Cách Điều Trị Mề Đay Mãn Tính

Tác giả: Cập nhật: 11:30 am , 27/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Bệnh mề đay mãn tính gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Căn bệnh này thường kéo dài, dễ tái phát thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nếu chữa trị không kịp thời và không đúng cách. Vì vậy cách điều trị bệnh mề đay mãn tính hiệu quả là điều bất cứ ai mắc bệnh cũng đang tìm kiếm.

Bệnh mề đay mãn tính là tình trạng da nổi các nốt mẩn đỏ, kèm theo hiện tượng sưng và ngứa từng mảng trên da. Những nốt mẩn đỏ thay đổi hình dạng và kích thước, nhất là khi người bệnh gãi nhiều. Những triệu chứng bệnh có thể kéo dài hơn 6 tuần và dễ tái phát trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau lần xuất hiện đầu tiên.

Hình ảnh nổi mề đay mãn tính
Hình ảnh nổi mề đay mãn tính

Mặc dù khó điều trị nhưng bệnh mề đay mãn tính vẫn có thể được kiểm soát hoặc khỏi hoàn toàn nếu người bệnh chữa trị bệnh sớm và điều trị đúng cách. Hiện nay điều trị căn bệnh này có hai phương pháp chính là dùng thuốc Tây y và dùng thuốc Đông y. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, được bác sĩ cân nhắc khi chỉ định cho người bệnh.

Cách điều trị mề đay mãn tính bằng Tây y

Điều trị bệnh mề đay mãn tính bằng Tây y là cách chữa rất phổ biến hiện nay. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là dùng các loại thuốc đặc trị.

Nguyên lý chữa bệnh mề đay mãn tính theo Tây y

Theo các nghiên cứu khoa học, một trong những cơ chế hình thành mề đay là do các phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây kích thích. Khi đó dưới da diễn ra quá trình giải phóng histamine và các chất gây viêm. Những chất này đi tích tụ dưới da và đi vào máu gây ra tình trạng nổi mề đay.

Từ đó, việc điều trị mề đay mãn tính thường hướng đến kiểm soát sự giải phóng histamin và đẩy lùi các triệu chứng bệnh.

Một số loại thuốc trị mề đay mãn tính

Tùy theo tình trạng bệnh lý và các triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

Chữa mề đay mãn tính bằng thuốc Tây thường sử dụng những loại thuốc kháng Histamine
Chữa mề đay mãn tính bằng thuốc Tây thường sử dụng những loại thuốc kháng Histamine
  • Thuốc kháng Histamine giúp ngăn chặn sản xuất histamine trong cơ thể.
  • Thuốc chống viêm dạng uống kiểm soát tình trạng sưng, đỏ và ngứa trong thời gian ngắn.
  • Thuốc chống trầm cảm dạng kem giúp giảm ngứa
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Kháng thể nhân tạo đơn dòng

Ưu và nhược điểm của cách điều trị mề đay mãn tính Tây y

Cách chữa mề đay mãn tính bằng thuốc Tây y có tác dụng hiệu quả đối với những trường hợp nổi mề đay do phản ứng tự miễn của cơ thể. Đồng thời những thuốc được chỉ định có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Nhờ đó người bệnh sớm thoát khỏi cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

Tuy nhiên đối cách chữa bệnh mề đay bằng thuốc Tây thường không điều trị căn nguyên đối với những trường hợp bệnh vô căn mà chỉ có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng. Vì vậy người bệnh có thể gặp lại bệnh sau khi dừng sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó các loại thuốc Tây thường có tác dụng phụ, nhất là khi sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy người bệnh có thể gặp nguy hiểm nếu không cẩn trọng khi chữa trị.

Cách điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y

Điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y cũng là cách chữa bệnh mang lại hiệu quả đối với nhiều trường hợp. Cách chữa này thường sử dụng các bài thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược để điều trị bệnh.

Nguyên tắc trị mề đay mãn tính trong Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính do chức năng gan, thận, tạng phủ suy yếu, cơ thể tích tụ nhiều độc tố dẫn đến sinh bệnh trên da.

Cách điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y giúp giải độc, bồi bổ gan thận, tiêu viêm, hoạt huyết
Cách điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y giúp giải độc, bồi bổ gan thận, tiêu viêm, hoạt huyết

Vì vậy nguyên tắc của cách trị mề đay mãn tính theo Đông y là tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, hoạt huyết, an thần, chống dị ứng. Trong đó tiêu độc trừ tà là quan trọng nhất.

Thuốc Đông y chữa bệnh mề đay mãn tính

Cách điều trị mề đay mãn tính theo Đông y là sử dụng các bài thuốc dạng uống, bôi hoặc ngâm rửa để chữa trị bệnh. Những vị thuốc này có tác dụng bồi bổ gan thận, thông kinh, hoạt lạc, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc….

Một số loại thảo dược thường được sử dụng như Sinh địa, đinh lăng, đan bì, kinh giới, ké, bạch chỉ… Tùy vào tình trạng bệnh lý và các triệu chứng của bệnh nhân, thầy thuốc sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp.

Ưu và nhược điểm của cách chữa mề đay mãn tính Đông y

Cách chữa bệnh mề đay mãn tính bằng Đông y kết hợp các loại thảo dược trong tự nhiên, điều trị bệnh từ sâu bên trong, tận căn nguyên của bệnh. Nhờ vậy bệnh ít tái phát. Bên cạnh đó những loại thảo dược Đông y thường lành tính, không tích tụ trong cơ thể và an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Nhờ đó thuốc Đông y là một trong những lựa chọn khá phù hợp với những bệnh nhân cần điều trị lâu dài.

Tuy vậy, dùng thuốc Đông y chữa mề đay mãn tính không mang lại hiệu quả ngay lập tức, thuốc phát huy tác dụng từ từ. Ngoài ra mức độ hiệu quả khi dùng thuốc Đông y như thế nào còn phụ thuộc vào cơ địa và sự kiên trì điều trị của người bệnh.

Chăm sóc da khi điều trị mề đay mãn tính

Bên cạnh việc chữa bệnh bằng thuốc, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh cần điều chỉnh lối sống và cách chăm sóc da nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Theo đó, người bệnh nên:

Tránh xa các tác nhân gây kích ứng da

  • Không nên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Trứng, hải sản, các loại đậu hạt…
  • Tránh xa lông thú, mủ cao su, phấn hoa…
  • Tránh để cơ thể bị lạnh hoặc nóng đột ngột
  • Hạn chế đi ra ngoài trời nắng, nơi có khói bụi, vùng có nhiều chất hóa học…

Chăm sóc da

  • Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, nên chọn các loại xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt… thân thiện, không gây kích ứng da.
  • Người bệnh nên kiểm soát hành động gãi vì gãi ngứa có thể khiến da bị tổn thương, dễ viêm nhiễm. Trường hợp quá ngứa người bệnh có thể sử dụng băng gạc lạnh hoặc túi chườm lạnh để giảm ngứa tức thời.
Áp lạnh và dưỡng ẩm da giúp giảm ngứa khi bị nổi mề đay mãn tính
Áp lạnh và dưỡng ẩm da giúp giảm ngứa khi bị nổi mề đay mãn tính
  • Nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm và những lúc da bị khô, ngứa.
  • Sử dụng các loại kem bôi chữa mề đay nhẹ theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
  • Tắm nước ấm với bột baking soda hoặc yến mạch có thể giúp làm ẩm da và giảm ngứa hiệu quả.

Lưu ý khi điều trị mề đay mãn tính

Trong thời gian chữa bệnh mề đay mãn tính, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau để việc điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định điều trị từ bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc về chữa trị vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Không tự ý uống thuốc khi bị mề đay mãn tính
Không tự ý uống thuốc khi bị mề đay mãn tính
  • Khi điều trị bằng thuốc Tây y người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liệu trình, không tự ý rút ngắn thời gian hoặc kéo dài liệu trình điều trị. Bởi vì thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với bệnh.
  • Đối với thuốc Đông y, người bệnh cần kiên trì sử dụng. Bệnh nhân nên tìm kiếm những địa chỉ chữa bệnh và bốc thuốc uy tín thì mới đạt được hiệu quả điều trị.
  • Trong thời gian chữa trị nếu bệnh không thuyên giảm hoặc có các biểu hiện trầm trọng hơn kèm theo các dấu hiệu phù mạch, sốc phản vệ thì người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Tình trạng sốc phản vệ không được cấp cứu có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Bệnh nhân cũng nên tầm soát dị ứng để phát hiện những thực phẩm dễ gây dị ứng và tránh xa chúng.
  • Đi khám lại theo đúng chỉ định của bác sĩ để chắc chắn tình trạng bệnh đã chấm dứt hoặc được kiểm soát tốt nhất.

Bệnh mề đay mãn tính là căn bệnh khó chữa trị dứt điểm và dễ tái phát. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị phù hợp thì người bệnh hoàn toàn có thể khỏi bệnh hoặc kiểm soát diễn biến của bệnh. Mong rằng với những thông về những cách điều trị mề đay mãn tính, người bệnh sẽ có những cách xử trí phù hợp nhất khi mắc bệnh để sớm thoát khỏi căn bệnh phiền toái này.

Xem thêm: Những thuốc trị mề đay mãn tính hiệu quả được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Nổi mề đay có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều bạn đọc. Được biết, mề đay là bệnh da liễu rất phổ biến và mỗi người sẽ gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời....
    Nổi mề đay có được tắm không là vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng. Dân gian thường cho rằng để da dính nước khi bị mề đay sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn và khó khỏi. Vậy thực...
    Bệnh mề đay có lây không là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bởi vì căn bệnh này làm tăng cảm giác khó chịu, khiến người bệnh khó tập trung trong cuộc sống và ảnh hưởng không...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 479 - Đường Lương Ngọc Quyến - TP Thái Nguyên.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thái Nguyên hay Khoa Da liễu - Bệnh viện viện Đa khoa Thái Nguyên là một địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh da liễu chất lượng của tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 100 giường bệnh
    • 144 Quang Trung, P. Quang Trung, Thành phố Hải Dương, Hải Dương.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hải Dương, tên đầy đủ là Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương. Đây là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II về khám chữa da và mắt tại địa bàn tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan