Ngâm Rượu Thuốc Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp ứng dụng Y học cổ truyền, sử dụng các loại dược liệu tự nhiên nhằm giảm đau và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Điều quan trọng trao đổi với thầy thuốc có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về cách ngâm rượu cũng như sử dụng an toàn.
Rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra nhất ở cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở cột sống ngực. Mỗi vị trí thoát vị đĩa đệm lại tạo ra những triệu chứng đau nhức khác nhau, chẳng hạn như đau cổ, đau vai gáy, đau thắt lưng hoặc đau thần kinh tọa.
Có nhiều biện pháp khác nhau được chỉ định để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Mục tiêu của các phương pháp điều trị là giảm đau, phục hồi chức năng cột sống và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh được khuyến cáo bắt đầu điều trị bằng cách phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn, chẳng hạn như sử dụng thuốc hoặc áp dụng các mẹo giảm tại nhà.
Các cách ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cũng là một biện pháp giảm đau và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tại nhà hiệu quả. Rượu thuốc thường được ngâm với các loại dược liệu dựa theo y học cổ truyền dùng để xoa bóp lên vị trí đau. Ngoài ra, rượu thuốc cũng có thể dùng uống, hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường chất dinh dưỡng đến các đĩa đệm, giúp giãn cơ và giảm đau hiệu quả.
Rượu thuốc xuất phát từ các loại thảo dược thiên nhiên. Do đó, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhưng ít khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiệu quả các các loại rượu thuốc cũng phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của người bệnh.
Trước khi áp dụng cách ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, rượu thuốc chỉ phù hợp với các trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ và không có biến chứng. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
7 Cách ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Có rất nhiều cách ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, chẳng hạn như:
1. Ngâm rượu ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Trong Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, cạy nhẹ, đi vào kinh can, phế, tỳ, thường được sử dụng để đuổi hàn thấp, cầm máu, điều trị khí hư, ung nhọt lở loét, kinh nguyệt không đều.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngải cứu có chứa một số hoạt chất như tetradecatrilin, Cineol, tricosanol, dehydro matricaria este, adenin, choline và các flavonoid, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp và các bệnh gây viêm khác trong cơ thể.
Cần chuẩn bị:
- Ngải cứu: 6 gram
- Nhục quế, Hồng hoa: Mỗi vị đều 8 gram
- Thiên niên kiện và Mộc qua: Mỗi vị đều 10 gram
- Tô mộc, Tần giao, Đương quy, Khương hoạt, Độc hoạt và Huyết giác: Mỗi vị đều 12 gram
- Rượu trắng nguyên chất 40 độ: 1 lít
Cách ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm như sau:
- Mang các loại dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch, để ráo nước cắt thành các đoạn nhỏ.
- Cho dược liệu vào bình, sau đó cho rượu vào, sao cho rượu phủ kín các loại dược liệu.
- Bảo quản rượu đã ngâm ở nơi thoáng mát, sau 10 ngày có thể sử dụng.
- Mỗi lần dùng một ly nhỏ khoảng 30 ml, 2 – 3 lần mỗi ngày. Người bệnh nên sử dụng rượu thuốc trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Cách ngâm rượu đinh lăng giảm đau thoát vị đĩa đệm
Đinh lăng là cây nhỏ, có mùi thơm đặc trưng, có tác dụng tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, điều kinh, thường được sử dụng để điều trị rôm sảy, mụn nhọt, sưng vú, cảm sốt, ho ra máu. Thân và cành đinh lăng cũng được làm thành thuốc, dùng trị đau lưng, nhức mỏi, thoát vị đĩa đệm và tăng cường sức khỏe xương khớp nói chung.
Cách dùng đinh lăng ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm như sau:
- Dùng 500 gram rễ đinh lăng, rửa sạch nhiều lần với nước. Có thể ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất.
- Cho rễ đinh lăng vào hũ thủy tinh, đổ thêm 3 lít rượu trắng, đậy kín nắp, đặt vào chỗ mát ngâm khoảng 30 ngày.
- Mỗi lần sử dụng một chén nhỏ khoảng 45 – 50 ml, 2 lần mỗi ngày. Nên dùng rượu thuốc sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Rượu tỏi điều trị thoát vị đĩa đệm
Tỏi là gia vị phổ biến được dùng trong các món ăn hàng ngày. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, quy vào kinh vị, tỳ, phế, thận, thường được sử dụng để giải độc, sát trùng, làm ấm tỳ vị, điều trị chứng khó tiêu, chống ung thư, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, giúp xương chắc khỏe và điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho biết, tỏi có chứa hợp chất selen và capsaicin, có tác dụng ức chế các phản ứng viêm, hỗ trợ giảm đau và phục hồi khả năng vận động ở người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cách dùng tỏi ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm như sau:
- Dùng 40 – 50 gram tỏi khô, bóc vỏ, rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn.
- Thái tỏi thành các sợi mỏng, mang đi ngâm cùng với 100 – 150 ml rượu trắng ngon với cồn 40 – 45 độ.
- Ngâm khoảng 10 – 12 ngày rượu sẽ chuyển sang màu vàng sẫm, là có thể sử dụng được.
- Mỗi lần dùng một chén nhỏ khoảng 50 ml, 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
4. Cách ngâm rượu gừng giảm đau lưng
Gừng là dược liệu thân thảo, mọc thẳng, chiều cao trung bình khoảng 1 mét. Thân rễ (hay gọi là củ) được sử dụng trong ẩm thực và dược liệu. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, phế, vị, thường được sử dụng với mục đích hoạt huyết, kích thích lưu thông máu, điều trị ho, cảm mạo, buồn nôn.
Bên cạnh đó, y học hiện đại cho biết, gừng có chứa men zingibain, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Hoạt chất này cũng giúp phục hồi chức năng cột sống, điều trị thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Cách ngâm rượu gừng điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:
- Sử dụng 2 – 3 củ gừng tươi, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất. Để ráo nước, thái thành các lát mỏng.
- Cho gừng vào hũ thủy tinh, cho thêm rượu trắng sao cho rượu phủ kín bề mặt gừng. Đậy kín nắp hũ rượu, đặt ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Ngâm rượu trong khoảng 10 – 14 ngày là có thể sử dụng được.
- Mỗi lần dùng một lượng nhỏ xoa bóp lên khu vực bị đau, tác động nhẹ nhàng để rượu thuốc thẩm thấu vào bề mặt da.
- Xoa bóp rượu gừng mỗi ngày 2 lần để cải thiện cơn đau thoát vị đĩa đệm nhanh nhất.
5. Cách ngâm rượu hành tây trị thoát vị đĩa đệm
Hành tây có nguồn gốc từ Trung Á, chứa nhiều đường, vitamin A, B, C, muối khoáng như Natri, Kali, Photpho, Sắt, acid acetic, disulfur allyl và propyl và tinh dầu bay hơi. Hành tây thường được sử dụng để lợi tiểu, giảm ure, chống thấp khớp, điều trị nhiễm khuẩn, viêm khớp, phong thấp, đau đớn liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
Hành tây cũng có tác dụng chống tiểu đường, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Khi dùng ngoài da, hành tây có thể làm dịu da, cải thiện cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm, giảm căng cơ và phục hồi các khả năng vận động.
Cách ngâm rượu hành tây chữa thoát vị đĩa đệm như sau:
- Sử dụng 300 gram hành tây, tốt nhất nên chọn những củ có vỏ màu tím đỏ. Rửa sạch hành tây, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho hành tây đã thái nhỏ vào lọ thủy tinh cùng 750 – 1000 ml rượu vang đỏ. Đậy kín nắp lọ, đặt ở nơi thoáng mát, sau 7 ngày là có thể sử dụng được.
- Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 50 ml. Người bệnh cao tuổi nên sử dụng khoảng 20 ml mỗi lần. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc chưa quen với vị rượu, người bệnh có thể cho thêm một ít mật ong nguyên chất.
6. Rượu hạt gấc trị thoát vị đĩa đệm
Hạt gấc theo Đông y có vị đắng, tính ngọt, quy vào tỳ, vị, can, thường được ứng dụng để điều trị mụn nhọt, tiêu viêm và giảm đau. Theo y học hiện đại, hạt gấc có hàm lượng invedaxa cao, có tác dụng giúp chữa lành các tổn thương ở đĩa đệm và cột sống.
Cách ngâm rượu hạt gấc điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:
- Dùng 40 – 50 hạt gấc, rửa sạch với nước, sau đó để ráo.
- Mang hạt gấc đã rửa sạch đi nướng tồn tính đến khi cháy xém lớp vỏ bên ngoài. Tách bỏ phần bỏ chỉ lấy phần nhân bên trong.
- Cho phần nhân vừa thu được vào 1 lít rượu trắng khoảng 40 – 50 độ, đậy kín nắp, đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Sau 7 ngày có thể sử dụng để xoa bóp khu vực đau. Khi thoa rượu nên kết hợp massage nhẹ nhàng để tăng cường hiệu quả điều trị.
- Thoa rượu hạt gấc mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất.
7. Cách ngâm rượu chuối hột điều trị thoát vị đĩa đệm
Chuối hột còn gọi là chuối chát, là một món ăn kèm phổ biến. Bên cạnh đó, chuối hột cũng được ứng dụng để ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm.
Chuối hột có chứa serotonin và norepinephrine, có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu và viêm loét ống tiêu hóa. Theo Y học cổ truyền, chuối hột có thể giải mọi loại độc, thoát nhiệt, lương huyết, chống viêm, cải thiện các cơn đau cột sống, đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
Cách ngâm rượu chuối hột điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Dùng 250 – 300 gram chuối hột, rửa sạch, để ráo nước, thái thành các lát mỏng.
- Cho chuối hột vào lọ thủy tinh cùng với 1 lít rượu trắng, đậy kín nắp, đặt ở nơi thoáng mát.
- Sau 1 tháng, rượu ngâm chuối hột đã sử dụng được. Mỗi ngày dùng uống 1 ly nhỏ khoảng 20 – 30 ml, dùng trước bữa ăn ít nhất 30 phút.
Lưu ý khi ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Để biện pháp ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:
- Lựa chọn nguồn dược liệu uy tín, chất lượng để tránh nguy cơ dị ứng hoặc mẫn cảm.
- Sử dụng rượu thuốc theo đúng liều lượng được hướng dẫn. Không nên lạm dụng phương pháp, điều này có thể dẫn các tác dụng phụ không mong muốn.
- Không kết hợp rượu thuốc với các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm khác.
- Nếu rượu thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm không mang lại hiệu quả điều trị hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên ngừng biện pháp và đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Các cách ngâm rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc để xác định mức độ bệnh, nguyên nhân và các bệnh lý liên quan để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Tham khảo thêm: