Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Với Gạo Lứt
Chữa thoát vị đĩa đệm với gạo lứt là mẹo đúc kết từ các kinh nghiệm dân gian, có tác dụng giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng đĩa đệm. Tuy nhiên người bệnh cần áp dụng đúng biện pháp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số hướng dẫn cũng như lưu ý cần biết, người bệnh có thể tham khảo.
Chữa thoát vị đĩa đệm với gạo lứt có hiệu quả không?
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên cám và mềm bên trong. Điều này giúp gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều chất xơ, vitamin, thiamine, magie, kém, sắt và nhiều thành phần tốt cho sức khỏe khác.
Nhờ vào việc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, do đó gạo lứt thường được ứng dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm thoát vị đĩa đệm, gai cột sống cũng như đau nhức vai gáy.
Theo các nghiên cứu hiện đại, gạo lứt cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm và điều trị nhiều triệu chứng liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, thường xuyên bổ sung gạo lứt trong chế độ ăn uống cũng giúp duy trì sức khỏe tổng thể, phục hồi các tổn thương của hệ thống xương khớp và ngăn ngừa các vấn đề về cột sống trong tương lai.
Một số hoạt chất có công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm của gạo lứt bao gồm:
- Phytosterol và Sterolin có tác dụng chống viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm liên cột sống, điều trị thoát vị đĩa đệm và phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.
- Hàm lượng Vitamin K cao có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ lượng canxi dư thừa trong máu, từ đó tăng cường sức mạnh xương khớp và cột sống.
- Thành phần IP6, canxi, kali, có tác dụng ngăn ngừa quá trình kết tinh của oxalate canxi, giúp hệ thống xương khớp luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương và thoái hóa khớp.
Bên cạnh đó, Đông y cho biết, gạo lứt có tác dụng ích khí, kiện tỳ, hỗ trợ tăng cường hệ thống tiêu hóa và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đến cột sống, từ đó điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống.
Ngoài ra, thường xuyên sử dụng gạo lứt cũng giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay, tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp giảm cân và duy trì năng lượng trong cơ thể.
5 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm với gạo lứt không nên bỏ qua
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt là phương pháp đơn giản nhưng lại hiệu quả cao. Tuy nhiên điều quan trọng là thực hiện đúng phương pháp và liệu trình. Dưới đây là một số hướng dẫn cách thực hiện phương pháp cũng như lưu ý cần biết, người bệnh có thể tham khảo.
1. Trà gạo lứt cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm
Trà gạo lứt là một thức uống tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện các vấn đề xương khớp, ngăn ngừa loãng xương và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, thường xuyên uống trà gạo lứt cũng mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan và làm mát cơ thể.
Cách làm trà gạo lứt điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:
- Sử dụng một lượng vừa đủ gạo lứt đỏ, đãi sạch vỏ, để ráo nước.
- Cho gạo lứt vào chảo nóng, rang đều tay cho đến khi gạo có mùi thơm và hơi ngả sang màu vàng đậm thì tắt bếp.
- Cho gạo ra ngoài, chờ đến khi nguội hẳn thì cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày sử dụng 50 gram gạo lứt đã rang hãm với 300 ml nước sôi đến khi nước chuyển sang màu vàng nhẹ và có mùi thơm thì dùng uống.
- Sau khi uống hết nước đầu có thể cho thêm nước sôi để thu nước trà lần thứ 2 và thứ 3.
- Uống trà gạo lứt mỗi ngày để tăng cường hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý: Sau khi sơ chế và vo sạch gạo, không nên để quá ráo nước. Rang gạo khi gạo còn ẩm nhẹ để có mùi thơm đặc trưng. Không nên lạm dụng trà gạo lứt để tránh các vấn đề sức khỏe khác.
2. Bột gạo lứt rang chữa thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bột gạo lứt là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với người bận rộn. Người bệnh có thể mua bột gạo lứt hoặc tự xay gạo lứt thành bột, bảo quản dùng dần để điều trị các vấn đề xương khớp.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt đơn giản như sau:
- Sử dụng một lượng gạo lứt đỏ vừa phải, vo sạch, để ráo, rang vàng đều đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
- Mang gạo lứt đi xay nhuyễn để thu bột mịn. Cho bột gạo lứt vào hũ thủy tinh, đậy kỹ nắp, bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày sử dụng hai muỗng bột gạo lứt pha với 100 ml nước sôi, dùng uống 2 – 3 lần mỗi ngày để điều trị thoát vị đĩa đệm.
Khi sử dụng bột gạo lứt chế biến sẵn, người bệnh cần chú ý đến thành phần và hạn sử dụng để tránh sử dụng bột gạo lứt kém chất lượng.
3. Cơm gạo lứt muối mè điều trị thoát vị đĩa đệm
Cơm gạo lứt muối mè là một món ăn dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ giảm cân. Bên cạnh đó, món ăn này cũng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và phòng ngừa nhiều bệnh lý xương khớp khác.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo lứt: 2 chén
- Mè: 1 chén
- Muối trắng
- Nồi áp suất hoặc nồi cơm điện
Cách thực hiện mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt muối mè:
Bước 1: Ngâm gạo
Gạo lứt rửa sơ qua với nước, không cần vo kỹ, sao đó ngâm với nước lạnh, để qua đêm, thời gian ngâm gạo tốt nhất là 5 – 6 tiếng.
Bước 2: Đong gạo
Để nấu cơm gạo lứt ngon, bạn nên đong gạo và nước theo tỷ lệ 1 : 2 (1 gạo, 2 nước). Nếu nấu cơm bằng bếp than, bếp củi, nên đong thêm 30% nước để đảm bảo cơm có độ dẻo vừa phải.
Bước 3: Nấu cơm
Dùng nồi áp suất để nấu cơm gạo lứt ngon, mềm, dẻo và thơm hơn. Thời gian nấu cơm tốt nhất là 1 tiếng, có thể cho thêm hạt sen, đậu đỏ để tăng cường hương vị và dưỡng chất.
Nếu nấu cơm với đậu đỏ, bạn cần ngâm đậu trước, đun sôi nước với đậu đỏ, bỏ nước đầu, sau đó dùng đậu này nấu cơm với gạo lứt.
Bước 4: Làm muối mè
Mè rửa sạch, để ráo nước, rang vàng, khi rang cần đảo đều tay để mè thơm hơn. Trộn muối với mè với tỷ lệ 1:20, tức là một muỗng muối với 2 muỗi muỗng mè để đạt chất lượng tốt nhất.
Cách dùng cơm gạo lứt muối mè:
- Trộn cơm gạo lứt đã nấu chín với muối mè, dùng ngay khi còn nóng.
- Cơm gạo lứt muối mè có thể dùng ăn như bữa chính hàng ngày hoặc các bữa phụ.
- Nên dùng kèm các loại thực phẩm khác để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết.
4. Gạo lứt đậu đỏ giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh cơm, gạo lứt và đậu đỏ có thể nấu thành cháo để cải thiện hương vị và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Món cháo này cũng có tác dụng thanh nhiệt, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ nhuận tràng, làm sạch máu và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Cách nấu cháo gạo lứt đậu đỏ như sau:
- Dùng 50 gram gạo lứt và 10 gram đậu đỏ, 20 gram tỏi
- Gạo lứt và đậu đỏ ngâm mềm trọng 5 – 6 tiếng, vớt ra để ráo nước. Cho vào nồi đun cùng với 2.5 lít nước.
- Đun lửa to đến khi sôi thì để lửa nhỏ, ninh đến khi gạo và đậu chín mềm thì cho thêm tỏi băm.
- Thêm gia vị vừa ăn, đun sôi trong 5 phút thì tắt bếp.
- Dùng cháo gạo lứt 2 – 3 lần mỗi tuần, có thể thay cho các bữa ăn nhẹ trong ngày.
Ngoài ra, gạo lứt và đậu đỏ có thể chế biến thành trà, dùng uống để cải thiện năng lượng tổng thể và điều trị các vấn đề xương khớp. Cách pha trà gạo lứt đậu đỏ như sau:
- Dùng 100 gram gạo lứt, 100 gram đậu đỏ, rửa sạch, để ráo nước, rang vàng.
- Sau khi đã rang vàng, trộn đều gạo lứt và đậu đỏ, cho vào nồi, nấu cùng 2 lít nước.
- Đun sôi trong 10 phút đến khi nước chuyển sang màu đỏ, gạo nở đều thì tắt bếp.
- Cho nước vào ấm hoặc bình giữ nhiệt, dùng uống ấm. Ngoài ra, có thể để trà nguội, cho vào tủ mát, dùng lạnh.
- Uống trà gạo lứt đậu đỏ trong ngày, không để qua đêm để tránh các vấn đề tiêu hóa.
5. Cốm gạo lứt tăng cường chức năng đĩa đệm
Cốm gạo lứt là món ăn ngon miệng và hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh cơ xương khớp khác.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm với cốm gạo lứt như sau:
- Mang gạo lứt nấu thành cơm. Để cơm nguội, tách rời, phơi khô.
- Sau khi cơm khô thì mang đi rang vàng đến khi dậy mùi thơm, hạt cốm bung ra là được.
- Cho cốm gạo lứt vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản và dùng dần.
- Cốm gạo lứt có thể sử dụng như món ăn vặt hàng ngày.
Những điều cần biết khi chữa thoát vị đĩa đệm với gạo lứt
Khi áp dụng các mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:
- Không lạm dụng phương pháp và không dùng gạo lứt thường xuyên với người bị thiếu canxi, sắt.
- Không dùng cơm gạo lứt cho trẻ em, người cao tuổi và người mới ốm khỏi. Bởi vì gạo lứt tương đối khô cứng, dễ gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.
- Nên sử dụng gạo lứt đỏ thay vì gạo lứt đen, bởi vì gạo lứt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất hơn.
- Chọn gạo lứt chất lượng, hạt gạo trơn, nhẵn, tránh sử dụng gạo đã ẩm mốc.
- Chỉ nên sử dụng gạo lứt 2 – 3 lần mỗi tuần và kết hợp với các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
- Kiên trì áp dụng biện pháp trong một thời gian nhất định để tăng cường hiệu quả điều trị.
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt chỉ phù hợp với những triệu chứng nhẹ và không có biến chứng. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lối sống khoa học, tránh rượu bia và thuốc là để tăng cường sức khỏe cột sống.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt là mẹo dân gian và chưa được kiểm chứng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cũng như có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Tham khảo thêm: