Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Cây Xương Rồng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng là phương pháp điều trị tại nhà phổ biến và được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hiện đúng phương pháp, liệu trình để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng có hiệu quả không?
Xương rồng dùng chữa thoát vị đĩa đệm là cây xương rồng ba cạnh, hóa ương lặc, xương rồng ông, bá vương tiêm,…, thuộc họ Đại kích hoặc Thầu dầu (họ Euphorbiaceae), thường sinh trưởng ở các khu vực ít nước, đặc biệt là sa mạc. Ngoài ra, cây xương rồng bẹ (Opunitia) cũng chứa các thành phần dược liệu hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Hiện tại, để thích ứng với môi trường, cây xương rồng có thể phát triển tại nhiều môi trường khác nhau, do đó các đặc tính và dược tính cũng có nhiều thay đổi.
Theo các nghiên cứu, cây xương rồng có chứa nhiều thành phần dược tính, bao gồm:
- Thân chứa triterpenoid, acid citric, tartric và nhiều thần phần khác.
- Rễ có chứa taraxerol.
- Nhựa cây chứa euphol, euphorbol và B-amyrin.
Những thành phần này có tác dụng hỗ trợ chống viêm và giải độc rất tốt. Do đó, xương rồng thường được ứng dụng trong việc điều trị các vấn đề xương khớp, bao gồm thoát vị đĩa đệm.
Y học cổ truyền cho biết, xương rộng có tính hàn, vị đắng, thường được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu thũng, chống ngứa, tả hạ trục thủy, sát trùng, thông tiên, tiêu thũng. Đông y thường sử dụng xương rồng để trừ phong thấp, tiêu viêm, điều trị thoát vị đĩa đệm và phong thấp.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng có thể giúp giảm đau, cải thiện tình trạng tê bì chân tay, giảm huyết ứ, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu và ổn định cột sống. Ngoài ra, biện pháp này cũng giúp người bệnh thư giãn các mô mềm, khớp cũng như cột sống. Điều này giúp tăng cường chức năng vận động, sức mạnh cơ bắp và tăng sự linh hoạt của người bệnh.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý rằng xương rồng có độc tố. Vì vậy khi áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm với cây xương rồng cần thận trọng, tránh để nhựa tiếp xúc với mắt. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.
5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng nên thử
Có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng mang lại hiệu quả cao, dễ thực hiện và an toàn. Dưới đây là một số cách đơn giản nhất mà người bệnh nên thử.
1. Đắp xương lá rồng bẹ chữa thoát vị đĩa đệm
Xương rồng bẹ còn được gọi là xương rồng bà, cây vợt gai hoặc tiên nhân chưởng, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Loại xương rồng này có chứa heterosid flavonic, với tác dụng giảm đau, tiêu viêm và phòng chống co thắt cơ hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, xương rồng bẹ có vị đắng, tính mắt, không chứa độc, thường được chỉ định điều trị các bệnh lý viêm và sưng, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm.
Bài thuốc chườm nóng xương rồng và muối có thể giúp tán nhiệt, giữ nhiệt và giảm đau lưng, đau vai gáy hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Sử dụng một vài lá xương rồng bẹ, loại bỏ các gai nhọn, rửa sạch, để ráo nước.
- Nướng lá xương rồng trên bếp than hoặc lửa nhỏ.
- Để xương rồng hạ nhiệt để nhiệt độ vừa phải, đắp trực tiếp lên khu vực thoát vị đĩa đệm.
- Sau khi xương rồng nguội, có thể nướng lại và đắp lại lần hai.
- Mỗi lần đắp xương rồng bẹ kéo dài khoảng 20 – 30 phút, thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm đau hiệu quả.
Thực hiện biện pháp đều đặn có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ phục hồi khả năng vận động và giúp cân bằng cột sống.
2. Chữa thoát vị đĩa đệm với xương rồng ông và muối
Xương rồng ông kết hợp với muối hạt có tác dụng tiêu viêm, giảm tê mỏi, điều trị viêm khớp dạng thấp, phong thấp và giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
Cách thực hiện bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng như sau:
- Sử dụng một lá xương rồng, rửa sạch, cắt bỏ phần gai nhọn và vỏ bên ngoài. Để ráo nước, giã nhuyễn hoặc đập dập với một ít muối sạch.
- Sao nóng nguyên liệu trong 5 phút.
- Bọc xương rồng trong khăn sạch, sau đó chườm lên vị trí đau nhức đến khi xương rồng nguội hẳn.
- Thực hiện phương pháp 1 – 2 lần mỗi ngày, kiên trì trong 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng cách nướng xương rồng điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:
- Sử dụng một lá xương rộng, rửa sạch, loại bỏ hết gai nhọn.
- Nướng trên lửa thân trong 10 phút, sau đó dùng dao cạo bỏ phần vỏ đen bên ngoài.
- Giã nát hoặc nghiền nhỏ xương rồng, cho thêm một ít muối trắng, trộn đều.
- Cho xương rồng vào túi vải, chườm lên khu vực thoát vị đĩa đệm.
- Thực hiện phương pháp 2 – 3 lần mỗi tuần để tăng cường sức khỏe xương khớp và sức mạnh cơ bắp.
Khi chườm xương rồng cần chú ý độ nóng để tránh gây tổn thương da. Nếu nhận thấy các dấu hiệu kích ứng, nóng rát, đỏ da, hãy dừng phương pháp và rửa sạch da.
3. Đắp xương rồng tai thỏ chữa thoát vị đĩa đệm
Xương rồng tai thỏ có tác dụng kích thích lưu thông máu, hỗ trợ giảm viêm và đau. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng tai thỏ phù hợp cho các triệu chứng nhẹ, mức độ tổn thương thấp và không có biến chứng.
Bài thuốc cần chuẩn bị:
- Một nhánh xương rồng tai thỏ
- 10 gram muối hạt
- 1 quả chanh
- Một nhánh gừng tươi
- 2 – 3 ml rượu trắng
Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Xương rồng tai thỏ, rửa sạch, loại bỏ các gai nhọn, thái thành các lát nhỏ. Ngâm nước muối loãng và chanh khoảng 10 phút để loại bỏ bớt nhựa.
- Giã nhuyễn xương rồng với một nhánh gừng tươi, trộn với rượu trắng. Tiếp tục giã nhuyễn cho đến khi thu được hỗn hợp sệt.
- Mang hỗn hợp sao vàng.
- Bọc hỗn hợp trong vải mỏng, dùng đắp lên khu vực thoát vị đĩa đệm.
- Thực hiện biện pháp 1 – 2 lần mỗi ngày. Áp dụng phương pháp 2 – 3 lần mỗi tuần, kiên trì trong 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, xương rồng tai thỏ có thể kết hợp với ngải cứu và dây tơ hồng để tăng hiệu quả giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng đĩa đệm. Cách thực hiện phương pháp như sau:
- Sử dụng 3 nhánh xương rồng tai thỏ, rửa sạch, loại bỏ phần gai, thái nhỏ.
- Ngải cứu và dây tơ hồng, mỗi loại một nắm tay, rửa sạch, để ráo nước và phơi khô trước khi sử dụng.
- Cho hỗn hợp vào chảo nóng, sao vàng.
- Cho hỗn hợp vào túi vải, dùng đắp trực tiếp lên khu vực thoát vị đĩa đệm để giảm đau.
4. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng, giấm táo và cám gạo
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng kết hợp với cám gạo và giấm, có thể làm dịu cột sống, cải thiện tình trạng đau nhức liên quan đến thoát vị đĩa đệm và hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tê bì chân tay.
Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Sử dụng một nhánh xương rồng, rửa sạch, loại bỏ phần gai nhọn, để ráo nước, cho vào cối giã nhuyễn.
- Sao nóng cho xương rồng hơi khô lại, thêm một lượng vừa đủ cám gạo và giấm táo, trộn đều. Tiếp tục đảo trên chảo cho đến khi thu được hỗn hỗn hợp hơi dính.
- Đợi hỗn hợp hạ nhiệt, cho vào khăn, đắp lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm.
- Khi túi chườm nguội, có thể sao nóng trong 3 – 5 phút, sao đó đắp lại lần hai.
- Áp dụng phương pháp 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút để cải thiện các triệu chứng.
5. Món ăn từ xương rồng và cá lóc trị thoát vị đĩa đệm
Xương rồng có thể chế biến thành món ăn, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống, giảm co cứng cơ bắp và cải thiện tình trạng đau nhức. Ngoài ra, bài thuốc cũng giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và ổn định cột sống.
Cần chuẩn bị:
- 2 – 3 nhánh xương rồng tai thỏ
- 200 – 250 gram cá lóc
Cách thực hiện bài thuốc:
- Dùng dao để loại bỏ số gai nhọn trên bề mặt xương rồng, rửa sạch, thái thành lát mỏng. Sau khi thái, ngâm xương rồng với nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ nhựa.
- Sơ chế cá lóc, loại bỏ phần ruột, rửa sạch, để ráo nước. Ướp cá lọc với một ít hành tím, hành lá, tỏi băm và gia vị vừa đủ trong 10 phút.
- Làm nóng chảo với một ít dầu ăn, cho cá vào đảo đều tay cho đến khi thịt cá săn lại. Lại cho xương rồng và đảo đều.
- Cho thêm một lượng nước vừa đủ để hầm cá và xương rồng. Đến khi nước sắc lại, thịt cá săn mềm thì nêm lại vừa ăn. Đậy kín, đun thêm 10 phút.
- Nên dùng món ăn khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể ăn kèm cơm trắng để cải thiện hương vị.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng có cách thực hiện đơn giản, hiệu quả cao, an toàn và ít khi gây kích ứng. Tuy nhiên xương rồng là dược liệu có độc tố, do đó người bệnh nên có thận trọng, trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Phương pháp điều trị này cũng phù hợp với các triệu chứng nhẹ và không có biến chứng. Do đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và có kế hoạch điều trị hợp lý nhất. Bên cạnh đó, các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà, bao gồm điều trị bằng xương rồng, là phương pháp hỗ trợ không thể thay thế chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cũng như tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn để tránh kích ứng, ngộ độc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
- Không để nhựa xương rồng bắn vào mắt.
- Nên ngâm xương rồng với nước muối loãng để loại bỏ nhựa. Bên cạnh đó cần chú ý loại bỏ gai xương rồng để tránh gây tổn thương da.
- Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau 4 – 6 tuần, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
- Thay đổi phong cách sống, thường xuyên tập thể dục, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, yoga và chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, tiêu viêm và hỗ trợ phục hồi hoạt động bình thường của người bệnh. Điều quan trọng là thực hiện biện pháp theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
Tham khảo thêm: