Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì
Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nâng cao sức khỏe và kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu. Chính vì vậy, vấn đề “bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?” là băn khoăn chung của rất nhiều bệnh nhân.
Xây dựng chế độ ăn cho người bị thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn cũng như gặp nhiều khó khăn khi vận động. Chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là canxi có thể gây loãng xương, yếu xương và là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này thường được điều trị bằng các phương pháp như vật lý trị liệu, dùng thuốc Đông – Tây y hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp để cải thiện sức mạnh cho xương cột sống, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K, magie, omega 3, Glucosamine và Chondroitin vào trong thực đơn. Chúng giúp làm tăng khả năng chịu lực cho cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm và dây thần kinh, đồng thời giảm đau, kháng viêm, cải thiện chức năng vận động của cơ thể.
- Kiểm soát tốt khẩu phần ăn đối với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm kèm theo các vấn đề khác như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch.
- Loại bỏ các loại đồ ăn, thức uống gây bất lợi cho bệnh ra khỏi thực đơn. Tuy nhiên, không nên ăn uống kiêng khem quá mức khiến sức khỏe suy kiệt và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Sử dụng các thực phẩm tươi sống và ưu tiên chế biến thức ăn theo khẩu vị của người bệnh.
- Kiểm soát lượng đồ ngọt, chất béo tiêu thụ. Tránh để tăng cân quá mức làm tăng áp lực lên đĩa đệm khiến bệnh trở nặng.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Các thực phẩm tốt nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
1. Cá béo
Nhóm các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá tuyết… đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Chúng bổ sung nhiều omega 3, một loại axit béo có khả năng chuyển hóa thành prostaglandin. Chất này giúp ức chế phản ứng sưng viêm ở khu vực cột sống bị thoát vị đĩa đệm, qua đó giảm đau và cải thiện tính linh hoạt khi vận động.
Ngoài cá béo, bạn có thể sử dụng các thực phẩm khác để bổ sung omega 3 cho cơ thể. Bao gồm đậu nành, dầu ô liu, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn,…
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Trong chế độ ăn của bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không thể thiếu sữa và các chế phẩm từ sữa ( ví dụ như phô mai, sữa chua,…). Nhóm thực phẩm này bổ sung nguồn canxi phong phú cho cơ thể.
Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu tham gia vào quá trình xây dựng, tái tạo mô xương. Khi được chuyển hóa, chất này giúp làm tăng mật độ xương, cải thiện độ chắc khỏe cho cột sống, giảm áp lực cho đĩa đệm và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
3. Các loại đậu
Bao gồm:
- Đậu nành
- Đậu đen
- Đậu đỏ
- Đậu Hà Lan…
Ngoài hàm lượng canxi phong phú, các loại đậu còn bổ sung nguồn vitamin D và nhiều loại khoáng tố thiết yếu, giúp nâng cao sức khỏe xương cột sống. Qua đó góp phần kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Vitamin D cũng rất cần thiết cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nó giúp tăng cường củng cố sức mạnh cho khung xương và giải phóng áp lực chèn ép lên cột sống.
4. Ngũ cốc, bánh mì thô
Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?”. Người bệnh được khuyến cáo nên thường xuyên ăn các loại ngũ cốc hay bánh mì thô. Chúng bổ sung nhiều magie cho cơ thể.
Khi được hấp thụ, magie tham gia vào quá trình tổng hợp protein để xây dựng tế bào xương, duy trì độ khoáng cho xương cột sống. Điều này đặc biệt có lợi cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm trên không chỉ góp làm giảm sự tiến triển của bệnh mà còn giúp xương cột sống chắc khỏe hơn.
5. Nước hầm xương ống và sụn
Nếu đang bị thoát vị đĩa đệm, bạn nên sử dụng nước hầm từ các loại xương ống và sụn động vật để nấu canh, súp hay cháo… Loại nước dùng này cung cấp nhiều Glucosamine và Chondroitin cho cơ thể. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo đĩa đệm và xương, giúp cột sống dẻo dai, chắc khỏe và vận động tốt hơn. Điều này cũng góp phần giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu cho bạn.
6. Thực phẩm giàu vitamin K
Chẳng hạn như:
- Măng tây
- Rau bina
- Bắp cải
- Mùi tây
- Húng quế…
Trong cơ thể, vitamin K đảm nhận vai trò kích hoạt Osteocalcin, giúp chuyển hóa được nhiều canxi hơn để liên kết với cấu trúc của xương, làm tăng mật độ ở cột sống. Nhờ có các thực phẩm giàu vitamin K mà xương cột sống của bạn sẽ khỏe mạnh hơn và nhanh lành chấn thương ở đĩa đệm.
7. Hạt lanh, hạt óc chó
Các loại hạt này đều cung cấp một lượng lớn omega 3 cho cơ thể. Như đã nói ở trên, omega 3 không chỉ giúp kháng viêm, giảm tổn thương cho các mô mềm mà còn giúp cột sống vận động linh hoạt hơn khi bị thoát vị đĩa đệm.
8. Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt chính là gợi ý hữu ích cho những bệnh nhân đang thắc mắc về vấn đề này. Chất sắt có tác dụng tái tạo tế bào hồng cầu, tăng cường máu lưu thông đến nuôi dưỡng khu vực cột sống bị bệnh. Ngoài ra, chất này còn giúp tăng cường chuyển hóa vitamin D để cơ thể hấp thụ được nhiều canxi hơn, giúp đĩa đệm cũng như xương cột sống chắc khỏe.
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm như gan động vật, thịt nạc lợn, thịt gà, thịt vịt, các loại đậu, trứng hay ngũ cốc nguyên hạt.
9. Thực phẩm có màu sắc tươi sáng
Chẳng hạn như đu đủ, bơ, bí đỏ, khoai lang, dầu cá, cà rốt… Chúng chứa nguồn vitamin A phong phú. Chất này giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô sụn, làm nhanh lành tổn thương trong đĩa đệm, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
10. Gừng
Gừng được sử dụng như một phương thuốc trị thoát vị đĩa đệm tự nhiên, giúp đẩy lùi các cơn đau cho người bệnh một cách an toàn. Thực phẩm này cũng hoạt động hiệu quả trong việc giảm viêm, làm giãn nở các mao mạch, tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương ở đĩa đệm, cột sống và các mô mềm xung quanh.
Người bệnh nên thường xuyên uống trà gừng hoặc sử dụng gừng trong chế biến món ăn để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời mà loại củ gia vị này mang lại.
Bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?
Một số thực phẩm có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên hạn chế sử dụng chúng trong thực đơn nếu không muốn bệnh ngày càng tiến triển nặng. Bao gồm:
- Đồ ngọt: Các thực phẩm chứa nhiều đường, chẳng hạn như bánh kẹo, nước ngọt nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng đường trong máu, ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu đến cột sống. Hơn nữa, đường còn kích hoạt phản ứng viêm tại khu vực bị bệnh bùng phát, đồng thời làm tăng cân, tăng áp lực lên đĩa đệm. Tốt nhất, người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh ăn đồ ngọt để hạn chế gặp phải những cơn đau nhức khó chịu.
- Thực phẩm chứa nhiều omega 6: Chất này được tìm thấy trong một số loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu ngô, dầu mè hay dầu hạt nho… Tiêu thụ quá nhiều omega 6 sẽ khiến phản ứng viêm ở cột sống bùng phát, từ đó gây bất lợi cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Ngũ cốc tinh chế: Trải qua quá trình tinh chế, ngũ cốc đã mất đi một lượng lớn chất sinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa chúng còn làm gia tăng nồng độ Insulin trong máu và kích hoạt phản ứng viêm ở vùng cột sống bị bệnh. Ngay cả những chế phẩm được làm từ ngũ cốc tinh chế như pizza hay bánh mì trắng cũng không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Thịt đỏ: Một số loại protein lạ trong thịt đỏ có thể kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động mạnh tạo ra kháng thể tấn công vào các mô khỏe mạnh ở cột sống. Chúng gây ra phản ứng viêm và khiến người bệnh bị đau lưng, nhức mỏi nghiêm trọng hơn. Mặc dù không phải kiêng tuyệt đối nhưng người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế ăn thịt đỏ.
- Thức ăn nhanh: Bao gồm đồ hộp, hamburger, xúc xích, gà rán… Chúng chứa nhiều natri, chất béo và đôi khi còn có cả chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi độc hại cho xương khớp. Để bảo vệ cho đĩa đệm và xương cột sống, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này.
Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến vấn đề bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt. Việc xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị và nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm