Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đi Bộ
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục không phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể cũng như các biện pháp hỗ trợ khi tập luyện. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất.
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Đau thần kinh tọa bắt đầu ở lưng dưới và lan xuống hông và chân. Tình trạng này cũng gây ra các cơn đau từ nhẹ đến dữ dội ở chân, lan đến bàn chân, các ngón chân và khiến việc đi bộ trở nên khó khăn hơn. Thông thường, đau thần kinh tọa xảy ra do thoát vị đĩa đệm hoặc phồng lồi đĩa đệm, khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép và kích thích.
Việc đau thần kinh tọa có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ cao đau và phản ứng của cơ thể. Đi bộ có thể giúp giảm bớt cơn đau, tuy nhiên cũng có thể khiến khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa có thể được cải thiện với các biện pháp chăm sóc không phẫu thuật. Khi cơn đau đã thuyên giảm, bác sĩ có thể cân nhắc về việc đau thần kinh tọa có nên đi bộ không. Theo quan điểm chung, việc đi bộ và vận động nhẹ nhàng rất tốt cho người bị đau thần kinh tọa, chỉ cần người bệnh đi bộ đúng cách, không làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và tuân thủ theo kế hoạch luyện tập của bác sĩ.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết thêm, nếu việc đi bộ không gây đau đớn hoặc khó chịu, thì hoạt động này là một cách tốt để duy trì vận động, giảm nguy cơ mắc các bệnh tắc tĩnh mạch sâu và hình thành cục máu đông do thói quen lười vận động.
Tuy nhiên, đi bộ quá nhiều có thể gây kích thích dây thần kinh tọa và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh chỉ nên đi bộ trong một quãng đường ngắn và nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy đau đớn.
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không?
Bên cạnh vấn đề đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không là một vấn đề được người bệnh quan tâm. Trong thời gian bùng phát, cơn đau có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến một số cử động nhất định. Đôi khi các cử động khi tập thể dục có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Do đó, người bệnh được khuyến cáo tránh xa các môn thể thao tác động mạnh, các tư thế cúi người hoặc bất cứ bài tập thể dục nào gây đau đớn.
Đau thần kinh tọa thường tự khỏi theo thời gian, nhưng một số bài tập có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Do đó, khi cơn đau được cải thiện, người bệnh được khuyến khích vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, để hỗ trợ quá trình phục hồi dây thần kinh tọa. Cách tốt nhất để tập thể dục khi bị đau thần kinh tọa là tăng hoạt động dần dần và thực hiện chậm lại bị đau đớn hoặc khó chịu.
Các bài tập ít va chạm và kéo căng nhẹ nhàng có thể giúp thả lỏng cơ lưng dưới và cơ chân. Bên cạnh đó, các bài tập tăng cường cơ cốt lõi (cơ ở bụng) cũng rất quan trọng để điều trị đau thần kinh tọa.
Vì đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó không có một chương trình tập thể dục phù hợp với tất cả mọi người. Việc tập luyện sai cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch tập luyện phù hợp.
Điều cần biết khi đi bộ và tập thể dục với cơn đau thần kinh tọa
Việc đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục không phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng là một trong những cách đơn giản nhất để giải phóng endorphin, giúp giảm đau, chống viêm và cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa. Ngược lại, đi bộ và tập thể dục không phù hợp, có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Để việc đi bộ và tập thể dục an toàn khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
1. Rút ngắn sải chân khi đi bộ
Đi bộ với sải chân quá dài được cho là tư thể không phù hợp và gây áp lực lên đĩa đệm cột sống. Điều này có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm và kích thích dây thần kinh tọa. Do đó khi đi bộ người bệnh nên chú ý đến vị trí tiếp xúc của bàn chân, độ dài sải chân, tốc độ bước đi để tránh gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.
Một số lưu ý khi đi bộ với người đau thần kinh tọa bao gồm:
- Không tiếp đất bằng các ngón chân: Khi đi bộ, nên tiếp đất ở khoảng giữa bàn chân và gót chân, sau đó lăn nhẹ lên các ngón chân để đẩy cơ thể về phía trước. Kiểu tiếp xúc này sẽ rút ngắn sải chân một cách tự nhiên và hạn chế các kích thích lên dây thần kinh tọa.
- Đi chậm lại: Di chuyển với tốc độ chậm hơn bình thường với các bước chân ngắn hơn. Điều này tránh các áp lực lên chân, hông và dây thần kinh tọa. Người bệnh có thể kết hợp đi bộ và trò chuyện hoặc ngắm phong cảnh để cải thiện tâm trạng.
Tư thế đúng khi đi bộ có thể giúp cơ bụng, các cơ lưng cốt lõi, cơ hông, đùi và chân trở nên linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, đi bộ đúng cách cũng có thể tăng cường khả năng phối hợp tay và chân, giảm căng thẳng lên cột sống.
2. Giữ tư thế tốt
Vận động đúng tư thế sẽ giúp bảo vệ các rễ thần kinh tọa, giảm áp lực lên cột sống và ngăn ngừa các chấn thương liên quan khác. Đi bộ không đúng tư thế có thể làm tăng áp lực lên các đĩa đệm cột sống, khiến cơn đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn.
Các cơ cốt lõi yếu có thể gây đau thắt lưng và trầm trọng thêm các triệu chứng đau thần kinh tọa. Do đó, khi đi bộ, người bệnh được khuyến khích giữ tư thế chính xác, như sau:
- Giữ thẳng cột sống: Giữ đầu, vai thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước và tập trung về một điểm ở phía trước.
- Hít thở đều đặn: Tập trung vào hơi thở, hít thở nhịp nhàng để giữ tinh thần tập trung và tỉnh táo khi đi bộ.
- Hóp bụng: Kéo nhẹ cơ bụng về phía cơ thể trong suốt thời gian đi bộ và đi bộ với một tốc độ thoải mái. Điều này giúp tăng cường sức khỏe cơ bụng và cơ cốt lõi. Không kéo căng cơ bụng bằng cách rướn người về phía trước.
Bên cạnh đó, để việc đi bộ an toàn và góp phần cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Nghỉ giải lao và hít thở sâu: Người bệnh nên ngồi xuống trong vài phút và hít thở sâu. Thực hiện bài tập hít vào – thở ra nhẹ nhàng, chậm rãi. Điều này nhằm giúp giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung và hỗ trợ giải phóng endorphin, giúp giảm đau, căng thẳng.
- Kéo căng gân kheo và cơ gấp hông: Giảm căng cơ gân kheo và cơ gấp hông có tác dụng giảm căng thẳng lên thắt lưng và cải thiện các cơn đau thần kinh tọa.
Việc đau thần kinh tọa có nên đi bộ hoặc tập thể dục không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Khi tập luyện, người bệnh cần chú ý giới hạn và phản ứng của cơ thể, ngừng tập luyện ngay khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Làm nóng cơ thể
Trước khi đi bộ hoặc tập thể dục, người bệnh nên khuyến khích làm nóng và khởi động để tránh các tổn thương không mong muốn. Người bệnh đau thần kinh tọa nên chườm nóng vào xương chậu từ 15 – 20 phút trước khi đi bộ hoặc tập thể dục. Chườm nóng mang lại một số lợi ích bao gồm:
- Kéo giãn các mô: Liệu pháp nhiệt có thể giúp làm giảm độ cứng khớp và tăng tính linh hoạt bằng cách kéo căng cơ xung quanh cột sống. Chườm nóng cũng giúp làm tăng phạm vi chuyển động ở lưng dưới và giúp người bệnh vận động thuận lợi hơn.
- Cải thiện lưu thông máu: Chườm nóng làm tăng nhiệt độ đến các mô, khiến các mạch máu giãn ra. Sự giãn nở nhiệt sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến lưng dưới.
Khi chườm nóng, cần đặt một mảnh vải nhỏ hoặc khăn mỏng trên bề mặt da để tránh tổn thương da.
4. Bắt đầu với các bài tập nhẹ
Nếu chưa quen với các bài tập thể dục và vận động thể chất, người bệnh không cần cố gắng quá mức. Người bệnh nên bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút và tăng dần thời gian khi đã quen với bài tập.
Khi mới bắt đầu tập thể dục, hãy thử các bài tập chữa đau thần kinh tọa đơn giản tại nhà hoặc sử dụng xe đạp cố định tại phòng tập. Người bệnh cũng có thể đi bộ trong bể bơi hoặc tập thể dục dưới nước để cải thiện các triệu chứng.
Tuy nhiên cần tránh các bài tập gây áp lực lên cột sống và khiến các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. Các bài tập cần tránh chẳng hạn như đi bộ hoặc xe đạp địa hình.
5. Nghỉ ngơi khi cần thiết
Mặc dù đi bộ và vận động phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa, tuy nhiên nếu việc vận động gây đau đớn hoặc khó chịu, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc đau thần kinh tọa có nên đi bộ không để được hướng dẫn cụ thể về kế hoạch tập luyện cũng như nghỉ ngơi phù hợp. Điều này có thể góp phần cải thiện các triệu chứng, phục hồi khả năng vận động bình thường và giúp người bệnh linh hoạt hơn. Tập luyện quá sức hoặc khi đau đớn có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
6. Các bài tập nên tránh
Có một số bài tập thể dục gây căng thẳng lên các dây thần kinh tọa và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế các chuyển động này để ngăn ngừa các áp lực lên lưng dưới, hông, đùi. Các hoạt động cần tránh bao gồm:
- Cúi người về phía trước với chân thẳng
- Nâng cả hai chân lên khỏi mặt đất khi nằm xuống
- Chạy, nhảy và các bài tập tác động mạnh khác
- Ngồi xổm
- Xoắn hoặc xoay chân
7. Khi nào không nên đi bộ?
Mục tiêu của việc đi bộ là điều trị các cơn đau và giảm viêm liên quan đến đau thần kinh tọa. Do đó, nếu đi bộ gây đau đớn, khó chịu, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động để giảm viêm.
Khi nghỉ ngơi, người bệnh nên nằm nghiêng với đầu gối gập nhẹ một chút, điều này có thể cải thiện tình trạng căng ở dây thần kinh tọa. Ngoài ra, các hoạt động như ngồi lái xe hoặc ngồi máy tính nên được hạn chế để cải thiện các triệu chứng.
Duy trì hoạt động và tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa cơn đau mãn tính, phòng ngừa đau thần kinh tọa tái phát. Trao đổi với bác sĩ về việc đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục không để được hướng dẫn cụ thể.
Nếu việc đi bộ và tập thể dục gây đau đớn nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp duy trì vận động khác. Các phương pháp hoạt động phù hợp cho người đau thần kinh tọa bao gồm tập thể dục nhịp điệu ít tác động, tập thể dục dưới nước, đi xe đạp tĩnh hoặc tập vật lý trị liệu với chuyên gia.
Đau thần kinh tọa có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, đi lại và tập thể dục. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa có thể phục hồi rất tốt. Đi bộ và tập thể dục là hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt, có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng và phục hồi chức năng bình thường của dây thần kinh tọa.
Có nhiều kỹ thuật cũng như các liệu pháp có thể giúp giảm đau cũng như giúp người bệnh đi bộ an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục không để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: