Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không

Tác giả: Cập nhật: 11:27 am , 27/06/2024

Nổi mề đay có được tắm không là vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng. Dân gian thường cho rằng để da dính nước khi bị mề đay sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn và khó khỏi. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nổi mề đay có được tắm không hay phải kiêng?

Theo dân gian nổi mề đay nên kiêng gió và nước để tránh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân rất hoang mang không biết bệnh mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay có được tắm không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân
Nổi mề đay có được tắm không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân

Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc cần quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh. Theo các nghiên cứu khoa học, nhiều trường hợp bệnh mề đay xuất hiện vô căn. Những trường hợp còn lại nguyên nhân gây bệnh được chỉ ra gồm một số nhóm tác nhân gây dị ứng như:

  • Thực phẩm
  • Một số loại thuốc
  • Do yếu tố thời tiết
  • Do yếu tố vật lý như ánh áng, nhiệt độ…
  • Các dị nguyên dễ gây dị ứng: Lông thú, phấn hoa, hóa chất…
  • Do áp lực tâm lý…

Trong số những nguyên nhân nổi mề đay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nước dẫn đến căn bệnh này. Ngoài ra, khi bị nổi mề đay, nhất là thời điểm mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hô nên dẫn đến tích tụ các tế bào chết trên da. Nếu người bệnh không vệ sinh da sạch sẽ, tuyến bã nhờn ra nhiều sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn trên da. Điều này sẽ khiến các nốt mẩn hoặc các vết xước dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh có thể tắm để làm sạch da, hỗ trợ việc điều trị nhanh đạt được hiệu quả hơn.

Cách tắm an toàn khi bị nổi mề đay

Với những bệnh nhân bị nổi mề đay, việc tắm rửa cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự hồi phục của da. Tuy nhiên nếu tắm không đúng cách, vô tình bệnh nhân có thể tự làm da gặp phải những nguy hiểm khó lường. Để đảm bảo tắm đúng cách và khoa học bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

Tắm bằng nước ấm

Người bệnh nên tắm với nước ở nhiệt độ phù hợp, không quá lạnh và không quá nóng. Tắm nước nóng có thể làm da khô, mất độ pH tự nhiên, dễ bị kích ứng hoặc bị bỏng. Ngược lại tắm bằng nước lạnh có thể khiến người bệnh bị sốc nhiệt, làm tăng mức độ bệnh hơn.

Không chà xát mạnh

Khi bị nổi mề đay, người bệnh thường bị ngứa rát nên dễ chà xát mạnh khi tắm. Tuy nhiên nếu chà xát mạnh, bạn sẽ làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và có thể để lại sẹo trên da.

Khi bị mề đay không nên chà xát mạnh khi tắm
Khi bị mề đay không nên chà xát mạnh khi tắm

Không nên tắm quá lâu

Trong thời gian bị mề đay, người bệnh chỉ nên tắm 1 lần mỗi ngày và mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài từ 5 – 10 phút. Tắm lâu có thể khiến da bị khô và dễ gây kích ứng, ngứa ngáy.

Quan tâm đến những sản phẩm làm sạch da

Người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên, không gây kích ứng và phù hợp với những người có da nhạy cảm. Sử dụng những sản phẩm sửa tắm, xà phòng có độ tẩy rửa cao có thể khiến da bị kích ứng rất khó chịu.

Sử dụng bột baking soda hoặc bột yến mạch

Cho thêm bột yến mạch hoặc baking soda vào bồn tắm và ngâm mình khi tắm khoảng 5 -10 phút mỗi ngày có thể giúp da ẩm hơn và giảm ngứa hiệu quả.

Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm

Người bệnh có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da sau khi tắm để giúp da ẩm và mềm mại hơn. Nhờ vậy việc phục hồi da sẽ tốt hơn.

Dưỡng ẩm da sau khi tắm sẽ giúp da mềm và hồi phục tốt hơn
Dưỡng ẩm da sau khi tắm sẽ giúp da mềm và hồi phục tốt hơn

Ngoài ra, người bệnh nên chọn trang phục rộng rãi với chất liệu nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi (cotton) để giảm độ ma sát lên vùng da bị tổn thương. Đồng thời người bệnh nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đường muối. Thay vào đó bệnh nhân nên bổ sung rau xanh, hoa quả và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Người bệnh nổi mề đay có thể tham khảo danh sách những thực phẩm cần kiêng tại đây.

Mong rằng với những thông tin trên bạn đọc không còn băn khoăn về vấn đề nổi mề đay có được tắm không. Người bệnh chỉ cần chú ý tắm đúng cách và nghỉ ngơi hợp lý thì việc điều trị sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài tham khảo

Bài viết liên quan