Ghẻ

Tác giả: Cập nhật: 3:16 pm , 30/07/2024

Ghẻ là căn bệnh da liễu tương đối phổ biến ở nước ta. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém và thiếu nước sinh hoạt. Nếu không sớm phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời thì các biến chứng như nhiễm trùng, chàm hóa,… hoàn toàn có thể xảy ra.

ghẻ là bệnh gì
Ghẻ là căn bệnh da liễu khá phổ biến có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc

Bệnh ghẻ là gì?

Ghẻ (Scabies) là một bệnh truyền nhiễm trên da khá phổ biến do một loại côn trùng ký sinh trên da có tên là Sarcoptes scabiei gây ra. Căn bệnh này xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Cho đến nay, hằng năm trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh bao gồm tất cả các nhóm tuổi và tầng lớp xã hội.

Theo ước tính từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì tỷ lệ hiện nhiễm toàn cầu rơi vào khoảng 0.2 – 24%. bệnh ghẻ hiện đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan ngại ở các vùng nghèo khó với tỷ lệ nhiễm lên đến 10% dân số nói chung và 50% ở trẻ em.

Bệnh ghẻ có xu hướng xuất hiện ở những khu vực dân cư đông đúc, nhà cửa chật hẹp, những nước kém phát triển, thiếu nước sinh hoạt, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém. Mặc dù do một thủ phạm gây ra những nó có thể làm xuất hiện nhiều dạng nhiễm trùng khác nhau. Chẳng hạn như ghẻ đơn giản, ghẻ nhiễm khuẩn hay ghẻ Na Uy.

Tại Việt Nam, một nghiên cứu từ Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2019 – 2020 tiến hành trên 365 bệnh nhân ghẻ cho kết quả như sau:

  • Ghẻ thông thường chiếm 88,5%, ghẻ bội nhiễm chiếm 6.3% và 26.4% xuất hiện tổn thương ghẻ ở sinh dục.
  • Bệnh mức độ nhẹ chiếm 31.7%, mức độ trung bình chiếm 62.4% và mức độ nặng chiếm 5.9%.
  • Tổn thương da thường gặp nhất là mụn nước (91.9%), vảy tiết (90.7%) và luống ghẻ (50.8%).
  • Vị trí tổn thương hay gặp nhất là vùng kẽ ngón tay (93%), vùng bụng và thắt lưng (50.6%), vùng mặt trước cổ tay (46.6%).
  • Có khoảng 87.1% người bệnh sống cùng gia đình và 75% sống cùng người đang bị bệnh ghẻ.
  • Khi được hỏi về nguồn lây thì 36.5% cho rằng họ bị lây bệnh từ bạn bè và 25.8% nói rằng họ lây bệnh từ người thân trong gia đình.

Ghẻ là một trong những căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng khi tiếp xúc thân thể gần gũi trong gia đình, viện dưỡng lão, nhóm giữ trẻ, lớp hoặc hoặc nhà tù. Do bệnh ghẻ có xu hướng lây lan nhanh nên các bác sĩ thường sẽ khuyến nghị điều trị cho cả gia đình hoặc nhóm tiếp xúc.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ

Triệu chứng của bệnh ghẻ có thể biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Thời gian ủ bệnh trung bình từ khoảng 2 – 3 ngày cho đến 2 – 6 tuần.

dấu hiệu bệnh ghẻ
Các tổn thương trên da thường đi kèm với cảm giác rất ngứa ngáy, kích hoạt phản ứng cào gãi

– Thương tổn cơ bản:

  • Mụn nước xuất hiện rải rác và riêng rẽ trên nền da lành. Thường ờ các vùng da mỏng như mặt trước cổ tay, kẽ ngón tay, cẳng tay, rốn, quanh thắt lưng, vú, mặt trong đùi, kẽ mông và bộ phận sinh dục. Riêng ở trẻ sơ sinh thì mụn nước hay xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân.
  • Đường hầm ghẻ còn được gọi lá “luống ghẻ” thường dài khoảng 3 – 5mm.
  • Săng ghẻ thường có xu hướng xuất hiện ở vùng sinh dục, rất dễ bị nhầm lẫn với săng giang mai.
  • Sẩn cục hoặc sẩn huyết thanh có thể xuất hiện ở nách, bìu, bẹn.
  • Trên da có thể xuất hiện vết xước, đỏ da, vảy da và dát thâm. Nhiều trường hợp có thể có bội nhiễm, mụn mủ, chàm hóa.
  • Ghẻ Na Uy là một thể đặc biệt thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch. Tổn thương trên da là các lớp vảy chồng lên nhau và có xu hướng lan tỏa toàn thân. Có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ ở trong các lớp vảy.

– Triệu chứng cơ năng:

  • Người bệnh có xu hướng bị ngứa nhiều, cơn ngứa có thể âm ỉ hoặc dữ dội
  • Vào ban đêm tình trạng ngứa ngáy có xu hướng gia tăng
  • Trường hợp trên da có vết xước, đỏ da hay có mụn mủ, bội nhiễm thì thường gây đau rát rất khó chịu

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ thường gặp

Hoạt động của ve ký sinh Sarcoptes scabiei được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ. Loại ve ký sinh này có kích thước siêu nhỏ, con ve cái (cái ghẻ) sẽ đào hàng ngay bên dưới da và tạo một đường hầm để nó gửi trứng vào.

Trứng nở ra và ấu trùng bọ ve sẽ hoạt động trên bề mặt da, nơi chúng trưởng thành và có thể lây lan nhanh sang các vùng da khác trên cơ thể hoặc sang da người khác. Tình trạng ngứa của ghẻ là do cơ thể bị dị ứng với ve, trứng và chất thải của chúng.

nguyên nhân gây bệnh ghẻ
Ve ký sinh Sarcoptes scabiei là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ghẻ bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm
  • Khu vực sống thường xuyên bị ngập lụt
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm
  • Người mắc bệnh ung thư hạch, bệnh bạch cầu hoặc HIV

Bệnh ghẻ có nguy hiểm không?

Bệnh ghẻ ngoài gây ra tổn thương trên da và các phiền toái thì còn tiềm ẩn nhiều vấn đề đáng quan ngại. Trường hợp người bệnh gãi mạnh để giải tỏa cơn ngứa có thể khiến da bị vỡ mụn nước và nhiễm trùng thứ phát.

Một dạng ghẻ nghiêm trọng hơn (ghẻ Na Uy) có thể ảnh hưởng tới một số nhóm nguy cơ cao. Bao gồm:

  • Những người có tình trạng sức khỏe mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Chẳng hạn như bệnh bạch cầu mãn tính hoặc HIV.
  • Người già trong các viện dưỡng lão.
  • Người mắc bệnh nặng, chẳng hạn như bệnh nhân trong bệnh viện hoặc cơ sở điều dưỡng.

Ghẻ Na Uy có xu hướng khiến cho da bị đóng vảy và ảnh hưởng tới các khu vực rộng lớn trên cơ thể. Ngoài có xu hướng lây lan nhanh thì còn có thể rất khó điều trị. Thông thường một người bị ghẻ chỉ có khoảng 10 – 15 cái ghẻ nhưng một người bị ghẻ Na Uy có thể có đến hàng triệu cái ghẻ.

Bệnh ghẻ không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da
  • Bệnh chốc lở
  • Viêm da
  • Chàm hóa
  • Viêm cầu thận cấp
bệnh ghẻ nguy hiểm không
Bệnh ghẻ không sớm điều trị thì có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng

Chẩn đoán bệnh ghẻ

Chẩn đoán chính xác bệnh ghẻ là yếu tố quan trọng giúp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Cụ thể như sau:

1. Chẩn đoán xác định

Các bác sĩ da liễu thường sẽ căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng xuất hiện trên da để chẩn đoán bệnh ghẻ. Tuy nhiên, những chẩn đoán lâm sàng có thể sẽ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh ngoài da khác.

Để đưa ra nhận định chính xác về bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm mô da. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu vảy da tại vùng bị ghẻ để quan sát dưới kính hiển vi. Chẩn đoán xác định khi có sự tồn tại của ve ký sinh Sarcoptes scabiei trong mẫu bệnh phẩm.

2. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh ghẻ có thể cần chẩn đoán phân biệt với một số căn bệnh da liễu có triệu chứng tương tự. Chẳng hạn như:

  • Tổ đỉa: Thương tổn là các mụn nước nhỏ xuất hiện ở vùng rìa các ngón tay, bàn tay, bàn chân gây ngứa và tiến triển dai dẳng.
  • Sẩn ngứa: Thương tổn trên da là sự xuất hiện của các sẩn huyết thanh rải rác khắp cơ thể. Kèm theo đó là cảm giác rất ngứa ngáy và khó chịu.
  • Viêm da cơ địa: Thương tổn của bệnh viêm da cơ địa có dạng sẩn mụn nước và tập trung thành từng đám. Chúng thường xuất hiện chủ yếu ở chi dưới, rất ngứa và tiến triển dai dẳng.
  • Nấm da: Thương tổn là các mảng da đỏ, có mụn nước và vảy da ở phần rìa, bờ hình vòng cung và có xu hướng lành ở giữa. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa rất nhiều, khi xét nghiệm sẽ tìm thấy sợi nấm.
  • Săng giang mai: Thương tổn là một vết trợt nông có nền cứng, không ngứa và không đau. Thường xuất hiện ở vùng hậu môn sinh dục. Kèm theo đó là hạch bẹn to và thường có hạch chúa. Xét nghiệm trực tiếp soi tươi sẽ tìm thấy xoắn khuẩn giang mai tại thương tổn và hạch vùng. Xét nghiệm huyết thanh giang mai sẽ cho kết quả dương tính.

Cách điều trị bệnh ghẻ hiệu quả

Nguyên tắc chung của việc điều trị bệnh ghẻ là cần điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình, tập thể hay nhà trẻ. Nên tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục đối với những người bệnh trên 18 tuổi.

Dưới đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh ghẻ:

1. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc Tây được xác định là phương pháp điều trị chính đối với bệnh ghẻ. Các loại thuốc Tây có khả năng kiểm soát nhanh triệu chứng, tiêu diệt cái ghẻ và thúc đẩy tổn thương trên da chóng lành,

Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và các yếu tố liên quan khác để kê toa thuốc cho phù hợp. Các loại thuốc thường được dùng phổ biến bao gồm:

– Thuốc bôi tại chỗ:

Các loại thuốc này được sử dụng bằng cách tắm sạch sẽ bằng xà phòng, lau khô rồi bôi thuốc vào vùng bị tổn thương. Tùy thuộc vào từng loại thuốc và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định tần suất sử dụng phù hợp. Các thuốc được dùng phổ biến nhất bao gồm:

  • Gamma benzen 1%
  • Benzoat benzyl 25%
  • Permethrin 5%
  • Diethylphtalat (DEP)
thuốc chữa bệnh ghẻ
Các loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh ghẻ

Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc bôi khác. Chẳng hạn như:

  • Crotamiton 10%
  • Mỡ lưu huỳnh 5 – 10% cho trẻ em và người lớn. Rất an toàn cho người bệnh dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Nhược điểm là thuốc có mùi hôi hơi khó chịu.
  • Trường hợp bị ghẻ bội nhiễm có thể sử dụng castellani hoặc milian
  • Nếu có chàm hóa thì dùng hồ nước hoặc kem bôi có chứa corticoid trong vòng 1 – 2 tuần
  • Trường hợp bị ghẻ Na Uy cần ngâm, tắm sau đó bôi mỡ salicylic để làm bong sừng rồi mới bôi thuốc diệt ghẻ

– Thuốc toàn thân:

Trong một số trường hợp bệnh ghẻ có thể gây ngứa ngáy quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày. Hơn nữa bệnh còn có thể không đáp ứng với điều trị tại chỗ. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc uống như:

  • Uống kháng histamin tổng hợp
  • Ivermectin liều 200µg/kg cân nặng, sử dụng 1 liều duy nhất. Chỉ định cho các trường hợp ghẻ kháng trị với các thuốc điều trị cổ điển, ghẻ ở người nhiễm HIV hoặc ghẻ Na Uy. Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai hay trẻ em dưới 5 tuổi.

2. Chăm sóc tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc thì thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng là một phần quan trọng trong quá trình kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh ghẻ. Chăm sóc tốt giúp làm giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm và thúc đẩy tổn thương da chóng lành.

Các biện pháp cần thực hiện bao gồm:

  • Vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách. Nên kỳ cọ nhẹ nhàng, không chà xát mạnh lên bề mặt da bị nổi mụn nước hay ngứa ngáy nhiều. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm vệ sinh da có tính kháng khuẩn nhẹ.
  • Trường hợp bị ngứa ngáy nhiều có thể chuẩn bị 1 bồn nước ấm và thêm vào khoảng 3 thìa cà phê muối biển rồi ngâm mình khoảng 10 phút.
  • Có thể chườm lạnh để khắc phục nhanh cơn ngứa. Đồng thời hỗ trợ làm giảm sưng trên bề mặt da và làm giảm việc lạm dụng các loại thuốc bôi chống ngứa.
  • Tuyệt đối cao chà xát hoặc cào gãi lên vùng da bệnh để giải tỏa cơn ngứa. Phản ứng này có thể khiến cho da bị trầy xước, chảy máu, rỉ dịch và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Chủ động cách lý với người thân và những người xung quanh. Tuyệt đối không ngủ chung giường, ôm hôn, nắm tay,…
  • Kết hợp ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào da mới.
  • Nên giặt nóng và sấy khô quần áo, chăn ga, khăn, gối nệm trong suốt quá trình điều trị bệnh ghẻ. Đồng thời chú ý vệ sinh, lau dọn không gian sống sạch sẽ.

3. Tận dụng thảo dược tự nhiên

Trường hợp bệnh ghẻ chỉ gây ra các tổn thương khu trú ở một vài vị trí với mức độ nhẹ thì người bệnh có thể tận dụng thảo dược tự nhiên để điều trị. Đây là giải pháp lành tính, an toàn và rất dễ áp dụng.

Trên thực tế, một số loại thảo dược tự nhiên chứa nhiều thành phần có dược tính cao. Bên cạnh việc hỗ trợ cắt nhanh cơn ngứa thì còn tăng cường hàng rào bảo vệ và thúc đẩy các tổn thương trên da chóng lành.

mẹo chữa bệnh ghẻ bằng thảo dược
Nha đam có tác dụng cấp ẩm, làm dịu da và giảm ngứa ngáy do bệnh ghẻ gây ra

Người bệnh có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên sau đây:

– Nha đam:

Gel nha đam có tác dụng cấp ẩm, làm dịu da và thúc đẩy tốc độ phục hồi các tế bào da tổn thương. Đặc biệt một số thành phần từ nha đam còn được chứng minh là có khả năng trị ghẻ nhờ hoạt động giống như thuốc benzyl benzoate.

Người bệnh có thể dùng gel nha đam thoa lên vùng da tổn thương. Sau đó để nguyên 20 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.

– Tỏi:

Hoạt chất allicin dồi dào trong tỏi có thể ức chế các tác nhân gây nhiễm trùng da. Từ đó ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở các vùng da bị ghẻ.

Có thể ngâm tỏi với rượu trắng rồi vệ sinh da và thoa rượu tỏi lên. Để nguyên 7 – 10 phút rồi rửa lại cho sạch. Tuyệt đối không áp dụng mẹo này khi mụn nước đã bị vỡ.

– Lá trầu không:

Một số hoạt chất trong tình dầu lá trầu không có tác dụng kháng sinh mạnh. Ngoài giúp làm giảm ngứa ngáy và chống viêm thì còn ngăn ngừa bội nhiễm ở các mụn nước. Đồng thời làm giảm mức độ tổn thương da.

Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi đun sôi cùng 1.5 lít nước. Đổ nước ra chậu, cho 1 thìa cà phê muối biển vào khuấy tan. Chờ nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bệnh.

– Gừng tươi:

Hoạt chất Zingerone và Gingerol trong gừng có khả năng ức chế các phản ứng viêm. Từ đó sẽ làm giảm viêm và giảm ngứa ở những vùng da bị tổn thương do bệnh ghẻ.

Có thể rửa sạch 2 củ gừng tươi, cắt nhỏ rồi đun sôi cùng 2 lít nước. Sau đó pha với nước lã cho nước ấm rồi ngâm rửa vùng da bệnh.

Tuyệt đối không áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên nếu tổn thương da tiến triển nặng. Đặc biệt là có dấu hiệu bị lở loét hoặc bội nhiễm. Lạm dụng trong các trường hợp này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều biến chứng.

Phòng ngừa bệnh ghẻ như thế nào?

Bệnh ghẻ rất dễ xảy ra và có nguy cơ tái nhiễm cao ngay cả khi đã chữa khỏi dứt điểm. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau đây:

phòng ngừa bệnh ghẻ
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ghẻ
  • Rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày. Sau khi tắm nên lau khô người rồi mới mặc quần áo. Tuyệt đối không mặc quần áo còn dấu hiệu ẩm ướt.
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn và các đồ dùng cá nhân. Nên giặt bằng xác phòng kháng khuẩn và nước nóng. Sau đó sấy ở nhiệt độ cao hoặc phơi khô ngoài nắng to.
  • Vệ sinh và dọn dẹp không gian sống thật sạch sẽ. Tiến hành hút bụi toàn bộ các ngóc ngách trong nhà và nơi làm việc.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, mặc chung quần áo, có những hành động thân mật hoặc quan hệ tình dục với người mắc bệnh ghẻ.
  • Chú ý ăn chín, uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến cũng như bảo quản thức ăn.
  • Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nói chung và tăng cường hàng rào bảo vệ da nói riêng.

Bệnh ghẻ có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống. Cần chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng đáng quan ngại.

Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 50 giường bệnh
    • Đường Nguyễn văn Linh - Phường Hương Sơ -Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Huế được biết đến là một trong những bệnh viện dẫn đầu trong cả nước về thăm khám chữa bệnh da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 15A, Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Trung ương (tên tiếng Anh: National Hospital of Dermatology and Venereology) là bệnh viện công lập chuyên khoa đầu ngành về da liễu tại nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 120 giường bệnh
    • số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện da liễu ở Thành phố Hồ Chí Minh hàng đầu trong khám, chữa các vấn đề về da.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan