Thuốc Trị Mụn Cóc Lòng Bàn Chân
Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân khiến người bệnh đau nhức khó chịu vì vậy cần phải điều trị nhanh chóng dứt điểm. Việc tìm được thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân hợp lý, chữa bệnh tận gốc là mối bận tâm của nhiều người. Hãy tham khảo một số loại thuốc hỗ trợ điều trị mụn cóc được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng dưới đây để tìm được thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.
Các loại thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân tốt nhất
Nguyên nhân gây bệnh mụn cóc lòng bàn chân là do sự lây lan vi rút HPV vào lớp ngoài của da, tạo ra những nốt mụn sần sùi, xấu xí. Mụn cóc sẽ mọc ở những vùng da có vết xước hoặc tổn thương và có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 6 tháng mới bắt đầu phát bệnh.
Đối tượng bị nhiễm mụn cóc bàn chân phổ biến nhất là trẻ em và thanh thiếu niên. Với trẻ em, do trẻ thường nghịch ngợm, hiếu động và chưa tự ý thức được giữ vệ sinh cơ thể. Còn đối với thanh thiếu niên thói quen mặc chung đồ dùng, đi chung giầy dép, tắm hoặc bơi ở những bể bơi tập thể làm nguy cơ phát triển bệnh nhiều hơn.
Mụn cóc không nguy hiểm tuy nhiên lại gây ra nhiều bức bối phiền toái với người bệnh, đôi khi còn làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể trầm trọng. Chính vì vậy cần phải tìm đúng loại thuốc để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất, tránh những ảnh hưởng khôn lường khiến mụn cóc “bùng phát” khắp cơ thể.
Hiện nay, có rất nhiều cách trị mụn cóc lòng bàn chân như sử dụng thuốc hoặc cách tác động bằng ngoại khoa. Đây đều là những cách chữa mang lại hiệu quả tốt, làm hạn chế tình trạng lây lan của bệnh và tiêu diệt virus tận gốc. Dưới đây là một số loại thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân mà bác sĩ thường kê đơn:
1. Dùng axít salicylic hoặc axit trichloroacetic
Đây là 2 loại thuốc trị mụn cóc ở lòng bàn chân được sử dụng nhiều hiện nay. Trước khi dùng 1 trong 2 loại axit này bạn cần làm sạch bề mặt mụn cóc lòng bàn chân, làm mềm bề mặt mụn sau đó bôi thuốc trực tiếp vào các đầu mụn. Dùng băng gạc để cố định bịt lấy mụn sẽ giúp thuốc thẩm thấu sâu hơn.
Bạn chỉ cần kiên trì áp dụng là sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Các thành phần của axit sẽ giúp ức chế virus khiến chúng không thể tiếp tục gây bệnh từ đó mụn cóc teo dần và khỏi hoàn toàn.
2. Podophyllin paint lọ 15ml
Thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân Podophyllin có xuất xứ từ Thái Lan cũng mang lại hiệu quả cho bạn trong “công cuộc” loại bỏ mụn có ở lòng bàn chân.
Bạn có thể sử dụng ngay tại nhà mà không cần đến bệnh viện thường xuyên. Với thuốc Podophyllin hãy dùng bông gòn hoặc tăm bông, chấm vào thuốc và bôi vào vị trí mụn cóc mọc.
Giữ thuốc trên da từ 3 đến 4 giờ để thuốc ngấm sâu tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và rửa sạch lại bằng nước.
3. Thuốc Curad mediplast
Thuốc trị mụn cóc ở chân Curad mediplast với thành phần chính là Salicylic acid BP 40% sẽ loại bỏ hoàn toàn mụn cóc đáng ghét và ngăn ngừa tối đa tình trạng lây lan do virus gây nên. Thuốc còn có tác dụng giảm đau nhức, kháng khuẩn.
4. Thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân Doufilm
Thành phần chính của Doufilm là acid salicylic và acid lactic có tác dụng kiềm khuẩn, tiêu diệt nấm nhanh chóng giúp trị mụn cóc ở bàn chân hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn làm tiêu đi lớp sừng dày tạo ra sự phá hủy mụn cóc mà không gây đau đớn.
Thuốc Doufilm giúp đánh bay những nốt mụn cứng đầu và làm khô mụn. Bạn chỉ cần kiên trì bôi thuốc khoảng 1 tháng thì mụn cóc sẽ được cải thiện rõ rệt. Nên bôi thuốc vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
5. Miếng dán Plasters
Chất acid salicylic trong miếng dán Plasters sẽ làm mềm các mô mụn và phần da dày chai do virus HPV gây nên. Bằng cách hydrat hóa nội sinh, tiêu tan phần nhân mụn và tê liệt virus làm lớp biểu mô bị sừng hóa tự bong tróc ra để phá đi lớp sừng.
Chất Phenol có trong miếng dán sẽ chống nấm lan rộng trên da nhờ tác dụng diệt khuẩn, ngăn sự lây nhiễm nhanh chóng của mụn.
Do đó, miếng dán Plasters có tác dụng loại bỏ mụn cóc lòng bàn chân và mụn cóc toàn cơ thể, đồng thời giúp bạn khắc phục các vết chai ở mắt cá chân thông thường hoặc vết chai ở bàn tay, bàn chân.
6. Thuốc Imiquimod
Imiquimod là một loại thuốc dạng kem được sử dụng để điều trị mụn cóc ở chân hiệu quả và giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Theo các chuyên gia sức khỏe đã từng nghiên cứu về loại thuốc này cho biết phụ nữ sử dụng có hiệu quả cao hơn so với nam giới. Hầu hết người dùng đều cải thiện được tình trạng mụn cóc của mình.
Ngoài ra, kem Imiquimod còn được dùng để trị vảy trên da mặt hoặc da đầu do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng; điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy bề mặt ở cánh tay, cổ, bàn tay, bàn chân, mụn cóc ở bộ phận sinh dục, hậu môn.
Những lưu ý khi dùng thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân
Những loại thuốc mà chúng tôi vừa kể trên đều có công dụng chính là điều trị mụn cóc lòng bàn chân khá hiệu quả. Tuy nhiên ở mỗi thuốc đều có ưu nhược điểm nhất định. Vì vậy cần lựa chọn và sử dụng thuốc thật cẩn trọng. Tốt nhất, bạn chỉ dùng thuốc khi có sự kê đơn và hướng dẫn từ bác sĩ. Ngoài ra cần phải lưu ý thêm những điều sau đây:
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, không lạm dụng bôi quá nhiều vì suy nghĩ bôi nhiều sẽ khỏi nhanh hơn.
- Điều trị liên tục, kiên trì, sử dụng thuốc thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả tối đa.
- Trong quá trình điều trị cần kết hợp giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày để tránh vi nấm sinh sôi phát triển.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
- Bất cứ loại thuốc nào khi sử dụng hiệu quả ra sao thường sẽ phụ thuộc vào cơ địa có hợp hay không. Do vậy, nếu trong một thời gian dùng các thuốc trên nhưng không có hiệu quả bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng điều trị khác phù hợp hơn.
Như vậy, việc sử dụng thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân là sự lựa chọn của rất nhiều người nhiễm phải loại mụn đáng ghét này. Lời khuyên cho bạn đó là hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế thăm khám cẩn thận để nhận được đơn thuốc từ bác sĩ và có phác đồ điều trị hợp lý nhất. Chúc bạn sức khỏe!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: 10 Cách Trị Mụn Cóc Ở Chân Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả