Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm
Lập kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm là điều cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Quá trình phục hồi bắt đầu từ các biện pháp giảm đau, dụng cụ hỗ trợ và tập luyện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mất bao lâu để hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm
Quá trình và thời gian phục hồi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ sức khỏe tổng thể, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại phẫu thuật cũng như kỹ thuật của bác sĩ thực hiện quy trình.
Các phẫu thuật ít xâm lấn, chẳng hạn như phẫu thuật nội soi hoặc vi phẫu thuật có thể mất từ 8 – 12 tuần để phục hồi. Trong khi đó, phẫu thuật hợp nhất cột sống có thể mất từ 6 tháng đến một năm để cột sống lành lại hoàn toàn.
Cho dù là phẫu thuật nội soi hay hợp nhất cột sống, điều quan trọng là có kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp để quá trình hồi phục nhanh chóng và hiệu quả. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và tránh các rủi ro không mong muốn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm
Hầu hết người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi lại nhẹ nhàng, làm việc văn phòng, trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật. Quá trình phục hồi hoàn toàn có thể mất 6 – 12 tuần để nâng các vật năng và hoạt động thể thao. Nếu dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể cần 1 hoặc 2 năm để phục hồi hoàn toàn.
Sự phục hồi sau thoát vị đĩa đệm có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh đó, có một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm, bao gồm:
- Hút thuốc lá: Các nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá tỷ lệ nhiễm trùng và rủi ro sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cao hơn. Ngoài ra, nicotine có thể gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm lân cận và dẫn đến xẹp đĩa đệm.
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đa tầng: Khi phẫu thuật nhiều hơn một đĩa đệm bị tổn thương, việc hồi phục có thể mất nhiều thời gian hơn. Các phẫu thuật kết hợp có thể cần ít nhất 6 tháng hoặc hơn để phục hồi.
- Thuốc điều trị: Nếu không sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, thời gian phục hồi có thể lâu hơn và nguy cơ biến chứng thường cao hơn. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi tốt nhất sau phẫu thuật.
- Hoạt động thể chất: Người bệnh nên đi bộ ngay sau khi phẫu thuật, tuy nhiên nên tránh các hoạt động quá mức để ngăn ngừa các cơn đau và chấn thương.
- Độ tuổi: Những người lớn tuổi thường có thời gian phục hồi chậm hơn so với người trẻ tuổi. Ngoài ra, những người phẫu thuật trên 65 tuổi cần có kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm hiệu quả hơn để tránh các biến chứng liên quan.
Chăm sóc sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phẫu thuật cột sống ngày càng phổ biến, nhằm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Mặc dù có nhiều phương pháp phẫu thuật cột sống khác nhau, tuy nhiên các khuyến nghị tiếp cận chăm sóc hậu phẫu sau khi phẫu thuật tương đối giống nhau. Cụ thể, kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm có bao gồm:
1. Tại bệnh viện sau khi phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, một y tá sẽ theo dõi người bệnh cho đến khi người bệnh thức dậy tại phòng hồi sức. Thông thường, người bệnh sẽ được kết nối với một ống ở lưng để hút chất lỏng từ vết thưởng. Ngoài ra, người bệnh cũng có một đường truyền IV ở tay để cung cấp thuốc giảm đau, chất lỏng và thuốc kháng sinh. Đôi khi người bệnh cũng được kết nối với một ống thông nước tiểu để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể nếu người bệnh không thể đi vào nhà vệ sinh.
Sau vài giờ hồi phục, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng bệnh bình thường. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc giảm đau khi cần thiết và người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập thở để hỗ trợ quá trình hồi phục. Ngoài ra, bài tập thở cũng cần thiết để tránh làm tắc nghẽn đường thở và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Người bệnh có thể cần ở lại bệnh viện từ 1 – 3 ngày hoặc lâu hơn nếu cột sống mất ổn định hoặc có nguy cơ biến chứng. Nghỉ ngơi đầy đủ là điều cần thiết, tuy nhiên người bệnh được khuyến khích rời khỏi giường và di chuyển nhẹ nhàng xung quanh giường càng sớm càng tốt. Hầu hết mọi người có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu trong vòng 24 giờ. Nếu có sử dụng nẹp lưng hoặc cổ, người bệnh tháo nẹp và thực hiện đa dạng các chuyển động để tăng cường sức mạnh cho cánh tay, chân cũng như cột sống.
2. Phục hồi tại nhà
Sau khi xuất viện, người bệnh sẽ cần thực hiện các bài tập để củng cố cột sống và ngăn ngừa các biến chứng thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tái khám định kỳ để theo theo dõi quá trình phục hồi và tầm soát các biến chứng có thể xảy ra.
Một số lưu ý khi chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm tại nhà như sau:
- Đi bộ: Điều quan trọng khi chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm là đi bộ và tập thể dục thường xuyên. Đi bộ là bài tập chính, người bệnh cần đi bộ thường xuyên để chữa lành càng sớm càng tốt. Các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh cách đi bộ an toàn mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng gậy hoặc khung tập đi để tránh các rủi ro liên quan.
- Ngồi: Sau phẫu thuật, hầu hết người bệnh sẽ có nhu cầu ngồi xuống một chiếc ghế êm ái và thoải mái. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên chọn ghế chắc chắn và có hỗ trợ tau, điều này sẽ giúp lưng luôn thẳng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan sau khi phẫu thuật. Chú ý tránh vặn cột sống, khi ngồi nên di chuyển mắt cá chân lên và xuống để giúp tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, nên đứng dậy khỏi ghế sau 30 – 45 phút, người bệnh có thể đi dạo xung quanh hoặc nằm xuống nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút.
- Ngủ: Giấc ngủ là một phần quan trọng trong quá trình chữa lành bệnh, tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ các tư thế thích hợp để bảo vệ cột sống. Nếu nằm ngửa khi ngủ, hãy kê một chiếc gối dưới đầu và đầu gối. Nếu ngủ nghiêng, hãy đặt một chiếc gối dưới cổ và một cái khác ở giữa hai đầu gối. Khi rời khỏi giường, hãy gập đầu gối sang một bên, sau đó dùng cánh tay để đẩy người lên. Ngoài ra, người bệnh nên ngủ một giấc ngủ ngắn hàng ngày trước bữa trưa và bữa tối, điều này giúp cơ thể phục hồi tốt nhất.
- Kiểm soát cơn đau: Khi xuất viện, người bệnh sẽ nhận được đơn thuốc giảm đau hoặc chất gây mê. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện cơn đau cũng như ngăn ngừa cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể sử dụng thuốc trước khi tiến hành vật lý trị liệu khoảng 45 phút để ngăn ngừa cơn đau xuất hiện. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và ngừng thuốc trong vòng 3 tháng kể từ lúc phẫu thuật. Tránh dùng ibuprofen, aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) trong 3 đến 6 tháng sau khi phẫu thuật cột sống, điều này có thể làm chậm quá trình chữa lành.
- Chăm sóc vết thương: Điều quan trọng khi chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm là phải giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo. Người bệnh có thể nhờ người thân kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng, như nổi mẩn đỏ hoặc chảy dịch tại vết mổ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc phù hợp nhất.
- Vệ sinh cá nhân: Bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết khi nào có thể tắm và thời gian tắm để tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ. Sử dụng ghế tắm hoặc dép chống trượt trong nhà vệ sinh để hạn chế các rủi ro liên quan.
- Hoạt động hàng ngày: Sau vài tuần, người bệnh sẽ cảm thấy tốt hơn. Thực hiện kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm trong khoảng 6 tuần, chẳng hạn như không nâng vật nặng hơn 2 kg và không làm việc nhà, để tránh các biến chứng thoát vị đĩa đệm. Không vặn người, uốn cong cột sống hoặc quan hệ tình dục. Sau 6 tuần, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về các sinh hoạt hàng ngày và khi nào có thể quan hệ tình dục.
Thời gian phục hồi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là khác nhau ở mỗi người bệnh. Tuy nhiên sau 6 tuần, hầu hết người bệnh đã cơ bản hồi phục và có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý một số dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Đau đớn nghiêm trọng và không đáp ứng các loại thuốc giảm đau
- Tê, yếu hoặc giảm khả năng kiểm soát ruột, bàng quang
- Tấy đỏ, sưng, đau đớn hoặc tiết dịch tại vết mổ
- Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, sốt hoặc ớn lạnh
Hầu hết người bệnh sẽ không gặp biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu nghiêm trong và có kế hoạch cải thiện tốt nhất.
3. Quay lại công việc
Đến tuần thứ 3 sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, hầu hết bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt hàng ngày. Một số cơn đau cổ, lưng hoặc cánh tay, chân có thể xuất hiện trong một số cử động cổ hoặc thắt lưng. Vật lý trị liệu được khuyến khích khoảng 4 tuần sau khi phẫu thuật để giúp phục hồi và giảm đau. Thông thường người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn và trở lại các hoạt động bình thường trong 6 đến 12 tuần (3 tháng) sau khi phẫu thuật.
Trong thời gian này, người bệnh có thể thực hiện một số kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm như sau:
- Thuốc giảm đau: Nhiều người vẫn cần dùng thuốc giảm đau trong ít nhất 3 hoặc 4 tuần sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Đến tuần thứ 3, các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), là đủ để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật.
- Trở lại làm việc: Người bệnh có thể trở lại các công việc nhẹ nhàng, chẳng hạn như công việc văn phòng, bàn giấy, trong khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên những công việc khác, chẳng hạn như xây dựng, làm vườn, cần mất ít nhất 6 tuần để phục hồi.
- Hoạt động thể thao: Thời gian để trở lại thể thao và các hoạt động giải trí khác phụ thuộc vào khả năng phục hồi của người bệnh. Một số hoạt động thể thao nhẹ nhàng có thể được phép sau khoảng 4 tuần, chẳng hạn như chạy bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội. Việc trở lại với các môn thể thao cạnh tranh, như bóng đá, có thể mất 6 tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào khả năng thực hiện các động tác của môn thể thao đó mà không bị đau.
Chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm là một kế hoạch lâu dài và cần nhiều sự cố gắng. Quá trình phục hồi được xem là thành công nếu cơn đau biến mất và chức năng tổng thể để sinh hoạt hàng ngày để cải thiện. Mặc dù đôi khi phẫu thuật có thể dẫn đến một số rủi ro, tuy nhiên nếu phẫu thuật thành công, hiệu quả có thể kéo dài trong suốt nhiều năm. Để tăng cơ hội thành công khi phẫu thuật, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm từ 4 – 6 tuần, người bệnh có thể cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X – quang hoặc MRI để xác định quá trình phục hồi và có kế hoạch xử lý nếu cần thiết. Tuân thủ kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi tốt nhất sau phẫu thuật.
Tham khảo thêm: