Thuốc Chữa Dị Ứng Da

Tác giả: Cập nhật: 8:09 pm , 27/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Sử dụng thuốc trị dị ứng da là một trong những giải pháp khắc phục hiệu quả các triệu chứng khó chịu của dị ứng da. Thế nhưng ít ai biết nên sử dụng thuốc gì để chữa dị ứng cho hiệu quả tốt và an toàn. Bị dị ứng da uống thuốc gì? Bôi thuốc gì? Dùng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Dị ứng da là gì?

Dị ứng da là một trong những loại dị ứng thường gặp và còn được gọi với tên là viêm da dị ứng. Tình trạng dị ứng trên da xảy ra khi có một kích thích nào đó tác động đến da của bạn và khiến hệ thống miễn dịch cho rằng da đang bị tấn công bởi kích thích này.

Khi đó các histamine được giải phóng và gắn vào các thụ thể trong các mao mạch dưới lớp hạ bì làm thay đổi tiết dịch. Từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng trên da như đỏ, sưng, ngứa, nổi mẩn, nổi mề đay.

Dị ứng da là tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu
Dị ứng da là tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu

Người bệnh có thể bị dị ứng da mặt, da tay, da chân hoặc dị ứng toàn thân, đặc biệt tại những nơi bị kích thích tiếp xúc. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bị dị ứng da, trong đó có một số tác nhân phổ biến như:

  • Tiếp xúc với niken trong đồ trang sức.
  • Tiếp xúc với hóa chất: kem chống nắng, thuốc xịt côn trùng, các loại thuốc bôi da, thuốc kháng sinh, nước hoa, sản phẩm tẩy rửa, xà phòng…
  • Do mủ cao su, găng tay, nhựa, thun, bóng bay, bao cao su…

Dị ứng da thường không đe dọa đến tính mạng, chúng có thể khỏi sau vài giờ hoặc trong vòng một tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp dị ứng nặng người bệnh cần sử dụng thuốc hoặc nếu bị sốc phản vệ thì người bệnh cần sớm được cấp cứu.

Những loại thuốc trị dị ứng da hiệu quả

Dùng thuốc là cách điều trị dị ứng da mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn nhất. Thuốc dùng chủ yếu là thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng uống, bôi và tiêm. Tùy thuộc vào từng tình trạng và cơ địa của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn, chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Thuốc Tây y chữa dị ứng da hiệu quả

Dị ứng nói chung và dị ứng da nói riêng là những tình trạng mãn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên có thể khắc phục và đẩy lùi các triệu chứng dị ứng da bằng một số loại thuốc Tây y như thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc kết hợp, corticosteroid … 

  1. Thuốc kháng histamine trị dị ứng da

Thuốc kháng histamine là lựa chọn số 1 trong việc điều trị dị ứng nói chung trong nhiều năm qua. Loại thuốc này có thể sử dụng dưới dạng thuốc viên, thuốc nước, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt. Thuốc kháng histamine giúp ngăn ngừa giải phóng histamine, nhờ đó làm giảm các triệu chứng của dị ứng da.

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine không theo đơn như: Cetirizine (Zyrtec), fexofenadine (Allegra), levocetirizine (Xyzal), loratadine (Claritin, Alavert)…

Thuốc trị dị ứng da không theo đơn
Thuốc trị dị ứng da không theo đơn

Một số loại thuốc kháng histamine theo đơn được chỉ định là Desloratadine (Clarinex), thuốc xịt Azelastine, thuốc nhỏ mắt như Patanol, Optivar…

Những thuốc kháng histamine không kê đơn cũ có thể gây buồn ngủ. Các loại thuốc kháng histamine mới hơn ở thế hệ thứ hai và thứ ba thường không gây buồn ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ khác như khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, nhìn mờ…

  1. Thuốc thông mũi

Trong một phản ứng dị ứng, các mô trong mũi có thể sưng lên khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Khi đó, mũi sẽ tiết chất nhầy làm người bệnh khó thở. Vì vậy người bệnh cần sử dụng thuốc thông mũi để giúp làm giảm nghẹt mũi.

Thuốc này có dạng thuốc viên, dạng lỏng hoặc dạng xịt. Có một số dạng thuốc thông mũi không kê đơn như pseudoephedrine, phenylephrine, oxymetazoline…

Thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp nên không được chỉ định cho những người có vấn đề về huyết áp. Chúng cũng có thể gây mất ngủ, khó chịu hoặc hạn chế lượng nước tiểu.

  1. Thuốc kết hợp giúp điều trị dị ứng

Một số loại thuốc có chứa cả thành phần kháng histamine và thuốc thông mũi giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng. Một số thuốc kết hợp không chỉ điều ngăn chặn tác dụng của histamine mà còn ngăn ngừa sự giải phóng các hóa chất gây dị ứng khác.

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không cần kê đơn như cetirizine, pseudoephedrine (Zyrtec-D), fexofenadine và pseudoephedrine (Allegra-D), pseudoephedrine (Allegra-D)… Bên cạnh đó cũng có những loại thuốc trị viêm da dị ứng được bán theo đơn như: acrivastine và pseudoephedrine (Semprex-D), azelastine…

  1. Steroid

Steroid hay còn gọi là corticosteroid, là thuốc giúp giảm viêm liên quan đến dị ứng. Thuốc này ngăn ngừa và điều trị nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa, chảy nước mũi, viêm sưng trên da… Steroid có nhiều dạng khác nhau như thuốc viên, thuốc dạng lỏng, thuốc hít, thuốc xịt mũi, kem bôi ngoài da cho dị ứng da, hoặc thuốc  nhỏ mắt cho người bị viêm kết mạc dị ứng.

Thuốc trị dị ứng da Hydrocortison 1%
Thuốc trị dị ứng da Hydrocortison 1%

Một số loại steroid theo toa được chỉ định như beclomethasone, ciclesonide… Ngoài ra, người bị viêm da dị ứng có thể sử dụng kem chống ngứa Hydrocortison 1%.

Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị da khi bị côn trùng cắn, viêm da, dị ứng, nổi mẩn, ngứa. Thành phần Hydrocortison có tác dụng giảm sưng, ngứa da và đỏ trên da. Đây là một loại thuốc corticosteroid nhẹ người bệnh có thể sử dụng không cần theo toa. Thuốc này được sử dụng trên da tuy nhiên không nên sử dụng trên mặt hoặc nách trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Khi sử dụng steroid người bệnh cần lưu ý, thuốc này có nhiều tác dụng phụ nhất là khi sử dụng đường uống trong một thời gian dài. Bệnh nhân có thể bị tiểu đường, đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ… Thuốc bôi sẽ ít tác dụng phụ hơn nhưng vẫn cần chú ý đến hướng dẫn khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Như vậy có thể thấy rằng thuốc trị dị ứng da có nhiều loại khác nhau và mang lại nhiều hiệu quả điều trị tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên những loại thuốc này đều có tác dụng phụ nếu người bệnh sử dụng không đúng cách. Chính vì vậy người bệnh chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chỉ định liều lượng và cách dùng để đảm bảo an toàn.

Thuốc trị dị ứng da theo Đông y

Theo Y học phương Đông, bệnh dị ứng da liên là bệnh thuộc “phong”. Ngoài các nguyên nhân bên ngoài, sự tác động của các chất lạ vào cơ thể, dị ứng còn do nhiễm ngoại tà hoặc thời khí ôn dịch làm cho cơ thể bị phong nhiệt, phong thấp nhiệt, phong hàn, phong thấp. Từ đó da và bắp thịt bị uất kết. Bên cạnh đó, quá trình chuyển hóa, hoạt động thiếu điều độ của các cơ quan tạng phủ như can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất tục, huyết bị hư, huyết bị trệ gây ra hiện tượng phong ngứa.

Thuốc trị dị ứng da bằng đông y tác động vào căn nguyên bệnh
Thuốc trị dị ứng da bằng đông y tác động vào căn nguyên bệnh

Từ những nguyên nhân trên, y học Phương Đông đã chỉ ra nguyên tắc để chữa dị ứng da là “tiên trị huyết”. Khi huyết hành, huyết lưu thông thì bệnh sẽ khỏi. Theo nguyên lý này, y học cổ truyền vận dụng những bài thuốc có tính chất hoạt huyết phối kết hợp với một số vị thuốc điều trị các chứng khác để trị bệnh phong. Cụ thể là:

  • Vị thuốc giúp hành huyết: đơn lá đỏ, ngưu tất, hồng hoa…
  • Vị thuốc hành khí như trần bì, hậu phác…
  • Vị thuốc thanh nhiệt giải độc như Sài đất, kim ngân hoa, liên kiều, bồ công anh…
  • Thanh nhiệt táo thấp sử dụng các vị Hoàng liên, hoàng cầm, hoàng ba, chi tử…
  • Trị huyết nhiệt dùng những vị thuốc mang tính thanh nhiệt và lương huyết: Sinh địa, mẫu đơn bì, huyền sâm…
  • Để hỗ trợ giải các chất độc theo đường nước tiểu sử dụng các vị tỳ giải, xa tiền, thổ phục linh, trạch tả…

Tùy vào từng triệu chứng bệnh của mỗi bệnh nhân, thầy thuốc có thể phối hợp theo các nguyên tắc riêng từ những vị thuốc khác nhau.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc uống từ những vị thuốc kể trên, người bị dị ứng da có thể sử dụng phương pháp chà xát hoặc xông hơi thuốc để chữa dị ứng hiệu quả.

– Ưu điểm của thuốc Đông y: Những bài thuốc Đông y thường được nhiều người lựa chọn để chữa dị ứng vì thuốc này có thành phần từ thảo mộc nên lành tính với cơ địa của người sử dụng. Đồng thời thuốc tác dụng từ sâu bên trong và chữa dị ứng từ căn nguyên nên mang lại hiệu quả tốt.

– Hạn chế của thuốc Đông y: Mặc dù được đánh giá lành tính và hiệu quả nhưng thuốc này có hạn chế là mang lại hiệu quả chậm. Vì vậy thời gian đầu khi sử dụng người bệnh thường cảm thấy thuốc không hiệu nghiệm. Bên cạnh đó hiệu quả của thuốc Đông y chữa dị ứng còn liên quan đến cơ địa của mỗi người. Vì vậy thuốc không mang lại hiệu quả cho mọi trường hợp.

Những lưu ý khi dùng thuốc trị dị ứng da

Khi sử dụng thuốc chữa dị ứng da người bệnh cần chú ý một số vấn đề:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ Đông hoặc Tây y chỉ định.
  • Khi sử dụng cần mua thuốc tại những địa điểm uy tín để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sử dụng thuốc kém chất lượng có thể khiến cho tình trạng dị ứng trở nên nguy hiểm hơn.
  • Nếu có dấu hiệu khó thở, buồn nôn, mệt mỏi, sưng lưỡi, nổi mề đay, tim đập nhanh… thay vì dùng thuốc bạn nên nhờ người xung quanh đưa đến bệnh viện sớm nhất có thể. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một cơ sốc phản vệ. Nếu không cấp cứu kịp thời bạn có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng.

Như vậy thuốc trị dị ứng da có nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại mang những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu người bệnh lắng nghe những gợi ý, lời khuyên và chỉ định điều trị của bác sĩ thì việc trị các triệu chứng của căn bệnh này sẽ trở nên dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn.

Xem thêm: Các cách chữa mề đay cho hiệu quả tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

 

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 479 - Đường Lương Ngọc Quyến - TP Thái Nguyên.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thái Nguyên hay Khoa Da liễu - Bệnh viện viện Đa khoa Thái Nguyên là một địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh da liễu chất lượng của tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 100 giường bệnh
    • 144 Quang Trung, P. Quang Trung, Thành phố Hải Dương, Hải Dương.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hải Dương, tên đầy đủ là Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương. Đây là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II về khám chữa da và mắt tại địa bàn tỉnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan