiệu quả trị nám mảng tại nhà
- Trị nám da bằng cà chua
- Cách đơn giản nhất là đắp mặt những lát cà chua tươi trên da mặt rồi rửa sạch sau 15 – 20 phút
- Hoặc, xay nhuyễn cà chua rồi trộn với bột cám gạo và đắp lên da mặt rồi rửa sạch sau 25 – 30 phút
- Trị nám da bằng lá trầu không
- Rửa sạch vài lá trầu không rồi cho vào nồi nước và đun sôi trong vòng 30 phút
- Lấy nước lá trầu không để nguội rồi để massage vùng da bị nám trong vòng 5 – 10 phút rồi rửa sạch mặt
- Áp dụng 1 lần/ngày trong 2 tuần đầu rồi giảm xuống còn 1 lần/tuần, duy trì trong vài tháng
- Trị nám da từ mướp đắng có hết nám không
- Chọn 1 quả mướp đắng còn non, rửa sạch và bỏ ruột
- Để mướp đắng trong ngăn đông tủ lạnh khoảng 20 phút rồi bỏ ra ngoài và xắt thành từng lát mỏng
- Đắp lát mướp đắng lên da mặt
- Rửa sạch sau 20 – 30 phút
- Áp dụng 3 lần/tuần
- Trị nám da bằng dầu dừa
- Massage da mặt bằng dầu dừa trong 20 phút rồi rửa sạch mặt, áp dụng hàng ngày
- Hoặc, trộn dầu dừa với đường nâu rồi dùng để tẩy da chết 2 lần/tuần
- Trị nám da bằng nha đam
- Cho gel nha đam và lượng nước vo gạo vừa đủ vào máy xay rồi xay nhuyễn
- Đắp hỗn hợp này lên da mặt, massage nhẹ nhàng trong 2 phút rồi để qua đêm
- Rửa sạch mặt sau khi ngủ dậy
- Áp dụng 3 lần/tuần
Khi áp dụng những phương pháp trị nám mảng tại nhà, chị em cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn nguyên liệu sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh
- Chỉ áp dụng với nám nhẹ, mới chớm
- Cần phải kết hợp với việc bảo vệ da kỹ lưỡng khi đi ra ngoài, như dùng kem chống nắng, che chắn cẩn thận…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ…
- Uống nhiều nước
Trị nám theo Tây y
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường khuyên nên áp dụng kết hợp nhiều phương pháp trị nám mảng khác nhau, bao gồm: Chống nắng, dùng kem trị nám, tẩy tế bào da chết, sử dụng chất chống oxy hóa, áp dụng quy trình tái tạo bề mặt…
Các loại kem trị nám mảng phổ biến là:
- Hydroquinone
- Corticosteroid và tretinoin
- Kết hợp hydroquinone, corticosteroid và tretinoin
- Axit azelaic
- Axit kojic
- Niacinamide
Kiên trì sử dụng kem trị nám trong thời gian dài và theo đúng liệu trình có thể giúp ích nhiều cho nám mảng mức độ nhẹ tới vừa. Tuy nhiên, lạm dụng kem trị nám có thể dẫn tới nhiều hệ lụy, như kích ứng da, mòn da…
Với một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định dùng axit tranexamic dạng uống (chất cầm máu ức chế plasmin) ở liều 250mg, 2 lần/ngày. Mặc dù giúp trị nám khá nhanh, nhưng phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ hình thành huyết khối (cục máu đông) và không thể trị nám dứt điểm.
Nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả như ý muốn, bác sĩ da liễu có thể đề nghị áp dụng các thủ thuật:
Siêu mài mòn da/microdermabrasion
- Lột da hóa học
- Điều trị bằng laser
- Liệu pháp ánh sáng
- Lăn kim trị nám
Ưu điểm của phương pháp điều trị nám công nghệ cao là hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng có giá thành khá cao và không đảm bảo trị nám dứt điểm. Sau khi trị nám, bạn có thể sẽ phải đối mặt nguy cơ tái phát nám cao và một số phản ứng phụ như: Da kích ứng, tăng sắc tố sau viêm, nhiễm trùng, sẹo…
Cách phòng chống nám da
Vì nám bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả nội tiết tố và gene di truyền, nên rất khó để ngăn ngừa phát triển tình trạng này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giúp ngăn ngừa nám da lan rộng và sẫm màu hơn. Trong đó, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời là điều nên làm đầu tiên.
- Dùng kem chống nắng: Chọn kem chống nắng phổ rộng (có thể ngăn chặn được cả tia UVA và UVB), có chỉ số SPF hơn 30, chứa titan(IV) oxit hoặc kẽm oxit.
- Dùng quần áo, phụ kiện bảo hộ: Đeo kính râm, đội mũ rộng vành, che ô, mặc quần áo chống tia UV…
- Thay đổi thói quen: Tránh ra ngoài trời lúc nắng cao điểm (từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều), nên hoạt động trong bóng râm và uống nhiều nước khi ra ngoài trời.
Tóm lại, nám mảng là một mối quan tâm về thẩm mỹ hơn là về y tế. Các biện pháp điều trị nói trên có thể cải thiện tình trạng nám mảng và các phương pháp ngăn ngừa là điều cần thiết giúp bạn luôn sở hữu làn da tỏa sáng. Hãy tham vấn chuyên gia da liễu nếu bạn lo lắng về những mảng da sẫm màu hoặc nghi ngờ sự đổi màu da có liên quan tới các vấn đề sức khỏe đáng lưu ý hơn.