Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm
Thuốc trị thoát vị đĩa đệm được sử dụng để kiểm soát các cơn đau, hỗ trợ chống viêm và giảm một số áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép. Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cũng như ngăn ngừa các rủi ro và tác dụng phụ. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và kê toa phù hợp.
Top 10 thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu, khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, dẫn đến viêm các dây thần kinh và cấu trúc mô mềm xung quanh. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này được điều trị bằng cách thay đổi lối sống, giảm đau tại nhà, vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc điều trị.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:
1. Paracetamol
Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc giảm đau hoạt động bằng cách làm giảm nhận thức của não bộ về cơn đau. Thuốc không có tác dụng điều trị nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên có tác dụng mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, an toàn và ít tác dụng phụ.
Paracetamol là một khuyến cáo hàng đầu cho những cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa. Tuy nhiên sử dụng liên tục với liều lượng lớn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ, chẳng hạn như huyết áp tăng nhẹ và tăng nguy cơ chảy máu trong ruột, cũng như các rủi ro khác.
Liều dùng Paracetamol điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Một viên 500 mg / lần x 3 – 4 lần / ngày.
- Tác dụng thường phát huy sau 30 phút và kéo dài suốt 2 – 3 giờ.
2. Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một nhóm thuốc giảm đau, hoạt động bằng cách giảm viêm liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Một số loại NSAID được sử dụng theo toa của bác sĩ trong khi một số loại thuốc khác có thể sử dụng mà không cần kê đơn.
NSAID không kê đơn thường được sử dụng nhất để điều trị đau thắt lưng liên quan đến thoát vị đĩa đệm bao gồm Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac hoặc Aspirin.
Sử dụng NSAID thường xuyên với liều lượng khuyến cáo có thể cho phép thuốc tích tụ trong cơ thể, mang lại tác dụng chống viêm và môi trường điều trị các cơn đau thắt lưng hiệu quả hơn. Sử dụng thuốc khi cơn đau đã xuất hiện khiến tác dụng của thuốc giảm xuống.
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, chướng bụng, ợ hơi
- Đau dạ dày
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Tăng huyết áp
- Gây ngộ độc gan nếu sử dụng với liều cao và kéo dài
Liều dùng NSAID điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:
- Ibuprofen: 0.6 – 1 gram / ngày
- Diclofenac: 75 – 150 mg / ngày
- Aspirin: 325 – 625 mg / ngày
Thuốc Paracetamol và NSAID có thể kết hợp với nhau để mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đề nghị thuốc trị thoát vị đĩa đệm với liều lượng thích hợp để cải thiện cơn đau và tình trạng viêm cơ bản. Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn để tránh các rủi ro và tác dụng phụ liên quan.
3. Thuốc giảm đau gây nghiện
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) là thuốc có tác dụng mạnh được sử dụng để điều trị các cơn đau lưng liên quan đến thoát vị đĩa đệm L5 S1. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm thay đổi nhận thức về cơn đau bằng cách làm suy yếu các tín hiệu đau đến não. Thuốc này cũng gây ảnh hưởng đến cảm xúc, mang đến cảm giác khỏe mạnh, thoải mái và khiến nhiều người dùng buồn ngủ.
Opioid là thuốc trị thoát vị đĩa đệm có nhiều tác dụng phụ, rủi ro và biến chứng khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc theo thời gian. Do đó, loại thuốc này được sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ trong một thời gian ngắn. Nếu cần sử dụng trong thời gian dài, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để tránh nguy cơ nghiện thuốc.
Chỉ định sử dụng thuốc giảm đau Opioid điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Rễ thần kinh bị chèn ép
- Đau đớn dữ dội và không đáp ứng các loại thuốc giảm đau khác
- Các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Các loại thuốc giảm đau opioid và liều dùng:
- Codein: 30 – 60 mg / lần sau mỗi 4 – 6 giờ
- Tramadol: 100 mg / lần sau mỗi 4 – 6 giờ, liều duy trì khoảng 50 – 100 mg / lần mỗi 4 – 6 giờ và liều tối đa là 400 mg / 24 giờ
Tất cả các loại Opioid đều được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ và nguy cơ nghiện thuốc. Nếu có dấu hiệu lạm dụng hoặc phụ thuộc vào thuốc opioid, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
4. Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ điều trị các triệu chứng thoát vị địa đệm bằng cách an thần tổng thể. Thông thường, thuốc giãn cơ được kê đơn để giảm đau thắt lưng do thắt cơ, tăng trương lực cơ liên quan đến thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, viêm quanh khớp vai và các bệnh lý cơ xương khớp khác.
Các loại thuốc và liều dùng phổ biến:
- Tolperisone: 150 – 450 mg / lần / ngày
- Eperisone: 1 viên / lần x 3 lần / ngày
Tác dụng phụ phổ biến:
- Rối loạn chức năng gan và thận
- Phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa
- Đau đầu
- Buồn ngủ hoặc mất ngủ
- Có cảm giác tê cứng tứ chi
Thuốc giãn cơ có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ và rủi ro liên quan để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.
5. Thuốc chống trầm cảm
Các loại thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng như thuốc trị thoát vị đĩa đệm nếu tình trạng này gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tuy nhiên thuốc chống trầm cảm thường không mang lại hiệu quả ngay lập tức và cần khoảng vài tuần để giảm đau.
Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm cũng giúp cải thiện tâm trạng, mang đến cảm giác hạnh phục, giảm lo lắng, căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon hơn và tăng cường năng lượng tổng thể. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế một số hóa chất tự nhiên (chất dẫn truyền thần kinh như serotonin) trong não.
Một số loại thuốc chống trầm cảm được kê đơn để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Amitriptyline
- Clomipramine
- Doxepin
- Imipramine
- Nortriptyline
Liều dùng khuyến khích:
- 25 mg / ngày, dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tùy theo đáp ứng của bệnh nhân, liều lượng có thể tăng lên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều tối đa là 300 mg / ngày.
Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt và táo bón. Nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy thông báo cho bác sĩ chuyên môn.
6. Thuốc giảm đau tại chỗ
Các loại thuốc giảm đau tại chỗ bao gồm kem, gel hoặc miếng dán ngoài da. Các loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm này có sẵn ở dạng không kê đơn và kê đơn, thường được khuyên dùng để giảm đau cục bộ cũng như hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của người bệnh.
Các loại thuốc giảm đau tại chỗ có sẵn mà không cần kê toa bao gồm:
- Thuốc dùng ngoài Capsaicin: Các cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp hoặc đau cơ xơ hóa có thể được cải thiện với thuốc Capsaicin. Đây là một loại gel giảm đau tại chỗ được sản xuất từ ớt, mang đến cảm giác nóng tại vùng da bôi và cải thiện cơn đau ngay lập tức.
- Thuốc bôi Emla 5%: Đây là một loại kem có tác dụng gây tê cục bộ, giảm thiểu cảm giác đau ở vùng được bôi. Thuốc thường được chỉ định cho các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp khác.
- Thuốc mỡ Diclofenac dùng tại chỗ: Đây là một dạng NSAID tại chỗ được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm.
- Kem Trolamine salicylate: Đây là một loại kem bôi giảm đau được sử dụng để cải thiện các cơn đau nhức xương khớp. Về mặt hóa học, thuốc có tác dụng tương tự như aspirin và có tác dụng chống viêm nhẹ.
Các loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm tại chỗ nên được thử trên một vùng da nhỏ để tránh kích ứng. Thuốc giảm đau dùng ngoài da thường được hấp thụ qua da, đi vào máu, điều này có thể dẫn đến tương tác thuốc. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
7. Thuốc Novocain
Novocain là thuốc trị thoát vị đĩa đệm hoạt động bằng cách gây tê tại chỗ, được sử dụng để cải thiện cơn đau thoát vị đĩa đệm lan rộng đến mông, đùi, chân, và các ngón chân. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm vào cột sống dựa trên hướng dẫn của siêu âm hoặc hình ảnh X – quang.
Tùy thuộc vào các dấu hiệu và tình trạng cụ thể của người bệnh, thuốc Novacaine có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị. Thông thường cơn đau sẽ được cải thiện ngày sau khi tiêm thuốc và duy trì trong 3 – 6 tháng.
Liều dùng Novacain điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Tiêm 0.3 – 1 gram / lần
Tác dụng phụ thường gặp:
- Dị ứng
- Nổi mề đay
- Đau đầu
- Chuột rút cơ bắp
- Co giật
- Song thị
- Cơ thể mệt mỏi
- Tổn thương thần kinh
8. Viên uống Davinci Discovery
Davinci Discovery là viên uống bổ sung có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm và tăng cường hệ thống xương khớp. Sản phẩm chứa nhiều thành phần bao gồm các loại vitamin, chiết xuất sụn từ khí quản bò rừng, kẽm, kali, mangan và nhiều dược chất khác.
Tác dụng chính của viên uống:
- Tăng cường sự dẻo dai cho hệ thống xương khớp và phục hồi sự linh hoạt ở cột sống
- Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và phòng ngừa các biến chứng liên quan
- Tăng cường chất nhờn ở các dây chằng và phục hồi chức năng vận động
- Cải thiện tình trạng đau nhức, tê mỏi thắt lưng và các dấu hiệu tổn thương đĩa đệm khác
- Làm chậm hoặc ngăn ngừa quá trình thoái hóa cột sống
Liều dùng điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Liều trung bình: 2 – 4 viên / ngày
- Liều tăng cường: 4 – 6 viên / ngày
- Liều duy trì: 2 viên / lần / ngày
9. Viên uống Jex Max
Jex Max được sử dụng như một loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý cơ xương khớp liên quan, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, phong thấp hoặc thoái hóa khớp. Sản phẩm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm cũng như ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Công dụng phổ biến:
- Cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp liên quan đến tuổi tác
- Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp và nhiều bệnh lý liên quan
- Hỗ trợ tái tạo sụn khớp và các lớp xương dưới sụn
- Ngăn ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp ở người lớn tuổi
Liều dùng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Liều điều trị: 2 viên / lần x 2 lần / ngày
- Liều dự phòng: 1 viên / lần x 2 lần / ngày
10. Viên uống Glucosamine DHC
Glucosamine DHC là sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm và kiểm soát các biến chứng, chẳng hạn như thoái hóa cột sống hoặc gai cột sống thắt lưng.
Công dụng chính:
- Tăng cường chất dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe cột sống, hệ xương khớp
- Cải thiện sự linh hoạt và khả năng vận động
- Hỗ trợ giảm đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác
- Bảo vệ các mô sụn, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp liên quan đến thoát vị đĩa đệm
Liều lượng sử dụng khuyến cáo:
- 2 viên / lần x 3 lần / ngày.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị thoát vị đĩa đệm
Các loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm thường có tác dụng giảm đau, chống viêm và hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề an toàn, chẳng hạn như:
- Thuốc thường có tác dụng phụ, chống chỉ định và những cân nhắc thận trọng sử dụng khác. Do đó, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn về tác dụng phụ và các nguy cơ để sử dụng thuốc an toàn.
- Không nên lạm dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên kết hợp với vật lý trị liệu và tập thể dục để mang đến kết quả điều trị tốt nhất.
- Nếu các loại thuốc không mang lại hiệu quả điều trị hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Có nhiều loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc bôi ngoài. Những loại này có thể được kê đơn hoặc không kê đơn, tuy nhiên điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.
Tham khảo thêm: