Chữa Mề Đay Mãn Tính Bằng Đông Y
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng hiện nay. Bởi vì cách chữa này mang lại hiệu quả mà lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt cách chữa này là lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân cần điều trị thời gian dài và không thể sử dụng thuốc Tây y.
Mề đay mãn tính trong quan niệm Đông y
Mề đay mãn tính là tính trạng da nổi mẩn đỏ kèm theo các biểu hiện sưng, ngứa da, nốt mẩn biến đổi kích thước… Những triệu chứng này thường kéo dài hơn 6 tuần và dễ tái phát trở lại sau đó trong nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí có người bị suốt đời.
Để biết cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y người bệnh cần biết rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.
1. Nguyên nhân gây mề đay mãn tính
Theo Đông y, mề đay xuất hiện do các nguyên nhân chính bao gồm:
Yếu tố nội nhân
- Cơ thể suy nhược, khí huyết lưu thông kém hoặc bị hao tổn. Khí hư sinh phong và tạo cơ hội cho ngoại tà xâm nhập gây bệnh.
- Do gan, thận yếu, bị rối loạn khiến bài độc kém. Độc tích dưới da gây mề đay.
Yếu tố ngoại nhân
- Phong nhiệt
- Phong hàn
2. Thể mề đay mãn tính trong Đông y
Đông y chia mề đay thành các thể chính: Phong hàn, phong nhiệt, huyết hư phong tán. Trong đó Thể huyết hư phong tán là cách gọi của bệnh mề đay mãn tính.
Khi bị huyết hư phong tán người bệnh sẽ có các biểu hiện: Nổi mề đay tồn tại trong thời gian dài, thỉnh thoảng phát tác lại. Bệnh nặng hơn vào buổi chiều và tối. Người bệnh thường dễ cáu giận, tâm phiền, lòng bàn chân và bàn tay nóng, miệng khô, lưỡi khô đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế.
Các bài thuốc chữa mề đay mãn tính bằng Đông y
Mề đay mãn tính ít gặp hơn so với mề đay cấp tính. Những trường hợp mãn tính thường khởi phát từ từ, dai dẳng và hiếm khi phát triển thành sốc phản vệ như giai đoạn cấp. Tuy nhiên, mề đay kéo dài gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Thực tế, không ít trường hợp mề đay mãn tính không có đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Do đó, nhiều bệnh nhân lựa chọn các bài thuốc Đông y để hạn chế tác dụng phụ và hỗ trợ cải thiện gốc rễ của bệnh. Ngoài việc chia bệnh thành 2 giai đoạn là cấp và mãn tính, Đông y còn chia mề đay mãn tính thành nhiều thể riêng biệt. Bệnh nhân cần dựa vào thể bệnh để lựa chọn bài thuốc điều trị phù hợp.
Nếu đang có ý định dùng thuốc Đông y chữa mề đay mãn tính, bệnh nhân có thể tham khảo những bài thuốc thông dụng sau:
1. Bài thuốc Đông y chữa mề đay mãn tính tái đi tái lại
Mề đay mãn tính thường tái đi tái lại liên tục gây khó chịu và bứt rứt cho người bệnh. Thể mề đay tái phát thường xuyên có tổn thương da màu trắng, nổi nhiều hơn vào buổi chiều và tối muộn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, sắc mặt nhợt nhạt và thiếu sức sống.
Đối với mề đay mãn tính tái đi tái lại, bệnh nhân nên dùng bài Tiêu phong tán để giải độc, tư âm và nhuận huyết.
- Chuẩn bị: Kinh giới, ngưu bàng tử, phòng phong, thạch cao, đương quy, sinh địa, lá khổ sâm mỗi thứ 12g, cam thảo 6g, thuyền thoái 4g và thương truật 8g.
- Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống hết trong ngày.
Bài Tiêu phong tán còn được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa thể bán cấp và cấp tính. Bài thuốc này có tác dụng giảm ngứa ngáy và cải thiện rõ rệt tình trạng nổi các sẩn, mảng trên bề mặt da.
2. Bài thuốc Đông y chữa mề đay mãn tính kéo dài
Một số bệnh nhân không gặp phải tình trạng mề đay tái phát liên tục nhưng tổn thương da kéo dài, gây ngứa ngáy dai dẳng và âm ỉ. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng tình trạng ngứa nhiều gây ra tâm lý lo lắng, bứt rứt và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Với thể mề đay mãn tính kéo dài, bệnh nhân nên dùng bài Tứ vật tiêu độc để thanh nhiệt, giải độc và dưỡng huyết. Bài thuốc này có thể gia giảm tùy theo triệu chứng của từng trường hợp.
- Chuẩn bị: Đương quy và xuyên khung mỗi thứ 10g, huyền sâm, thổ phục linh, thương nhĩ tử và huyền sâm mỗi thứ 15g, thuyền thoái 4g, cam thảo 6g, cúc hoa, liên kiều, kinh giới mỗi thứ 12g, xích thược 13g.
- Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần và uống khi bụng không no không đói. Nên để thuốc nguội vừa tới, không dùng thuốc khi còn nóng hoặc đã quá nguội.
Mề đay mãn tính ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sức khỏe thể chất. Bệnh nhân có thể dựa theo một số triệu chứng lâm sàng để gia giảm dược liệu sao cho phù hợp:
- Khí huyết hư (hay hoa mắt, da khô sạm và người gầy yếu): Gia thêm đẳng sâm 12g và hoàng kỳ 15g.
- Có triệu chứng nhiễm giun, ký sinh trùng: Dùng thêm phi tử, sử quân tử và binh lang (hạt cau) mỗi thứ 12g.
- Tinh thần bứt rứt, nóng nảy và ngực sườn đầy tức: Gia thêm thanh bì, đan bì và bạch thược mỗi thứ 12g, sài hồ 10g.
- Đại tiện táo, khó đi: Dùng thêm mạch môn và thảo quyết minh mỗi thứ 12g, vừng đen (hắc ma nhân) 15g.
3. Các bài thuốc Đông y chữa mề đay mãn tính khác
Ngoài 2 bài thuốc trên, bệnh nhân có thể tham khảo thêm một số bài thuốc chữa mề đay mãn tính khác:
- Bài Tầm ma chẩn thang: Dùng bạch truật 30g, bạch tật lê 12g, hoàng cầm và cương tằm mỗi thứ 10g, long cốt, đan sâm, phục linh, đơn bì và kinh giới mỗi thứ 15g, thương truật 5g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Bài thuốc này có tác dụng giảm ngứa, kiện tỳ, khứ phong và lợi thấp.
- Bài Hồ ma linh tiên thang: Bài thuốc này được dùng để trị mề đay cấp và mãn tính với tác dụng giảm ngứa, khứ phong, lợi thấp, thanh nhiệt và dưỡng huyết. Để thực hiện bài thuốc, cần chuẩn bị cam thảo 10g, thuyền thoái 6g, khổ sâm, thủ ô sống và đại hồ ma mỗi thứ 18g, ngưu bàng tử, phù bình, uy linh tiên và phòng phong mỗi thứ 12g. Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.
- Bài Tần cửu hoa xà thang: Chuẩn bị ô tiêu xà và tần cửu mỗi thứ từ 6 – 10g, địa phu tử, phòng phong, bạch tiên bì, sinh địa mỗi thứ 10 – 12g, cam thảo 6g, đại hoàng từ 6 – 8g, ô mai và ngũ vị tử mỗi thứ từ 10 – 15g. Đem sắc lấy nước uống, dùng từ 2 – 6 thang là khỏi.
- Bài Đương quy ẩm gia vị: Dùng địa long, bạch thược, đương quy và bạch cập mỗi thứ 9g, ô dược, kinh giới, xuyên khung và phòng phong mỗi thứ 6g, địa phu tử 12g, lộ lộ thông 15g và cam thảo 5g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang. Với bài thuốc này, bệnh nhân phải uống từ 30 – 40 thang bệnh mới thuyên giảm.
Ngoài các bài thuốc uống từ Đông y, bệnh nhân cũng có thể tận dụng thảo dược quanh nhà để nấu nước ngâm rửa và tắm hằng ngày để giảm ngứa. Các thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt và không gây ra tác dụng phụ như thuốc trị ngứa da.
Những lưu ý khi chữa mề đay mãn tính bằng Đông y
Điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y rất lành tính và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên khi bệnh nhân cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Thuốc Đông y mang lại hiệu quả từ từ nên người bệnh cần kiên trì khi quyết định điều trị bằng phương pháp cổ truyền.
- Hiệu quả của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và lối sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Khi điều trị bằng thuốc Đông y người bệnh cần tìm đến những cơ sở khám và điều trị uy tín, chất lượng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sau khi hết liệu trình nếu bệnh không thuyên giảm người bệnh cần đi khám lại để có phương pháp chữa trị phù hợp hơn.
- Trong quá trình chữa mề đay bằng thuốc Đông y, bệnh nhân nên tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng, dị ứng da. Đồng thời người bệnh cũng cần vệ sinh da hàng ngày và bảo vệ da của mình khi đi ra ngoài trời.
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y là cách chữa an toàn, lành tính nhưng không hẳn phù hợp với tất cả mọi bệnh nhân. Vì vậy để biết được phương pháp chữa mề đay mãn tính nào phù hợp nhất, bạn nên đến gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được thăm khám sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm: