Mụn Cóc Ở Chân

Tác giả: Cập nhật: 4:20 pm , 09/08/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Mụn cóc ở chân là tình trạng rất nhiều người gặp phải, theo nhiều số liệu thống kê có đến 10% người ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc phải vấn đề này. Việc hiểu rõ những nguyên nhân, triệu chứng gây ra mụn cóc sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp chữa trị cũng như cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Mụn cóc ở chân và những triệu chứng điển hình

Mụn cóc lòng bàn chân là một nhiễm trùng do virus HPV gây nên. Loại mụn này mọc phổ biến ở lòng bàn chân. Thực tế mụn cóc là một dạng bệnh lây nhiễm khác hẳn với những gì dân gian lưu truyền là chạm vào con cóc và gây bệnh. Virus này thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, nhiều nấm như phòng thay đồ, phòng tập gym, bể bơi, nhà tắm, thậm chí là ngay trong giày dép của chính bản thân bạn.

Khi bàn chân bị đổ mồ hôi ẩm ướt sẽ là môi trường lý tưởng để mụn cóc xuất hiện. Mụn rất dễ lây lan sang các vùng khác trên cơ thể gây đau đớn và to dần theo thời gian. Biểu hiện rõ rệt nhất của mụn cóc bàn chân là những chấm đen nhỏ xíu trên bề mặt của da chân. Mụn cóc khác hẳn với những vết chai bàn chân. Vì thế chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được.

Tùy vào kích thước và mức độ lan rộng của mụn cóc mà chúng sẽ gây ra những tổn thương khác nhau trên bàn chân của bạn. Hầu hết đều là sự phiền toái và đôi khi còn chảy máu nếu mụn cóc ở bàn chân có dạng sợi mảnh.

Thông thường biểu hiện rõ rệt nhất của mụn cóc ở chân như sau:

Biểu hiện của mụn cóc là những vết sần sùi chai cứng
Biểu hiện của mụn cóc là những vết sần sùi chai cứng
  • Là những cục mụn sần sùi
  • Mụn có màu trắng hồng hay nâu sạm
  • Khi chạm vào thấy thô ráp
  • Mụn xuất hiện đơn lẻ hoặc thành chùm, có dạng tròn như hoa súp lơ hoặc dạng sợi mảnh.

Mụn cóc thường gây đau đớn, nhức nhối vô cùng. Nhất là khi đi giầy dép chật chội lại càng khó chịu hơn do những mụn này bị tác động vào đầu mụn. Qua thời gian, mụn cóc ở lòng bàn chân sẽ lớn dần và ăn sâu vào trong da. Nếu không sớm tìm ra nguyên nhân gây nhiễm bệnh để bệnh tiếp tục lây lan thì rất khó để điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây mụn cóc ở chân

Theo thống kê của các chuyên gia y tế thế giới, có hơn 40% dân số gặp phải vấn đề về mụn cóc ở ngón chân hay mụn cóc ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự xâm nhập của virus HPV và các siêu vi trùng làm tổ gây nên mụn cóc. Chúng tấn công vào cơ thể qua các con đường sau đây:

1. Qua các vết trầy xước

Ngã, đứt tay hay vô tình làm xước tay chân làm cơ thể có vết thương hở sẽ là điều kiện thuận lợi để virus HPV lây lan gây bệnh mụn cóc trên da. Trường hợp lây nhiễm qua trầy xước thường xảy ra với trẻ em có tính hiếu động, hay nghịch đất cát bụi bẩn và chưa có ý thức giữ gìn cơ thể mình sạch sẽ.

2. Qua tiếp xúc với người bị bệnh

Bạn dễ dàng nhiễm mụn cóc từ da qua da nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với người đã bị bệnh. Một khi đã lây nhiễm bệnh, mụn cóc sẽ lan rộng khắp cơ thể từ mặt xuống bàn chân. Bệnh thường gặp ở những người làm nghề nail – sơn sửa móng. Do quá trình tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khách hàng và tiềm ẩn vô vàn bệnh về da mà không có đồ bảo hộ sẽ khiến bạn nhanh chóng bị nhiễm mụn cóc.

Có rất nhiều nguyên nhân làm mụn cóc ở chân xuất hiện
Có rất nhiều nguyên nhân làm mụn cóc ở chân xuất hiện

Ngoài ra, quan hệ tình dục với người bị bệnh cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn cóc. Theo ADA, Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ, có khoảng 50% số người quan hệ tình dục sẽ mắc các bệnh do HPV gây ra. Tuy nhiên, tùy vào vị trí tiếp xúc da mà mụn sẽ mọc ở vùng sinh dục, mặt, cổ, chân…

3. Rối loạn chuyển hóa

Mụn cóc dưới lòng bàn chân thường hay gặp ở những người bị rối loạn chuyển hóa hoặc có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai.

4. Tự lây nhiễm từ bản thân người bệnh

Từ vài mụn cóc lớn ban đầu hay còn gọi là mụn cóc cái, chúng lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da có sự tiếp xúc trực tiếp như cào, gãi, và tạo ra nhiều mụn cóc con nhỏ xung quanh.

Ngoài việc làm mất thẩm mỹ mụn cóc ở chân khi phát triển to sẽ rất đau vì chúng thường nằm ở những vị trí bị đè ép khi đi bộ hoặc chạy nhảy (vùng gót chân, ngón chân, kẽ chân). Một số trường hợp mụn cóc ở bàn chân có thể tự biến mất sau 3 đến 6 tháng nhưng đa số sẽ tồn tại và gây đau nhức nếu người bệnh không có biện pháp để hỗ trợ điều trị.

Cách điều trị mụn cóc ở chân như thế nào?

Cũng giống như khi bị mụn cóc ở các vùng khác trên cơ thể, mụn cóc ở chân cũng có những cách điều trị tương tự. Người bệnh chỉ cần lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của mình để dùng thuốc hợp lý giúp tăng hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng. Bạn có thể áp dụng những cách trị mụn cóc ở chân sau đây:

1. Tự điều mụn cóc ở chân tại nhà

Với cách chữa này bạn cần giữ bàn chân luôn khô ráo và thay tất hàng ngày. Dùng các miếng đế lót, đệm lót êm ái ở các vị trí có mụn mọc để giảm đau. Sử dụng thêm các loại đá bọt nhám chà lên vùng mụn mỗi khi tắm để giảm bớt kích thước và độ sần sùi của mụn cóc bàn chân.

2. Sử dụng thuốc Tây y trị mụn cóc

Hiện nay, việc sử dụng thuốc trong điều trị mụn cóc ở chân khá phổ biến và được bác sĩ khuyên dùng. Ưu điểm của thuốc Tây y đó là vừa tiện lợi lại giúp thời gian điều trị bệnh được rút ngắn.

Thuốc Podophyllin là thuốc trị mụn cóc lòng bản chân hiệu quả
Thuốc Podophyllin là thuốc trị mụn cóc lòng bản chân hiệu quả

Những loại thuốc thường được kê đơn đó là: Acid Salicylic và axit Lactic, thuốc Curad mediplast, thuốc Doufilm, Thuốc Podophyllin, Miếng dán Plasters… Những thuốc này đều có hiệu quả cho những ai bị mụn cóc ở lòng bàn chân hoặc toàn bộ cơ thể.

3. Sử dụng phương pháp đốt laser

Nếu việc sử dụng thuốc trị mụn cóc ở chân không mang lại những kết quả như mong muốn, những nốt mụn cóc ở chân vẫn không biến mất hoặc tái phát trở loại hãy lựa chọn cách đốt laser.

Phương pháp đốt laser sẽ giúp bạn loại bỏ được mụn cóc mụn cơm nhanh chóng. Tuy nhiên, khả năng tái phát mụn cóc khi áp dụng cách chữa này khá cao, bởi vì đốt laser chỉ loại bỏ bề mặt của mụn mà không loại bỏ tận gốc được virus gây ra mụn.

4. Áp lạnh – chấm nito lỏng

Cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân này sẽ được chia thành nhiều đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau từ 1 đến 2 tuần. Thuốc được sử dụng là khí nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-196OC). Thuốc không để lại sẹo cho mụn cóc ở ngón chân nhưng thường gây khó chịu khi chấm.

5. Thực hiện tiểu phẫu

Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp có mụn cóc ở chân với kích thuớc dưới 2 cm và ở những vị trí dễ xử lý như gót chân, cạnh bàn chân. Ưu điểm của tiểu phẫu là vết thương nhanh lành nhưng ngược lại cần phải tuyệt đối cẩn thận tránh vết thương bị nhiễm trùng, lở loét.

6. Áp dụng các phương pháp dân gian

Nếu tình trạng mụn cóc dưới lòng bàn chân không quá nặng thì bác sĩ có thể cho bạn tự điều trị tại nhà bằng những liệu pháp dân gian như: Sử dụng tỏi, sung tươi, mầm khoai tây, lá tía tô, vỏ chuối chín…

Ưu điểm của cách làm này đó là đơn giản, tiết kiệm, nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên, nhược điểm khi chữa mụn cóc ở chân bằng dân gian đó là thời gian điều trị lâu dài, khả năng triệt tiêu mụn cóc tận gốc không cao và dễ dàng bị tái phát.

Vỏ chuối chín trị mụn cóc ở chân
Vỏ chuối chín trị mụn cóc ở chân

**Lưu ý: Dù bạn chọn lựa hướng điều trị nào đi chăng nữa thì cũng cần tính toán kỹ càng, tham khảo và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ trước khi áp dụng với mụn cóc ở chân.

Cách phòng tránh mụn cóc ở chân hiệu quả

Mụn cóc ở chân rất khó trị tận gốc, dễ lây lan và tái phát, vì vậy bạn cần tự trang bị cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng để phòng tránh, chữa bệnh hiệu quả hơn. Với mụn cóc ở chân để phòng tránh bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Đầu tiên là bạn phải chú ý giữ vệ sinh đôi chân sạch sẽ, không đi chân đất, đeo giầy dép thường xuyên, giữ chân khô ráo tránh ẩm ướt.
  • Thường xuyên thay đổi tất (vớ), giữ khô giày dép trước khi đi, không đi giày, tất ướt, đồng thời không nên đi giày, tất chung với người khác.
  • Cùng với việc điều trị bằng thuốc Tây y, cách làm dân gian thì bạn cũng nên có chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp bệnh nhanh khỏi để tăng cường đề kháng cũng như không xảy ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào sau này.

Trên đây là một số thông tin về mụn cóc ở chân mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Trong thời gian chữa bệnh nếu gặp phải điều gì khó khăn cần đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị phù hợp. Hãy luôn tự bảo vệ cơ thể mình một cách tốt nhất để có sức khỏe dẻo dai.

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Trị mụn cóc bằng nước miếng là phương pháp dân gian nghe có vẻ không hợp lý, nhưng quả thực nó mang lại những hiệu quả khá tuyệt vời. Để hiểu hơn về công dụng và cơ chế tác động...
    Hỏi: Mụn cóc có lây không và nguy hiểm như thế nào đối với người bị bệnh? Em bị mụn cóc ở tay mấy tháng nay, em làm rất nhiều cách nhưng mụn vẫn không hết. Nếu có thể lây...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan